Sự phát triển năng động và bền vững của hầu hết các nƣớc trong khu vực cùng với cán cân lực lƣợng giữa các nƣớc lớn trong khu vực trở nên cân bằng hơn là những nhân tố cơ bản bảo đảm cho hoà bình và ổn định của CA -
TBD. Trong 5-10 năm tới, CA - TBD có thể sẽ tiếp tục duy trì đƣợc sự ổn định tƣơng đối về chính trị, năng động về kinh tế, bên cạnh việc một số nhân tố gây mất ổn định tình hình khu vực có thể trở nên phức tạp. Các cƣờng quốc Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với việc duy trì hoà bình và hợp tác tại khu vực CA - TBD. Vai trò của các cơ chế đa phƣơng hiện nay nhƣ Cấp cao Đông Á, ASEAN +, Diễn đàn An ninh khu vực (ARF) sẽ tiếp tục đƣợc tăng cƣờng. Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng lên về kinh tế giữa Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nƣớc ASEAN sẽ thúc đẩy xu hƣớng hợp tác, tránh đối đầu và cùng tồn tại hoà bình.
Về kinh tế, Đông Á sẽ tiếp tục là khu vực phát triển năng động của thế giới, trở thành một trong những đầu tàu của kinh tế thế giới. Theo các chuyên gia, tỷ trọng của khu vực Đông Á trong kinh tế và thƣơng mại thế giới tiếp tục tăng, trong 20-30 năm tới có thể tƣơng đƣơng khu vực Bắc Mỹ. Vào năm 2020, kinh tế Trung Quốc sẽ vƣợt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới. Vai trò và vị thế về kinh tế của ASEAN với tƣ cách là một tổ chức thành công trên thế giới sẽ không ngừng đƣợc nâng lên. Hội nhập kinh tế khu vực tiếp tục phát triển mạnh, không loại trừ sẽ hình thành khu vực tự do thƣơng mại Đông Á khi ASEAN ký hiệp định tự do thƣơng mại với cả 3 đối tác chủ chốt là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, Đông Bắc Á vẫn là khu vực tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định của thế giới. Theo các chuyên gia, nguy cơ chiến tranh giữa các quốc gia tại khu vực Đông Bắc Á là lớn hơn các khu vực khác trên thế giới. Các vấn đề Triều Tiên, Đài Loan, Biển Đông luôn có nguy cơ trở thành điểm nóng của khu vực và quốc tế, thậm chí có thể trở thành xung đột vũ trang giữa các nƣớc có liên quan. Vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên sẽ tiếp tục là chủ đề của các cuộc đàm phán đa phƣơng (diễn đàn 6 bên) trong khu vực nhƣng việc tìm ra giải pháp sẽ khó khăn do dính líu đến lợi ích của các nƣớc lớn trong
khu vực, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Vấn đề Đài Loan sẽ tiếp tục là chủ đề trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời là điểm nóng của khu vực. Mặc dù cả Mỹ và Trung Quốc đều có lợi ích quan trọng trong việc duy trì nguyên trạng Đài Loan nhƣng xu thế chính trị tại Trung Quốc (thông qua đạo luận ly khai chống lại Đài Loan độc lập) và tại Mỹ (ủng hộ bán vũ khí cho Đài Loan, cam kết bảo vệ Đài Loan) có thể làm quan hệ hai nƣớc căng thẳng không loại trừ nguy cơ tái diễn cuộc khủng hoảng nhƣ năm 1996. Xu thế độc lập của Đài Loan sẽ khiến quan hệ Đài - Trung lúc căng thẳng, lúc hoà dịu tùy vào từng thời điểm và lợi ích chính trị của mỗi bên. Một vấn đề khác cũng có thể trở thành nguyên nhân xung đột giữa các nƣớc là vấn đề Biển Đông. Mâu thuẫn trong tuyên bố chủ quyền của 5 nƣớc, 6 bên trong tranh chấp về vấn đề Biển Đông vẫn chƣa có dấu hiệu đƣợc giải quyết, bất chấp việc các nƣớc có liên quan đã ra tuyên bố về Quy tắc ứng xử Biển Đông. Trong 5-10 năm tới, tầm quan trọng về chiến lƣợc (vị trí chiến lƣợc nối liền Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng) và kinh tế (thủy sản, dầu lửa và các khoáng sản) sẽ tiếp tục là chủ đề của hợp tác và cạnh tranh giữa các nƣớc trong khu vực và Mỹ. Việc Trung Quốc tích cực mở rộng tại Biển Đông đang gây ra lo ngại cho các bên tranh chấp. Chính sách của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, đối sách của các nƣớc khu vực và sự can thiệp của Mỹ là những nhân tố có thể làm bùng nổ hay kiềm chế điểm nóng này.
Xét trên khía cạnh chiến lƣợc cạnh tranh giữa các nƣớc lớn trong khu vực sẽ diễn ra ngày càng quyết liệt hơn dƣới nhiều hình thức khác nhau. Nhiều nhận định cho rằng tƣơng lai của khu vực CA - TBD sẽ bị chi phối bởi tam giác chiến lƣợc Mỹ - Trung - Nhật. Đáng chú ý nhất là sự nổi lên mạnh mẽ về kinh tế, quân sự và ngoại giao của Trung Quốc đang làm thay đổi cán cân quyền lực tại khu vực. Để đối phó với sự nổi lên của Trung Quốc, trong vài năm trở lại đây, Mỹ đang tích cực thực hiện những bƣớc đi cả về chiến
lƣợc và chiến thuật "trở lại châu Á nhằm tập hợp lực lƣợng các nƣớc khu vực tạo thành vành đai" bao vây Trung Quốc. Nhật Bản cũng dựa vào Mỹ và tăng cƣờng quan hệ với các nƣớc để tránh bị rơi vào thế yếu trong quan hệ với Trung Quốc. Tóm lại, cạnh tranh về chiến lƣợc giữa các nƣớc lớn trong khu vực sẽ diễn ra dƣới nhiều hình thức khác nhau và quyết định sự ổn định hay bất ổn trong khu vực trong thời gian tới.
Mỹ sẽ tiếp tục tăng cƣờng vai trò của mình ở khu vực CA - TBD, củng cố và phát triển hợp tác trong khuôn khổ APEC vì lợi ích của Mỹ ngày càng gắn chặt với khu vực này. Trên 30% xuất khẩu của Mỹ là sang châu Á, điều này góp phần tạo công ăn việc làm cho công dân Mỹ, tạo nên sự phát triển cho châu Á cũng nhƣ cho Mỹ, nhất là các công ty Mỹ tham gia ngày càng rộng rãi vào các quá trình kinh tế ở khu vực này.
Mỹ đặc biệt chú trọng đến các mối quan hệ với Trung Quốc. Mỹ cho rằng, triển vọng hòa bình và phát triển ở châu Á phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của Trung Quốc, và quan hệ của Mỹ với Trung Quốc sẽ có vai trò quyết định trong việc đảm bảo cho thế kỷ 21 có đƣợc an ninh, hòa bình, thịnh vƣợng, trƣớc hết là cho Mỹ. Nguyên tắc quan hệ với Trung Quốc đƣợc ghi nhận trong chính sách của Mỹ là mở rộng các lĩnh vực hợp tác, công khai hóa bất đồng và không tiến hành cô lập Trung Quốc. Mỹ hƣớng đối thoại chiến lƣợc với Trung Quốc, khuyến khích Trung Quốc gánh vác thêm trọng trách, vai trò trong các tổ chức kinh tế quốc tế, tăng cƣờng sự dính líu của Trung Quốc vào các hoạt động quốc tế và các quan hệ với Mỹ.
Trong thế kỷ 21, để bảo vệ lợi ích và duy trì địa vị cƣờng quốc số một của mình về kinh tế Mỹ sẽ phải ủng hộ sự tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc khác nhƣng không để đạt mức cạnh tranh gay gắt, trực tiếp với Mỹ. Trên thực tế những năm gần đây, một phần ba tăng trƣởng kinh tế mà Mỹ có đƣợc là nhờ xuất khẩu, do đó sự ổn định và phát triển ở các thị trƣờng mở rộng buôn
bán tự do trên thế giới, mở cửa thị trƣờng các nƣớc cho hàng hóa và đầu tƣ Mỹ hoạt động ở nƣớc ngoài, đặc biệt mở rộng hệ thống các công ty xuyên quốc gia Mỹ, vì trƣớc tiên nó có lợi cho một nền kinh tế phát triển cao nhƣ của Mỹ, và ủng hộ các nƣớc cải cách kinh tế, hoàn thiện hệ thống tài chính, nhằm tránh xảy ra khủng hoảng tài chính nhƣ vừa qua. Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các tổ chức kinh tế quốc tế, các nguyên tắc thƣơng mại, đầu tƣ, dịch vụ quốc tế theo quy định của WTO.
Về cơ bản Mỹ sẽ không từ bỏ các mục tiêu đã đặt ra, trọng tâm là duy trì vị thế siêu cƣờng trong thời gian tối đa trên mọi mặt, xác lập quyền lãnh đạo và chi phối trên toàn khu vực; ngăn chặn bất cứ quốc gia hoặc thế lực nào thách thức vai trò của Mỹ; kiến tạo các môi trƣờng thuận lợi, bền vững cho lợi ích của Mỹ tại khu vực.
Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi một số chính sách đối với những vấn đề trọng tâm tại khu vực, trong đó có thúc đẩy tự do hoá kinh tế; thúc đẩy tự do, dân chủ; chống khủng bố; tăng cƣờng các quan hệ đồng minh, liên minh, liên kết do Mỹ chi phối tại khu vực và tăng cƣờng phong toả, cô lập các đối thủ cạnh tranh. Mỹ tiếp tục các chính sách áp đặt trên các lĩnh vực, tuy nhiên sự suy giảm nhất định về thế và lực của Mỹ và tình hình khu vực khiến cho Mỹ phải liên tục điều chỉnh các biện pháp thực thi; ít khả năng Mỹ có đủ lực để tiếp tục tăng cƣờng chính sách đơn phƣơng.
Với chiều hƣớng chính sách đã nêu ở trên của Mỹ và tình hình khu vực, quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ Mỹ - CA - TBD nhiều khả năng sẽ phát triển mạnh hơn cả về lƣợng và chất. Tuy nhiên, ma sát, mâu thuẫn về thƣơng mại và đầu tƣ giữa Mỹ và các nƣớc trong khu vực cũng có xu hƣớng tăng lên, một mặt do xung đột lợi ích về kinh tế khi trình độ phát triển giữa hai bên đƣợc thu hẹp dần làm tăng tính cạnh tranh, mặt khác do cạnh tranh về chiến lƣợc tại khu vực sẽ trở nên quyết liệt hơn, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc. Lợi ích
kinh tế vừa là nhân tố gắn kết quan hệ giữa hai bên, vừa là công cụ để hai bên kiềm chế lẫn nhau nhằm giành ƣu thế về chiến lƣợc.
Về thương mại
Mỹ tiếp tục là đối tác thƣơng mại hàng đầu của hầu hết các nƣớc trong khu vực do quy mô nền kinh tế và nhu cầu lớn của thị trƣờng Mỹ. Xuất khẩu của Mỹ tới các nƣớc Đông Á, nhất là về kỹ thuật cao và sản phẩm nông nghiệp, cũng sẽ tăng nhờ lợi thế tƣơng đối của nền kinh tế Mỹ và việc thực hiện các thoả thuận tự do thƣơng mại giữa Mỹ và các nƣớc trong khu vực. Các nƣớc Đông Á cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trƣờng Mỹ hàng tiêu dùng, máy móc và cả hàng hoá kỹ thuật cao. Thƣơng mại hai chiều giữa Mỹ và Đông Á ở mức 680 tỷ đô la năm 2004, đến năm 2008 lên đến 938 tỷ đô la, tiếp tục khẳng định Đông Á là khu vực trọng tâm về kinh tế đối ngoại của Mỹ. Tuy nhiên, mâu thuẫn, thậm chí xung đột thƣơng mại giữa Mỹ và các nƣớc Đông Á sẽ tiếp tục diễn ra một cách tất yếu trên nhiều lĩnh vực và dƣới các hình thức khác nhau, trong khuôn khổ song phƣơng và đa phƣơng.
Về vấn đề thâm hụt thƣơng mại, năm 2004, thâm hụt thƣơng mại của Mỹ với các nƣớc khu vực ở mức 310 tỷ đô la. Hiện Mỹ và các nƣớc trong khu vực đang nỗ lực để giảm mức thâm hụt trên nhƣ tăng giá trị các đồng tiền khu vực so với đô la Mỹ, tăng nhập khẩu hàng hoá Mỹ, nhất là hàng kỹ thuật cao và nông nghiệp. Tuy nhiên, thâm hụt thƣơng mại giữa Mỹ và các nƣớc Đông Á vẫn tiếp tục tăng, năm 2007 lên đến 414 tỷ đô la, năm 2008 do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế có giảm xuống đôi chút nhƣng thâm hụt của Mỹ với khu vực vẫn là 405 tỷ đô la. Nguyên nhân là do nhu cầu nhập khẩu của các công ty Mỹ, thói quen tiêu dùng của ngƣời dân và xu thế của giới kinh doanh Mỹ đầu tƣ ra bên ngoài rồi nhập hàng hoá trở lại Mỹ. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng vấn đề thâm hụt thƣơng mại của Mỹ có tính cơ cấu và sẽ gây ra
hậu quả khó lƣờng đối với kinh tế Mỹ và các nƣớc trong khu vực nếu không tìm ra giải pháp để hạn chế nhập siêu của Mỹ.
Về mặt song phƣơng, Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng đàm phán FTA với các nƣớc trong khu vực. Ngoài FTA đã ký với Singapore, kết thúc đàm phán với Hàn Quốc, Mỹ đang tiếp tục đàm phán với Thái Lan và Malaysia, xúc tiến đàm phán với Indonesia và Philipine. Đàm phán FTA với Nhật, Việt Nam và Trung Quốc có thể sẽ diễn ra và phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣng cũng không loại trừ sẽ đƣợc các bên xúc tiến trong thời gian tới.
Về đa phƣơng, Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn với các nền kinh tế trong khu vực. Trong bối cảnh vòng đàm phán Doha bị bế tắc, sự phản đối của nhóm các nƣớc mới nổi, Mỹ coi các nƣớc Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc, có vai trò quan trọng trong việc khởi động lại vòng đàm phán này. Các nƣớc Đông Á, với thế và lực về kinh tế của mình, có vai trò ngày càng quan trọng đối với việc thúc đẩy vòng đàm phán Doha hiện nay cũng nhƣ trong tƣơng lai. Bên cạnh WTO, Mỹ coi APEC là diễn đàn quan trọng tại CA - TBD trong việc thúc đẩy tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ, đồng thời giải quyết các vấn đề đòi hỏi phải có sự hợp tác đa phƣơng nhƣ bệnh dịch, thiên tai. Ngoài ra, Mỹ sẽ tiếp tục coi trọng và tăng cƣờng hợp tác với các nƣớc ASEAN trong khuôn khổ tăng cƣờng quan hệ đối tác ASEAN- Mỹ từ tháng 11/2005.
Một trong những mục tiêu của Mỹ là ngăn chăn sự hình thành khu vực mậu dịch Trung Quốc là trung tâm. Trên thực tế, EAFTA đang ở thời kỳ đầu của quá trình dài và nhiều khó khăn. Trung Quốc đã ký FTA với các nƣớc ASEAN năm 2002 có hiệu lực vào năm 2010. Trung Quốc cũng đang thuyết phục Hàn Quốc ký FTA nhằm mục tiêu đƣa thƣơng mại hai chiều Trung-Hàn lên trên trên 200 tỷ đô la vào 2012. Bất chấp quan hệ chính trị gặp nhiều khó khăn, Trung Quốc và Nhật đang tính toán khả năng mở đàm phán ký kết FTA.
Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc và các nƣớc ASEAN sẽ bắt đầu sớm việc nghiên cứu tính khả thi của Khu vực tự do thƣơng mại Đông Á (EAFTA). Trên thực tế, khu vực EAFTA đã đi đƣợc một bƣớc tƣơng đối khi ASEAN đã ký FTA với Úc và NewZealand, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Về đầu tư
Luồng vốn đầu tƣ trực tiếp ra bên ngoài của Mỹ liên tục tăng trong những năm đầu thế kỷ 21, từ 124,87 tỷ đô la năm 2001 tăng lên đến 378,36 tỷ đô la năm 2007, năm 2008 do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế luồng vốn đầu tƣ trực tiếp của Mỹ ra bên ngoài tuy giảm nhƣng vẫn đạt gần 311,8 tỷ đô la. Trong đó, đầu tƣ của Mỹ vào khu vực CA - TBD trong những năm đầu thế kỷ 21 không đồng đều nhƣng xu hƣớng tăng lên là rõ ràng, năm 2001 đầu tƣ của Mỹ vào khu vực là 12,927 tỷ đô la, đến năm 2007 đạt 64,748 tỷ đô la. Mặc dù con số đầu tƣ của Mỹ vào CA - TBD là khá khiêm tốn so với đầu tƣ của Mỹ vào châu Âu (năm 2001 là 65,58 tỷ đô la, năm 2007 là 234,58 tỷ đô la), nhiều nhà kinh tế nhận định rằng vốn đầu tƣ của Mỹ vào khu vực CA - TBD, đặc biệt là Đông Á, sẽ tăng trƣởng tƣơng đối mạnh trong thời gian tới với hai lý do chính: thứ nhất, ngày càng nhiều tập đoàn Mỹ (GM, Intel, Dell) chuyển sản xuất ra nƣớc ngoài (offshoring) với điểm đến là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật và các nƣớc Đông Nam Á; thứ hai, các hiệp định tự do thƣơng mại giữa Mỹ và các nƣớc trong khu vực (Singapore), sắp tới là Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia... sẽ thúc đẩy mạnh hơn nữa đầu tƣ của Mỹ tại khu vực.
CHƢƠNG 3:
TÁC ĐỘNG CỦA SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ ĐỐI SÁCH CỦA TA