Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 87)

3.2.2.1. Chiều hướng chính sách của Mỹ thúc ép các nước trong khu vực mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hoá Mỹ là sức ép đáng kể đối với Việt Nam, đặc biệt trong việc trong việc mở cửa một số lĩnh vực nhạy cảm như bưu chính, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm...

Cùng với quá trình tăng cƣờng quan hệ đầu tƣ và thƣơng mại với CA - TBD, Mỹ không ngừng tăng cƣờng thúc ép các nƣớc trong khu vực mở cửa thị trƣờng vì lợi ích của các công ty Mỹ cũng nhƣ các nhóm lợi ích khác. Đây không chỉ là chính sách nhất thời của Mỹ (tuy có đƣợc nâng lên cao hơn thời kỳ trƣớc) mà có gốc rễ sâu xa từ học thuyết coi trọng tự do thƣơng mại và các thị trƣờng mở của Mỹ. Trên thực tế, Mỹ đã tiến hành ép Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực và cũng sẽ làm tƣơng tự với ta trong thời gian tới. Nói chung Mỹ quan tâm mở cửa nhiều ngành, đặc biệt là những ngành mà Mỹ có thế mạnh nhƣ công nghệ cao, viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, ngân hàng...

Trong khi đó, thực tế phát triển của nền kinh tế Việt Nam còn nhiều điểm hạn chế. Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển với trình độ quản lý

còn thấp, hệ thống pháp luật mới chỉ đáp ứng đƣợc bƣớc đầu các yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng, môi trƣờng kinh doanh còn chƣa đồng bộ và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu. Đối với những ngành công nghiệp then chốt nhƣ ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, dù có nhiều tiến triển trong thời gian qua, thực chất sức mạnh chính của các ngành này thời gian qua vẫn chủ yếu nằm trong ô bảo hộ của nhà nƣớc, cơ cấu còn cồng kềnh và chƣa có nhiều sự cọ xát quốc tế, có thể bị ảnh hƣởng không thuận nếu phải chịu áp lực cạnh tranh quá lớn và gấp gáp Quá trình tự điều chỉnh của các ngành công nghiệp Việt Nam trƣớc sức ép hội nhập nói chung cũng nhƣ từ phía Mỹ về cơ bản đòi hỏi phải có thời gian và sự hỗ trợ phù hợp của nhà nƣớc.

Mặc dù những tác động này bao gồm cả hai mặt tích cực và tiêu cực, do sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển và hệ thống chính sách, trong phần lớn các trƣờng hợp sức ép mở cửa từ phía Mỹ có thể tác động không thuận đến sự phát triển của Việt Nam.

3.2.2.2. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của Mỹ ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ thương mại Việt - Mỹ

Mỹ là một thị trƣờng xuất khẩu lớn của Việt Nam đồng thời cũng là thị trƣờng có tính cạnh tranh gay gắt, với hệ thống luật pháp phức tạp. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch tại Mỹ vẫn còn rất cao do các yếu tố: lợi ích của các nhà sản xuất Mỹ và sức mạnh kinh tế Mỹ, quy định của hệ thống pháp luật Mỹ, chính trị nội bộ Mỹ. Đặc biệt là việc lạm dụng luật chống bán phá giá ngày càng gia tăng và nhiều khi phi lý. Luật chống bán phá giá là một trong những công cụ quan trọng của Mỹ trong việc điều tiết quan hệ thƣơng mại với các đối tác nƣớc ngoài mà thời gian qua một số quốc gia Đông Á đã vấp phải, nhất là Trung Quốc.

Cùng với việc tăng cƣờng quan hệ thƣơng mại, một số mặt hàng chủ chốt của Việt Nam xuất sang Mỹ trong thời gian qua (đồng thời cũng là

những mặt hàng tiềm năng trong thời gian tới) đều lần lƣợt gặp phải những vƣớng mắc vì hàng rào bảo hộ của Mỹ: cá tra, cá basa, tôm, gần đây là dệt may, đồ gỗ, lò xo... Kết quả giải quyết các vụ việc này là các doanh nghiệp có liên quan của Việt Nam phải chịu những quyết định đơn phƣơng, gây thiệt hại lớn, dù có nhiều luận cứ cho thấy Mỹ đã cáo buộc vô lý và xử ép.

Những vấn đề trên tạo ra nhiều tác động không thuận. Việc phát triển sản xuất bình thƣờng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn, lao động bị mất việc làm (với mức thuế chống bán phá giá từ 36.84% đến 63.88%, khá nhiều doanh nghiệp của Việt Nam không thể tiếp tục xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ vì không có lãi). Nguy hiểm hơn, những vụ việc nhƣ vậy làm xói mòn lòng tin và ảnh hƣởng đến tiến trình bình thƣờng hoá ở một số góc độ nhất định.

3.2.2.3. Mỹ sử dụng thương mại và đầu tư như một công cụ gây sức ép chính trị với các nước, trong đó có Việt Nam, tác động xấu đến quan hệ Việt - Mỹ

Với luồng tƣ tƣởng cho rằng chế độ chính trị của các quốc gia khác có ảnh hƣởng to lớn đến khả năng đảm bảo lợi ích của mình, Mỹ cho rằng việc phổ biến các giá trị của Mỹ cũng chính là nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Đồng thời, Mỹ đã sử dụng các công cụ đa dạng phục vụ cho mục tiêu này, có thể chia ra làm 3 nhóm chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Mỹ: tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ, tăng cƣờng an ninh, khuyến khích dân chủ. Mỹ cho rằng các nhân tố này có tác động qua lại và về cơ bản đều cần đƣợc chú trọng thúc đẩy. Chính vì vậy, cho dù là dƣới chính quyền của đảng Cộng hoà hay Dân chủ thì việc triển khai các nhân tố trên đều là những trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ, nhất là đối với các nƣớc cộng sản.

Việc Mỹ tiến hành hàng loạt các vụ kiện chống bán phá giá với Trung Quốc hay trong khi đàm phán gia nhập WTO với Trung Quốc, Mỹ đã đòi

bằng đƣợc việc áp dụng các điều khoản tự vệ trong dệt may với Trung Quốc có nội dung thậm chí còn đi ngƣợc lại với những nguyên tắc cơ bản của WTO (theo đó, Mỹ đƣợc quyền đơn phƣơng áp dụng các biện pháp trả đũa nếu thấy Trung Quốc có khả năng đe doạ gây thiệt hại cho Mỹ trong vấn đề dệt may mà không cần thông qua các thủ tục thông thƣờng theo quy định của WTO) cho thấy, ngoài lợi ích kinh tế ra, những vấn đề này còn chứa đựng các nội dung chính trị.

Đối với Việt Nam, trƣờng hợp này là rất rõ ràng. Xuất phát từ những khác biệt về ý thức hệ, về hệ thống chính trị - xã hội, vì yếu tố lợi ích chính trị nội bộ của Mỹ (tranh thủ cử tri) và cả những ám ảnh của chiến tranh Việt Nam cho nên dù không phải là xu hƣớng chính song ở một mức độ nào đó Mỹ đã dùng thƣơng mại - đầu tƣ nhƣ một công cụ để thúc ép Việt Nam đẩy nhanh quá trình đổi mới, mở cửa cũng nhƣ có cách hành xử trong quan hệ quốc tế phù hợp với lợi ích chiến lƣợc cơ bản của Mỹ.

Việc Mỹ lạm dụng yếu tố kinh tế để gây sức ép về mặt chính trị nhiều khi có tác động tiêu cực ngƣợc trở lại, làm cho quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ bị chậm đi, dù rằng điều này đi ngƣợc với lợi ích và nỗ lực của đông đảo doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng của cả hai bên; đồng thời, tạo cơ hội cho một số phần tử lợi dụng chống phá quan hệ song phƣơng.

3.3. Phản ứng của các nước trong khu vực trước sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ

Chiều hƣớng chính sách chung của các nƣớc trong khu vực đối với Mỹ là vừa hợp tác, vừa đấu tranh, thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Mỹ, nhất là quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ, đồng thời phát triển quan hệ với các nƣớc lớn và trung tâm quyền lực khác để tránh bị phụ thuộc vào Mỹ.

3.3.1. Phản ứng của Trung Quốc

Xét một cách tổng thể, với tƣ cách là nền kinh tế lớn nhất, thị trƣờng lớn nhất và là nơi cung cấp công nghệ nguồn của thế giới, Mỹ có vai trò quan trọng đối công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc. Do đó, lâu nay Trung Quốc luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế với Mỹ, ngay cả khi quan hệ chính trị giữa hai nƣớc căng thẳng. Trung Quốc cho rằng Mỹ có vai trò then chốt đối với quá trình hiện đại hoá của Trung Quốc. Mặc dù đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao và liên tục trong gần 30 năm qua nhƣng xét về tổng thể, nền kinh tế Trung Quốc vẫn thua kém Mỹ khá xa, nhất là về trình độ khoa học và công nghệ. Theo các chuyên gia kinh tế, trình độ khoa học và công nghệ của Trung Quốc thua kém Mỹ từ 15-20 năm. Bên cạnh đó, thị trƣờng lớn, đa dạng với tổng giá trị nhập khẩu lên tới 2000 tỷ đô la của Mỹ có vai trò quan trọng đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc coi Mỹ là địa điểm thuận lợi để đầu tƣ, là nơi các doanh nghiệp Trung Quốc có thể học tập tƣ duy kinh doanh và quản lý.

Ban lãnh đạo thế hệ thứ 4 của Trung Quốc hiện nay với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là hạt nhân đang tích cực thực thi chính sách lôi kéo và thúc đẩy quan hệ toàn diện với Mỹ, tuy vẫn kiên quyết giữ lập trƣờng trên một số vấn đề nguyên tắc. Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tháng 4/2006 có mục đích để tháo gỡ vƣớng mắc trong quan hệ kinh tế - thƣơng mại, tiếp tục cải thiện quan hệ với Mỹ, nâng tầm quan hệ lên phạm vi toàn cầu, hƣớng tới khuôn khổ quan hệ hợp tác xây dựng ổn định lâu dài... Chủ trƣơng trên đã đƣợc cụ thể hoá trong đề nghị 5 điểm về hợp tác kinh tế - thƣơng mại Mỹ - Trung do Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nêu ra trong chuyến thăm Mỹ tháng 4/2006 là: (1) Thúc đẩy kinh tế CA - TBD phát triển phồn vinh; (2) Tăng cƣờng phối hợp, bảo vệ thể chế thƣơng mại quốc tế; (3) Tìm ra hƣớng mới, mở rộng lĩnh

vực hợp tác song phƣơng; (4) Kiện toàn cơ chế, giải quyết ổn thoả vấn đề hợp tác giữa hai bên; (5) Tăng cƣờng chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp 2 nƣớc mở rộng hợp tác.

Trung Quốc một mặt tỏ cứng rắn trƣớc cáo buộc của Mỹ liên quan các vấn đề kinh tế - thƣơng mại, nhất là về vấn đề thâm hụt thƣơng mại và tỷ giá đồng tiền, mặt khác từng bƣớc điều chỉnh chính sách theo hƣớng giải quyết lo ngại của Mỹ. Về vấn đề thâm hụt thƣơng mại, Trung Quốc cho rằng thống kê về thặng dƣ thƣơng mại do Mỹ đƣa ra là không chính xác: theo Cục Thống kê Trung Quốc, thặng dƣ thƣơng mại của Trung Quốc năm 2004 là 32 tỷ, đô la trong khi theo thống kê của Mỹ, con số này là 130 tỷ đô la. Hơn nữa, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ là do làn sóng đầu tƣ nƣớc ngoài vào Trung Quốc của các nƣớc, trong đó có các công ty Mỹ, theo đó Trung Quốc là một khâu trong chuỗi cung toàn cầu của các công ty đa quốc gia. Các số liệu kinh tế cho thấy thâm hụt thƣơng mại của Mỹ một phần là do các nƣớc Đông Á đầu tƣ vào Trung Quốc và xuất khẩu sang thị trƣờng Mỹ. Lấy 1 mặt hàng trị giá 88 đô la bán tại thị trƣờng Mỹ: 16 đô la thuộc về cửa hàng, 32 đô la thuộc về công ty thƣơng mại của Mỹ, 20 đô la thuộc về công ty trung gian Hồng Kông, chỉ có 8 đô la thuộc về công ty và nhà sản xuất của Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc chỉ đƣợc hƣởng lợi một phần nhỏ trong tổng số thâm hụt thƣơng mại của Mỹ. Trung Quốc cũng cho rằng các sản phẩm từ Mỹ có sức cạnh tranh kém (hơn các sản phẩm từ các nƣớc châu Á) nên khó thâm nhập thị trƣờng Trung Quốc.

Về tỷ giá đồng Nhân dân tệ, Trung Quốc cho rằng nƣớc này không có chính sách thao túng đồng tiền vì bất cứ chính sách tiền tệ nào đều phải quan tâm đến lợi ích của hơn 1,3 tỷ dân có thu nhập trung bình thấp (khoảng hơn

1.000 đôla đầu ngƣời). Trên thực tế, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện lộ trình tăng giá đồng Nhân dân tệ từ 2005 với đợt tăng giá đầu tiên là 1,6%.

Mặt khác, để hạn chế những phản ứng tiêu cực của Mỹ do thâm hụt thƣơng mại, Trung Quốc chủ động tăng nhập khẩu các mặt hàng công nghệ cao của Mỹ. Trƣớc chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tháng 4/2006, Trung Quốc đã ký thoả thuận nhập hàng hoá trị giá 15 tỷ đô la, trong đó có 80 máy bay Boeing 767 với trị giá 4,6 tỷ đô la; đồng thời cam kết sẽ nhập lại thịt bò từ Mỹ. Để giải toả lo ngại của Mỹ về vấn đề vi phạm bản quyền, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành chiến dịch truy quét sản phẩm vi phạm bản quyền, đóng cửa các cửa hàng bán đĩa DVD lậu, yêu cầu các cơ sở lắp ráp máy tính mua bản quyền phần mềm trƣớc khi bán sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Trung Quốc coi việc Mỹ cấm xuất khẩu công nghệ kỹ thuật cao vừa là vật cản trong quan hệ kinh tế Mỹ-Trung, vừa là nhân tố dẫn đến thâm hụt thƣơng mại của Mỹ với Trung Quốc, và việc bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu công nghệ cao của Mỹ là yêu cầu quan trọng để bình thƣờng hoá hoàn toàn quan hệ kinh tế giữa hai nƣớc. Ngoài ra, Trung Quốc cáo buộc Mỹ về các vấn đề: trợ cấp nông nghiệp, chế độ visa, can thiệp của chính quyền đối với một số vụ mua bán nhƣ CNOOC...

3.3. 2. Phản ứng của Nhật Bản

Mỹ sẽ tiếp tục có vị trí đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Nhật, cả trên khía cạnh chính trị, kinh tế và an ninh. Về chính trị, Nhật coi Mỹ vừa là đồng minh chiến lƣợc, vừa là chỗ dựa quan trọng để Nhật mở rộng và khẳng định vai trò nƣớc lớn tại khu vực và trên thế giới, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng ảnh hƣởng tại châu Á. Về an ninh, Mỹ là chỗ dựa quan trọng nhất đối với Nhật, cung cấp “ô hạt nhân” “ô an ninh” cho Nhật. Mỹ có

tiếng nói quan trọng trong trƣờng hợp Nhật muốn sửa đổi hiến pháp hoà bình để thay đổi Cục Phòng vệ trở thành Bộ Quốc phòng. Về kinh tế, Nhật và Mỹ là 2 nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ hai thế giới, với tổng GDP chiếm 46% GDP của thế giới. Kinh tế Mỹ có vai trò quan trọng đối với sự phục hồi và phát triển của kinh tế Nhật do Nhật cần Mỹ về thị trƣờng, công nghệ và vốn đầu tƣ. Mỹ là bạn hàng lớn của Nhất là địa điểm đầu tƣ hàng đầu của các công ty Nhật với số vốn là 150 tỷ đô la (cho đến 2003).

Từ cuối thập niên 1990, Nhật đã đặt mục tiêu thu hút FDI từ các nƣớc và ban hành một số chính sách mở rộng thị trƣờng, nới lỏng luật lệ theo hƣớng trên. Theo đó, đầu tƣ nƣớc ngoài vào Nhật đã tăng đáng kể. Một số công ty nƣớc ngoài đã bắt đầu đặt trụ sở mạng lƣới châu Á tại Nhật Bản, một số khác nhƣ Cisco System và AMD cũng thành lập trung tâm nghiên cứu (R&D) tại Nhật Bản. Đặc biệt, từ 2001, khi Nhật và Mỹ thực hiện Sáng kiến Đầu tƣ Nhật - Mỹ, dòng vốn FDI đã tăng mạnh, đạt 2% GDP với tổng số FDI đến 2005 là 109 tỷ đô la. Năm 2004, lần đầu tiên kể từ 1961, FDI vào Nhật (37 tỷ đô la) đã vƣợt FDI của Nhật đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

Tuy ma sát kinh tế giữa Nhật và Mỹ đã giảm đáng kể trong những năm vừa qua (do hai bên đã thiết lập đƣợc cơ chế liên chính phủ giải quyết tranh chấp từ 2001) nhƣng cả hai nƣớc tiếp tục bất đồng trên các vấn đề nhƣ trợ cấp nông nghiệp, tỷ giá đồng yên, cạnh tranh các mặt hàng điện tử...

Quan hệ kinh tế Nhật - Mỹ không chỉ giới hạn trong khía cạnh song phƣơng, mà còn bao trùm các vấn đề khu vực và toàn cầu. Hiện hai nƣớc có nhu cầu hợp tác giải quyết các vấn đề song phƣơng nhƣ: chính sách kinh tế vĩ mô, cải cách luật lệ và thể chế, tái cơ cấu công ty và hệ thống tài chính, đầu tƣ

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)