Ảnh hưởng đối với thế giới

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 32 - 33)

1.3. Yêu cầu nội tại trong sự phát triển của Mỹ

1.3.3. Ảnh hưởng đối với thế giới

Trong xu thế toàn cầu hóa, tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng. Cách mạng khoa học công nghệ và nhu cầu phát triển tiến bộ xã hội đã và đang làm thay đổi một cách căn bản tính chất, nội dung của giao lƣu quốc tế. Theo đó, các yếu tố kinh tế đƣợc đƣa lên vị trí hàng đầu trong quan hệ quốc tế. Sự tập trung quyền lực và hình thành các trung tâm quyền lực đang có chiều hƣớng dựa trên cơ sở tập trung sức mạnh kinh tế và hình thành các trung tâm kinh tế hùng mạnh. Thực tế cho thấy, các cƣờng quốc kinh tế đã và đang có tiếng nói quyền định trong nhiều vấn đề quốc tế.

Sự phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới của các nƣớc lớn, các trung tâm tƣ bản hiện nay đang làm thu hẹp đáng kể khoảng cách chênh lệch về thực lực kinh tế giữa các nƣớc, các trung tâm đó, quyền lực trong kỷ nguyên toàn cầu hóa trở nên phân tán hơn bao giờ hết. Điều này đã mở ra tiền đề thực tế cho quá trình cạnh tranh trên lĩnh vực chính trị quốc tế giữa các cƣờng quốc kinh tế nhằm giành đƣợc quyền chi phối nhiều nhất đến mọi mặt của đời sống thế giới đƣơng đại. Trong khi Mỹ chủ trƣơng một thế giới đơn cực, thì các trung tâm quyền lực khác nhƣ Nga, Trung Quốc, EU, Nhật Bản lại đấu tranh cho một trật tự thế giới đa cực mà ở đó vị trí bá quyền của Mỹ đƣợc kiềm chế và chia sẻ quyền lãnh đạo thế giới. Chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc, tinh thần đại Nga, xung hƣớng li tâm trong quan hệ với Mỹ của các đồng minh chủ chốt châu Âu, những biểu hiện của tính độc lập trong

chính sách đối ngoại của đồng minh thân cận nhất ở châu Á là Nhật Bản... tất cả đều không dung hòa với xu hƣớng bá quyền của Mỹ. Việc mở rộng không gian, tăng cƣờng về lực lƣợng của các trung tâm nói trên, chắc chắn cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà cả trên lĩnh vực chính trị. Có thể nói đã xuất hiện tiền đề, cơ sở cho việc hình thành các trung tâm quyền lực quốc tế có lực lƣợng ngày càng gần tƣơng đƣơng nhau trên một số mặt, tạo ra khả năng hiện thực cho xu hƣớng hình thành thế đa cực trong quan hệ quốc tế hiện đại. Hiện nay, các trung tâm quyền lực quốc tế đang trong xu hƣớng hình thành không đối đầu với nhau gay gắt, mặc dù có sự khác biệt về chế độ chính trị - xã hội. Chúng có đặc trƣng là vừa đấu tranh quyết liệt để kiềm chế, vô hiệu hóa lẫn nhau, vừa có khả năng hợp tác với nhau. Tuy nhiên, để ứng phó với xu hƣớng vận động của thế giới hƣớng tới hình thành cục diện đa cực hóa, đối nghịch với ý đồ của Mỹ muốn “một mình lãnh đạo thế giới”, những tính toán nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện của các đối thủ chiến lƣợc mới đe dọa vị trí siêu cƣờng duy nhất hiện nay của Mỹ là cơ sở chi phối sự điều chỉnh chiến lƣợc toàn cầu mới của Mỹ.

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ 21 và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)