Mỹ đối với khu vực CA – TBD trong những năm đầu thế kỷ 21
Các nƣớc CA - TBD đang chuyển sức mạnh kinh tế thành ảnh hƣởng về chính trị và vị thế chiến lƣợc. Do vậy, đối với Mỹ, CA - TBD có tầm quan trọng ngày càng tăng, trƣớc hết vì các nƣớc ở khu vực này là bạn hàng lớn nhất về thƣơng mại của Mỹ; hơn nữa Trung Quốc và Nhật Bản đã trở thành thị trƣờng lớn tiêu thụ dầu lửa và nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Đông và Vịnh Pecxich.
Tại Đông Á, sau “Chiến tranh lạnh”, Mỹ đã tăng cƣờng sự can dự của mình bằng cách củng cố và làm mới các quan hệ đồng minh cũ trong khu vực, nhất là với Nhật Bản; xử lý các vấn đề nảy sinh trong quan hệ với các đối tác mới nhất là với Trung Quốc. Việc Mỹ thay đổi hình ảnh của mình tại Đông Á không chỉ xuất phát từ nhu cầu cần phải tự đổi mới để phù hợp hơn với tình hình, mà còn do nhiều quốc gia trong khu vực mong muốn tìm kiếm sự cân bằng quyền lực giữa các nƣớc lớn.
Trong thời kỳ “Chiến tranh lạnh”, các giao dịch thƣơng mại quốc tế có khuynh hƣớng đi theo các liên minh chính trị. Thị trƣờng Mỹ đối với các nƣớc đồng minh của Mỹ vừa là cái neo cho nền kinh tế CA - TBD, vừa có nhiều ƣu đãi đối với xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Hiện nay, phần lớn các nƣớc Đông Á đang tranh thủ cơ hội để phát triển kinh tế năng động và thúc đẩy quá trình hợp tác khu vực theo một lộ trình hợp lý. Một Đông Á năng động rất cần và không thể thiếu sự tham dự của Mỹ. Tuy vậy, ngày nay Mỹ không thể áp đặt ý đồ của mình đối với Đông Á, bởi vì một chính sách cứng
rắn, coi nhẹ lợi ích, nguyện vọng độc lập và tự chủ của các nƣớc trong khu vực, thì nhiều khả năng Đông Á cũng sẽ sẵn sàng nói không với Mỹ.
Trong bối cảnh các nƣớc trong khu vực hƣớng đến tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ, Mỹ thấy cần tham gia vào cuộc chơi này thông qua các Hiệp định tự do song phƣơng – FTA nhƣ đã ký với Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan. Mỹ đang chạy đua với Trung Quốc để đạt đƣợc FTA với ASEAN, đang thúc đẩy FTA với Đài Loan và Nhật Bản.
Mặt khác, khi mà các nƣớc Đông Á chƣa đạt đƣợc sự nhất trí đối với ý tƣởng hình thành tổ chức hợp tác kinh tế khu vực, Mỹ đã lợi dụng cơ hội để thực hiện các FTA song phƣơng và hƣớng APEC tiến tới một FTA CA - TBD.
Sự quan ngại lớn nhất của Mỹ đối với cục diện đang hình thành ở Đông Á chính là ảnh hƣởng đang gia tăng của Trung Quốc. Bắc Kinh đang cạnh tranh với Nhật Bản và Mỹ để trở thành đối tác thƣơng mại chủ yếu của các nƣớc Đông Á, gia tăng viện trợ cho một số nƣớc trong khu vực nhƣ Campuchia, Mianma và Lào. Mỹ có thể duy trì ảnh hƣởng của mình tại Đông Á khi các nƣớc này đang tìm kiếm sự cân bằng quyền lực trong khu vực, nên mặc dù tìm cách mở rộng quan hệ với Trung Quốc để hƣởng lợi từ tiềm lực kinh tế hùng mạnh của nƣớc này, các nƣớc Đông Á rất coi trọng việc tăng cƣờng các mối liên hệ mật thiết hơn nữa với Mỹ và giữa các nƣớc với nhau.
Trên thực tế, Mỹ đã củng cố quan hệ đồng minh với Nhật Bản và cải thiện quan hệ với Trung Quốc; quan hệ buôn bán và đầu tƣ giữa Mỹ và các nƣớc Châu Á đang có xu hƣớng gia tăng.
Trong bài phát biểu tại Thái Lan, trong lễ kỷ niệm 175 năm thiết lập quan hệ giữa Mỹ - Thái, ngày 7/8/2008, ông Bush đã phát biểu về chính sách châu Á, trong đó đề cập đến bốn nội dung chính:
Một, khẳng định lại bốn mục tiêu lớn Mỹ theo đuổi tại châu Á: Củng cố quan hệ các nƣớc đồng minh; thiết lập quan hệ đối tác dân chủ với các nƣớc khác trong khu vực; tăng cƣờng quan hệ kinh tế để nắm bắt cơ hội tìm kiếm sự thịnh vƣợng và phát triển; và cùng hợp tác giải quyết những thách thức toàn cầu.
Hai, khẳng định lại tầm quan trọng của các liên minh truyền thống của
Mỹ ở châu Á, đề cập đến nội dung quan hệ mới với 5 quốc gia mà Mỹ có hiệp ƣớc liên minh: Úc, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan.
Ba, nhằm trấn an các đồng minh, Tổng thống Mỹ khẳng định lại tầm
quan trọng của châu Á, xác nhận rằng, kể từ khi trở thành Tổng thống, ông ta “đã tin rằng Mỹ là một quốc gia Thái Bình Dƣơng và rằng các lợi ích và ý tƣởng nhƣ vậy đòi hỏi một sự cam kết mạnh mẽ hơn bao giờ hết (của Mỹ) tại châu Á”. Tổng thống Mỹ khẳng định, “tất cả (thành viên) trong khu vực này có thể tin tƣởng vào cam kết long trọng của Mỹ: Mỹ đã sát cánh với nhân dân tự do của châu Á trong quá khứ. Mỹ sẽ sát cánh cùng nhân dân tự do của châu Á hôm nay. Và Mỹ sẽ sát cánh cùng nhân dân tự do của châu Á lâu dài trong tƣơng lai”.
Bốn, cũng quan trọng nhất, là chính sách Mỹ đối với Trung Quốc. Ông
Bush nhìn nhận “quan hệ song phƣơng Mỹ - Trung là một kiểu quan hệ phức tạp, có lúc lợi ích quốc gia nhất trí, nhƣng cũng có lúc lợi ích quốc gia không nhất trí nhƣ vấn đề kinh tế”. Hòa bình và tƣơng lai thành công của châu Á - Thái Bình Dƣơng phụ thuộc vào quan hệ và “sự can dự của cả Mỹ và Trung Quốc”. Ông Bush cũng thừa nhận rằng, việc theo đuổi 4 mục tiêu chính sách châu Á sẽ tạo cho Mỹ và đồng minh sân chơi mới để thực hiện các quan hệ với Trung Quốc “một cách tự tin”.