Cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 30 - 32)

1.3. Yêu cầu nội tại trong sự phát triển của Mỹ

1.3.2. Cơ cấu kinh tế

Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ sau một thời gian phát triển cực thịnh, trong những năm 90 của thế kỷ 20, bắt đầu bộc lộ sự mất ổn định, xuống dốc. Nếu căn cứ vào số liệu GDP, chúng ta thấy, quý cuối cùng của năm 1999, chỉ số tăng trƣởng đạt tới 8,3%, trong hai quý tiếp theo, tốc độ tăng trƣởng vẫn cao, 4,8% và 5,6%, nhƣng từ quý 3 năm 2000, chỉ số đó đã giảm xuống còn 2,2% và quý 4 giảm xuống còn 1,0%. Bƣớc vào quý 1 năm 2001, với sự hứng khởi của một thiên niên kỷ mới, nền kinh tế Mỹ cố gắng phanh gấp chống lại

suy thoái, tốc độ tăng trƣởng GDP đã nhích lên một chút và đạt mức 1,3%. Tuy nhiên, quý 2 năm 2001, tốc độ tăng trƣởng GDP giảm xuống 0,3%. Đến lúc này, nƣớc Mỹ buộc phải tuyên bố nền kinh tế lâm vào suy thoái từ tháng 3 năm 2001, kết thúc một giai đoạn phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Một trong những nguyên nhân của việc nền kinh tế Mỹ đang tăng trƣởng cao rơi vào suy thoái nghiêm trọng là do sự mất cân bằng trong cơ cấu kinh tế. Trong những năm 80 và 90 của thế kỷ 20, cơ cấu kinh tế Mỹ đã có bƣớc chuyển mạnh mẽ trong việc xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn với trình độ công nghệ cao bậc nhất thế giới. Những năm 90, kinh tế Mỹ đã chuyển mạnh từ các ngành sản xuất chế tạo sang kinh tế, thông tin, dịch vụ, phát triển các ngành liên quan đến nền kinh tế mới – kinh tế tri thức. Nƣớc Mỹ đã tăng mạnh đầu tƣ phát triển kinh doanh với mức tăng khoảng 9% cuối những năm 1980, lên tới 15% những năm 1990.

Có thể nhận thấy rằng, tiến trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế cũ vẫn chƣa đƣợc hoàn tất, khi hƣớng mạnh vào các ngành công nghệ cao, bên cạnh việc tạo nên sức mạnh của nền kinh tế, nó làm nảy sinh những nhân tố gây bất ổn định cho tăng trƣởng kinh tế. Sản xuất dƣ thừa làm ứ đọng hàng hóa, giá nhà đất và cổ phiếu tăng mạnh gây nên hiện tƣợng bong bóng nhà đất, chứng khoán, rồi khi sụp đổ nó kéo theo sự sụp đổ của cả nền kinh tế. Những ngành chế tạo, quan trọng đối với sự phát triển và ổn định kinh tế cũng lâm vào suy thoái, phá sản.

Trong khi đó, thƣơng mại và đầu tƣ ra nƣớc ngoài có tầm quan trọng lớn đối với kinh tế Mỹ, thể hiện rõ qua tác động nâng cao mức sống và mở rộng những cơ hội công ăn việc làm có lƣơng cao. Cho đến cuối năm 2006, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Mỹ tạo ra gần 6 triệu việc làm và ngƣời lao động Mỹ trong các công ty chế tạo hàng xuất khẩu đƣợc trả lƣơng cao hơn so

với mức lƣơng bình quân trong ngành chế tạo ở Mỹ. Ngoài ra, việc tăng nhập khẩu còn làm tăng mức thu nhập của ngƣờ tiêu dùng Mỹ, bởi họ có thể mua đƣợc nhiều hơn những hàng hóa cần thiết với giá cả rẻ hơn. Đầu tƣ của Mỹ ra nƣớc ngoài ngày càng tăng cũng đóng góp vào sự phồn thịnh của nƣớc Mỹ nhờ khả năng tăng đáng kể xuất khẩu của chính các công ty Mỹ đang đầu tƣ ở nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)