Các nước lớn trong khu vực

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 56)

2.2.1.1. Đối với Trung Quốc

Trong các mối quan hệ quốc tế hiện nay, quan hệ Mỹ - Trung là quan trọng nhất và phức tạp nhất. Đây là mối quan hệ cạnh tranh chiến lƣợc không

thể dung hoà, song do sự lệ thuộc nhau ngày càng sâu sắc, hai nƣớc đều phải sử dụng các chiến thuật để xử lý các tranh chấp, bất đồng, tránh để xảy ra xung đột.

Mục tiêu xuyên suốt, cơ bản và lâu dài của Mỹ là không để Trung Quốc đủ mạnh, thách thức địa vị bá chủ của Mỹ tại khu vực và toàn cầu. Do đối lập về hệ tƣ tƣởng, Trung Quốc là đối tƣợng đấu tranh của Mỹ; Mỹ luôn tìm cách xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, biến Trung Quốc trở thành một nƣớc dân chủ phƣơng Tây, phù hợp với giá trị và lợi ích lâu dài của Mỹ.

Trƣớc mắt, Mỹ muốn duy trì và bảo đảm các lợi ích kinh tế, thƣơng mại với Trung Quốc; chủ động lôi kéo Trung Quốc hội nhập, gắn nƣớc này với các công việc quốc tế và khu vực nhƣ một “thành viên có trách nhiệm” và phù hợp với lợi ích của Mỹ.

Mỹ thƣờng bị lúng túng trong hoạch định và triển khai chính sách với Trung Quốc, một phần xuất phát từ mâu thuẫn giữa lợi ích chiến lƣợc và lợi ích kinh tế. Trên góc độ chiến lƣợc, các chính quyền Mỹ muốn cô lập, kiềm chế nhằm ngăn chặn sự lớn mạnh của Trung Quốc; tuy nhiên lợi ích quá lớn trong thƣơng mại với Trung Quốc khiến các tập đoàn tƣ bản Mỹ không thể không quan hệ chặt chẽ với thị trƣờng này. Các tập đoàn này lại có vai trò quyết định trong việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, vì thế các khái niệm “đối thủ” hay “đối tác” thƣờng lẫn lộn. Mặc dù coi Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh", song Chính quyền Bush vẫn khẳng định Trung Quốc là "đối tác thƣơng mại".

Trước sự kiện 11/9, điểm nổi bật là Chính quyền Bush, ngay sau khi cầm quyền (tháng 01/2001), đã thực thi chính sách coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lƣợc” mà Bush theo đuổi từ khi vận động tranh cử. Đây cũng là nét điều chỉnh cơ bản so với Chính quyền Clinton (coi Trung Quốc là "đối tác chiến lƣợc" trong công bố “Quan hệ đối tác chiến lƣợc xây dựng” với

Trung Quốc nhân chuyến thăm của Bill Clinton tới Trung Quốc tháng 6/1998). Chính quyền Bush nhanh chóng tăng cƣờng liên minh Mỹ - Nhật, lôi kéo Nga và Ấn Độ nhằm ngăn chặn khả năng tập hợp lực lƣợng chống Mỹ và thúc đẩy ý tƣởng thành lập "cộng đồng an ninh" Đông Á, lôi kéo các nƣớc trong khu vực để kiềm chế Trung Quốc.

Sau sự kiện 11/9, Chính quyền Bush điều chỉnh chính sách theo hƣớng hoà dịu hơn. Sự kiện 11/9 và “cuộc chiến chống khủng bố” buộc Mỹ phải tìm kiếm sự ủng hộ và chia sẻ của quốc tế, đặc biệt là các nƣớc lớn, mở ra không gian hợp tác cùng có lợi giữa hai nƣớc; mặt “hợp tác” nổi lên so với mặt “cạnh tranh” trong chính sách của Mỹ. Trung Quốc ủng hộ Mỹ “chống khủng bố” (năm 2001, lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của LHQ cho phép Mỹ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế - tấn công quân sự vào Afghanistan), đồng thời tận dụng cơ hội “hoà bình” này để mở rộng ảnh hƣởng tại khu vực và giải quyết một số vấn đề ổn định chính trị ở trong nƣớc.

Tháng 2/2006, Chính quyền Bush đã tiến hành xem xét lại toàn bộ chính sách thƣơng mại của Mỹ đối với Trung Quốc và đƣa ra phƣơng châm mới trong quan hệ với Trung Quốc. Mỹ sẽ điều chỉnh quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ với Trung Quốc theo 3 tiêu chí: (1) Trung Quốc không phải là một nƣớc đang phát triển bình thƣờng; (2) Bảo đảm nguyên tắc cân bằng trong thƣơng mại, thúc đẩy Trung Quốc thực hiện tất cả các cam kết khi gia nhập tổ chức WTO; (3) Tăng cƣờng hơn nữa xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc.

Thông qua đối thoại cấp cao và các diễn đàn đa phƣơng nhƣ G7 Mỹ đòi Trung Quốc áp dụng một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt, mục tiêu của Mỹ là ép Trung Quốc tăng tỷ giá đồng nhân dân tệ từ 30-40%. Chính quyền Bush đã đƣa ra các yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật để Trung Quốc thực hiện một lộ trình tiến tới chế độ tỷ giá này. Một số biện pháp hạn chế nhập khẩu đã đƣợc

Mỹ áp dụng đối với 6 lĩnh vực hàng hoá chủ chốt của Trung Quốc nhƣ hàng dệt may, ti vi màu, đồ bán dẫn, tôm và đồ gỗ. Ngoài các vấn đề liên quan đến cán cân thƣơng mại, Mỹ còn đòi Trung Quốc xử lý các vấn đề ăn cắp bản quyền, sử dụng lao động trẻ em và tù nhân. Mỹ yêu cầu Trung Quốc thực hiện chính sách "minh bạch" trong quan hệ với Mỹ và coi đây là những nội dung trong đối thoại về kinh tế và thƣơng mại giữa hai nƣớc. Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, ngày 6/7/2006, Bộ Thƣơng mại Mỹ đã ban hành một văn bản qui phạm về kiểm soát xuất khẩu hàng kỹ thuật cao của Mỹ sang Trung Quốc. Qui định mới này có tác động đến 47 mặt hàng và một số công nghệ sử dụng cho mục đích dân sự cũng đƣợc bổ sung vào danh sách kiểm soát.

Từ nay tới năm 2015, cạnh tranh chiến lƣợc Mỹ - Trung có xu hƣớng sẽ tăng lên do Mỹ tiếp tục dàn trải sức lực trong khi Trung Quốc tiếp tục vƣơn lên. Tuy nhiên, xét trên nhiều phƣơng diện, Trung Quốc khó có thể trở thành đối thủ tƣơng xứng với Mỹ trên phạm vi toàn cầu và khu vực. Mỹ sẽ tiếp tục chính sách về tổng thể là kiềm chế, ngăn chặn, song tìm cách hợp tác trên những lĩnh vực cụ thể; một mặt hƣớng Trung Quốc vào những nỗ lực của Mỹ giải quyết các vấn đề toàn cầu, khu vực phù hợp với lợi ích của Mỹ, mặt khác tiếp tục các biện pháp chuyển hoá Trung Quốc từng bƣớc, đồng thời lặng lẽ siết chặt vòng vây đối với Trung Quốc trên toàn khu vực.

Quan hệ Mỹ - Trung có thể sẽ xấu đi nhanh chóng nếu tình hình diễn biến đột ngột căng thẳng liên quan đến vấn đề Đài Loan, bán đảo Triều Tiên hay diễn biến tại Tây Tạng, Tân Cƣơng... Tuy nhiên, ít khả năng những tranh chấp, bất đồng nói trên dẫn tới đổ vỡ quan hệ hai nƣớc hoặc xung đột trực tiếp giữa hai nƣớc từ nay cho tới năm 2015.

2.2.1.2. Đối với Nhật Bản

Nhật Bản là đồng minh chiến lƣợc quan trọng nhất của Mỹ tại CA - TBD; liên minh Mỹ - Nhật luôn là “hòn đá tảng” trong chính sách của Mỹ tại

khu vực. Tuy nhiên, các chính quyền Mỹ cũng luôn lo ngại Nhật Bản trở thành một lực lƣợng vƣợt khỏi tầm kiểm soát của Mỹ.

Chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản đƣợc hoạch định chủ yếu nhằm sử dụng đồng minh này nhƣ công cụ hàng đầu để duy trì khả năng chi phối của Mỹ đối với tình hình khu vực; đồng thời tăng cƣờng khả năng tác động và kiểm soát của Mỹ đối với triển vọng phát triển của chính Nhật Bản.

Trong triển khai, nhìn chung Mỹ luôn coi quan hệ Mỹ - Nhật là "hòn đá tảng", trụ cột trong chiến lƣợc an ninh khu vực của Mỹ, do đó mặc dù hai bên thƣờng xuyên có những tranh chấp về kinh tế, thƣơng mại song yếu tố này rất ít ảnh hƣởng đến các vấn đề chính trị chiến lƣợc song phƣơng.

Trước sự kiện 11/9, bắt đầu từ khi Tổng thống Bush lên cầm quyền, Mỹ đã có cách tiếp cận mới, theo đó khẳng định sẽ "hồi sinh các mối quan hệ đồng minh của Mỹ tại khu vực châu Á", trong đó có Nhật Bản. Sự điều chỉnh này xuất phát từ đánh giá cho rằng Chính quyền Clinton quá chú trọng tới Trung Quốc mà xem nhẹ mối quan hệ với Nhật Bản.

Sau sự kiện 11/9, quan hệ Mỹ - Nhật đã có bƣớc phát triển mới, sâu sắc hơn. Chính quyền Bush tăng cƣờng liên minh với Nhật Bản, đặt nƣớc này vào vị trí “trung tâm chỉ huy” trong thế trận của Mỹ tại khu vực; khuyến khích Nhật Bản sửa đổi Hiến pháp cho phép Cục Phòng vệ trở thành Bộ Quốc phòng và Nhật Bản đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề an ninh quốc tế. Phạm vi hoạt động của liên minh Mỹ - Nhật đƣợc mở rộng và đƣa Đài Loan vào mục tiêu phòng vệ chung. Thiết lập cơ chế phối hợp "2+2" (hai bộ trƣởng quốc phòng và hai ngoại trƣởng) để tham khảo ý kiến trên nhiều lĩnh vực.

Mỹ coi Nhật Bản là đối tác chủ chốt không chỉ ở khu vực cả trên nhiều vấn đề quốc tế. Chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản là tiếp tục tăng cƣờng và mở rộng quan hệ liên minh giữa hai nƣớc. Nhằm mục đích đó, Mỹ đã đề nghị hình thành một liên minh phát triển chiến lƣợc Mỹ-Nhật và ủng hộ Nhật trở

thành một uỷ viên thƣờng trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Trong lĩnh vực kinh tế, Mỹ dành ƣu tiên cho việc triển khai thực hiện Sáng kiến về đầu tƣ song phƣơng, sử dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế Mỹ-Nhật, ép Nhật Bản áp dụng tỷ giá linh hoạt đồng giữa đồng Yên với đồng đô la, yêu cầu Nhật mở cửa thị trƣờng nông nghiệp và tìm kiếm sự hợp tác giữa hai nƣớc trên các diễn đàn kinh tế khu vực và thế giới.

Từ nay cho tới năm 2015, liên minh Mỹ - Nhật sẽ tiếp tục đƣợc củng cố, phục vụ lợi ích của cả hai nƣớc. Mỹ tiếp tục chính sách coi Nhật Bản là đồng minh chiến lƣợc trụ cột, quan trọng nhất trong việc hoạch định và triển khai chính sách đối với khu vực CA - TBD, đặc biệt là Đông Á. Mỹ có thể sẽ giúp Nhật Bản nâng cao khả năng phòng thủ và can dự tại khu vực; hậu thuẫn Nhật Bản có vai trò lớn hơn trên trƣờng quốc tế.

Tuy nhiên, Mỹ cũng sẽ tiếp tục vận dụng và xây dựng mới những rào cản có tính pháp quy nhằm ngăn chặn khả năng Nhật Bản vƣợt ra khỏi tầm kiểm soát của Mỹ trong tƣơng lai xa hơn. Mặt khác, Mỹ cũng sẽ lợi dụng sự nghi kỵ của các nƣớc trong khu vực để ngăn chặn Nhật Bản và các nƣớc tại khu vực liên kết chặt chẽ với nhau gây phƣơng hại tới lợi ích của Mỹ.

2.2.1.3. Đối với Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong năm đồng minh chiến lƣợc của Mỹ tại khu vực Đông Á và Nam Thái Bình Dƣơng (gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Philipines và Thái Lan. Ngoài ra, Mỹ có quan hệ quân sự chặt chẽ với Singapore, Indonesia và Malaysia). Đây cũng là một trong những đối tác hạt nhân, làm cơ sở cho Mỹ hoạch định và triển khai chính sách tại khu vực, đặc biệt là tại Đông Bắc Á.

Chính sách của Mỹ đối với Hàn Quốc có nhiều nét tƣơng đồng nhƣ với Nhật Bản, tuy nhiên ở cấp độ thấp hơn. Triển khai chính sách của Mỹ đối với

Hàn Quốc chủ yếu gắn với việc giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên phù hợp với lợi ích của Mỹ.

Sau sự kiện 11/9 và nhất là từ cuối năm 2002, do tác động của tình hình thế giới và khu vực, Mỹ và Hàn Quốc đẩy nhanh tiến trình điều chỉnh quan hệ liên minh song phƣơng, đặt liên minh Mỹ - Hàn vào thế trận chiến lƣợc an ninh quốc phòng đƣợc điều chỉnh của Mỹ tại khu vực và toàn cầu. Tháng 11/2002, Mỹ đề nghị Hàn Quốc xây dựng “Ý tƣởng về chính sách liên minh Mỹ - Hàn trong tƣơng lai” (FOTA), trở thành cơ chế hiệp thƣơng để Mỹ và Hàn Quốc tiến hành điều chỉnh liên minh.

Mỹ chủ trƣơng thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện với với Hàn Quốc, tăng cƣờng xuất khẩu hàng hoá và đầu tƣ vào Hàn Quốc. Nhằm các mục đích đó Mỹ đã ủng hộ sáng kiến của cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Muhien biến Hàn Quốc thành một “trung tâm kinh tế của châu Á” (economic hub of Asia), dành ƣu tiên cao cho việc hoàn thành đàm phán để ký kết và triển khai thực hiện hiệp định thƣơng mại tự do giữa hai nƣớc (FTA). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, Mỹ sẽ ƣu tiên giải quyết các vấn đề trong quan hệ thƣơng mại với Hàn Quốc sau đây: Thứ nhất, trong lĩnh vực viễn thông, Mỹ sẽ tập trung vào phá vỡ hàng rào tiêu chuẩn của Hàn Quốc. Đây là hàng rào phi thuế quan chủ yếu của Hàn Quốc đã hạn chế đáng kể xuất khẩu của Mỹ. Cơ quan Đại diện Thƣơng mại Mỹ đã đặt Hàn Quốc vào danh sách các “nƣớc quan tâm chủ yếu” từ tháng 4/2004. Thứ hai, trong lĩnh vực ô-tô, hiện Mỹ mới chiếm 0,4% thị phần tại Hàn Quốc trong khi Hàn Quốc chiếm 3,8% thị phần tại Mỹ. Mỹ cáo buộc Hàn Quốc áp đặt thuế cao và yêu cầu giảm thuế đối với mặt hàng này. Thứ ba, về tỷ giá đồng Won, Mỹ cho rằng Hàn Quốc đã thao túng tỷ giá của đồng nội tệ của mình. Mỹ tiếp tục coi đây là cản trở trong quan hệ thƣơng mại hai nƣớc. Thứ tƣ, về bản quyền, Cơ quan Đại diện Thƣơng mại Mỹ đã liệt Hàn Quốc vào danh sách các nƣớc "theo dõi". Thứ năm, về nông nghiệp,

đây là một vấn đề gay go trong đàm phán FTA song phƣơng giữa hai nƣớc, Mỹ đòi Hàn Quốc phải mở cửa thị trƣờng nông nghiệp cho Mỹ.

2.2.1.4. Đối với Úc

Với Úc, chính sách của Mỹ là duy trì nƣớc này nhƣ một đồng minh chiến lƣợc chủ chốt trong thế trận của Mỹ đối với toàn khu vực CA - TBD và với Trung Quốc; tiếp tục duy trì Úc nhƣ một hình mẫu của phƣơng Tây, gây tác động ảnh hƣởng tới toàn khu vực. Trong quan hệ song phƣơng, Mỹ tiếp tục phát huy ảnh hƣởng với Úc trên các mặt vốn đã đƣợc thiết lập từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, đặc biệt là sau Hiệp ƣớc ANZUS năm 1951.

Trƣớc sự kiện 11/9, Mỹ đã chú trọng phát huy vai trò của nƣớc đồng

minh truyền thống này trong chính sách của Mỹ tại khu vực. Úc can dự sâu hơn vào tình hình tại Đông Á, ví nhƣ tham gia giải quyết vấn đề Đông Timo. Sau sự kiện 11/9, Chính quyền Bush chú trọng hơn đến đồng minh này, tiếp tục cung cấp vũ khí và các trang thiết bị quân sự và khuyến khích Úc tăng cƣờng chi phí quốc phòng để đạt tới mục tiêu quân đội nƣớc này có khả năng hỗ trợ trong các vấn đề an ninh quốc tế trong và ngoài phạm vi khu vực CA - TBD. Sau sự kiện 11/9, Úc đã viện dẫn Hiệp ƣớc ANZUS để hậu thuẫn cho Mỹ và đƣa quân đến Iraq và.

Quan hệ Mỹ - Úc hiện bị ảnh hƣởng bởi nhân tố Trung Quốc. Do bị tác động bởi sức hút về kinh tế quá lớn từ phía Trung Quốc (sau Nhật Bản, Trung Quốc là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ hai của Úc), Úc chú trọng thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc. Điều này buộc Mỹ phải lôi kéo Úc và Nhật Bản vào một cơ cấu đối thoại an ninh tay ba nhằm đối phó với Trung Quốc, đồng thời kiềm chế không để Úc ngả quá xa về phía Trung Quốc nhƣ trong các vấn đề kinh tế, thƣơng mại hiện nay. Tháng 01/2005, hai nƣớc ký Hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng, Mỹ tăng cƣờng đầu tƣ vào Úc và trở thành thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 3 của nƣớc này. Mỹ thắt chặt quan hệ chính trị với Úc, thúc đẩy

thành lập tại khu vực một “liên minh dân chủ” nhằm vây bọc Trung Quốc. Đây cũng sẽ là xu hƣớng chủ đạo trong quan hệ Mỹ - Úc thời gian tới.

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 56)