2.2.6.1Những ưu điểm trong công tác ĐGTHCV tại Chi nhánh TKBĐ:
Với những nội dung đã đạt được, công tác ĐGTHCV tại Chi nhánh TKBĐ nhìn chung có một số ưu điểm sau:
- Đã có bản hồ sơ vị trí công việc từng vị trí mô tả khá chi tiết các nhiệm vụ trọng tâm và có chỉ số đo lường từng nhiệm vụ giúp cơ sở cho công tác ĐGTHCV tại Chi nhánh. Tuy nhiên, các chỉ số đo lường lại chưa được lượng hóa cụ thể đối với từng vị trí
- Hệ thống tiêu chuẩn thực hiện công việc cũng đã xây dựng khá chi tiết nhưng chưa có những kết hợp cụ thể với các tiêu chí dùng làm căn cứ ĐGTHCV của nhân viên.
- Quy trình đánh giá, hướng dẫn chi tiết cho từng bước đánh giá đã được xây dựng giúp cho công tác đánh giá có đầy đủ căn cứ khoa học và thực hiện thống nhất trong Chi nhánh tuy quy trình ĐGTHCV xét lương kinh doanh tháng vẫn còn cần bổ sung mảng chỉ tiêu hoạt động.
- Chu kỳ đánh giá: Chi nhánh đã quy định cụ thể chu kỳ đánh giá áp dụng thống nhất đối với người lao động toàn Chi nhánh.
- Phương pháp đánh giá: sử dụng phương pháp đánh giá phổ biến hiện nay trong hoạt động Ngân hàng là kết hợp 3 phương pháp là phương pháp thang đo đánh giá
đồ họa, phương pháp quản lý bằng mục tiêu và phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi trong đó quản lý bằng mục tiêu được thực hiện thông qua giao việc cụ thể các KPI cần thực hiện, giúp cho người lao động thấy rõ mục tiêu công việc cần thực hiện, cũng như tự đánh giá kết quả thực hiện công việc của mình. - Người đánh giá được tham gia thảo luận về các tiêu chí đánh giá vị trí công việc
của mình, giúp cho người lao động có cơ hội kiểm soát toàn bộ nội dung công việc cần thực hiện từ đó đưa ra những biện pháp, giải pháp giúp thực hiện tốt hơn công việc của mình. Bên cạnh đó, sau khi người quản lý đưa ý kiến đánh giá về kết quả thực hiện công việc của người lao động, họ tiếp tục có quyền thảo luận và yêu cầu người quản lý giải thích lý do của sự đánh giá đó, giúp người lao động có quyền kiểm soát việc thực hiện công việc của mình, đảm bảo cân bằng trong nội bộ tổ chức.
- Bộ phận nhân sự phòng Tổng hợp đã cố gắng thực hiện và phát huy vai trò của mình trong công tác ĐGTHCV tại Chi nhánh trong việc xây dựng, hướng dẫn, tổng hợp và thông báo kết quả công khai toàn Chi nhánh.
2.2.6.2Những nhược điểm trong công tác ĐGTHCV tại Chi nhánh:
Bên cạnh những kết quả đạt được, qua thực tế phân tích thực hiện công tác ĐGTHCV tại Chi nhánh, vẫn có thể thấy vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Cụ thể như sau:
- Đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên nhân sự làm về công tác đánh giá chưa được đào tạo sâu về đánh giá đặc biệt là phương pháp, nguyên tắc, cách thức xây dựng các bộ tiêu chuẩn, thang điểm đánh giá mức độ hoàn thành công việc…theo bộ chỉ tiêu KPI của Ngân hàng trước khi thực hiện tại Chi nhánh. Ngoài ra, cán bộ quản lý chưa được đào tạo, huấn luyện kỹ về các kỹ năng trong công tác đánh giá do đó dẫn tới có nhiều trường hợp sau khi đánh giá người lao động không muốn gắn bó với tổ chức do đảm nhận tổ chức chưa ghi nhận đóng góp của mình.
- Hoạt động phân tích công việc đã được thực hiện tuy nhiên vẫn còn ở mức độ chưa sâu, kết quả vẫn mang tính chủ quan dựa trên kinh nghiệm quản lý chứ chưa đầy đủ thông tin, căn cứ khoa học trên cơ sở thực tế phân tích từng vị trí công việc. Do đó các tiêu chuẩn thực hiện công việc đưa ra vẫn mang nhiều tính định
tính dẫn tới kết quả đánh giá thường gặp phải những sai lầm do lỗi thiên vị, thành kiến hoặc cảm tính cá nhân…
- Hệ thống các tiêu chí đánh giá (KPI) được xây dựng và hướng dẫn chung khá đầy đủ nhưng chi tiết cách thức triển khai xây dựng cho từng vị trí công việc chưa được quan tâm. Từ đó dẫn tới các KPI của một số vị trí chưa phản ánh được sát thực toàn bộ công việc của người lao động, đặc biệt là việc xác định trọng số cho các KPI chưa hợp lý, không phản ánh được chính xác kết quả thực hiện công việc của người lao động.
- Bên cạnh đó bảng điểm sử dụng làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí mới chỉ dừng lại ở những nội dung chung, chưa xây dựng được các quy định đánh giá chi tiết phù hợp cho từng vị trí công việc. Đặc biệt trong điều kiện Ngân hàng có một số thay đổi trong việc điều chỉnh cơ cấu, chức năng nhiệm vụ một số bộ phận trong khi việc điều chỉnh các bộ chỉ tiêu giao cho CBNV chưa được điều chỉnh kịp thời dẫn tới việc đánh giá kết quả thực hiện cuối kỳ còn gặp nhiều khó khăn.
- Công tác lên kế hoạch đánh giá còn sơ sài, các nhân viên nhất là nhân viên mới chưa nắm được chi tiết các KPI cho vị trí công việc của mình ngay từ đầu kỳ đánh giá, do đó người lao động chưa hiểu rõ kỳ vọng của Chi nhánh đối với sự thực hiện công việc của họ, không có được kế hoạch để thực hiện công việc trong kỳ một cách hiệu quả để nâng cao năng suất, giúp công tác ĐGTHCV đạt kết quả cao.
- Số lượng đối tượng tham gia đánh giá chủ yếu mới là cấp trên trực tiếp và bản thân người lao động. Nhóm đối tượng khác: khách hàng bên ngoài, khách hàng nội bộ thì kết quả tập hợp ý kiến đánh giá còn ít do đó ý kiến đánh giá này còn mang tính chủ quan.
- Người lao động chưa nhận thức rõ vai trò của công tác ĐGTHCV do đó chưa tích cực, chủ động trong công tác ĐGTHCV cũng như sử dụng kết quả của ĐGTHCV trong việc phát triển công việc, nghề nghiệp của bản thân.
- Việc thông tin phản hồi về kết quả thực hiện công việc chưa được thực hiện đầy đủ và đồng bộ, có nhiều đơn vị chưa thông báo kịp thời kết quả thực hiện công
việc đến nhân viên, điều này cũng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng công tác ĐGTHCV.đầy đủ công khai trong toàn Chi nhánh, dẫn tới giảm tính khuyến khích trong đánh giá đối với những người đánh giá tốt cũng như có thể giảm tính minh bạch trong công tác đánh giá của Chi nhánh.
- Hiệu quả của công tác ĐGTHCV chưa cao do Chi nhánh chưa phát huy được hết vai trò quan trọng của ĐGTHCV, dẫn tới việc thực hiện công tác đánh giá mang tính hình thức, tốn nhiều thời gian và chi phí, ảnh hưởng tâm lý người lao động. 2.2.6.3Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác ĐGTHCV tại Chi nhánh TKBĐ:
- Những nguyên nhân chủ quan:
• Do Ngân hàng đang có định hướng bàn giao nghiệp vụ quản lý dịch vụ tiết kiệm bưu điện tại một số Bưu điện Tỉnh có Chi nhánh của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đóng trên địa bàn nhưng chưa được triển khai đồng bộ và có hướng dẫn đồng bộ khiến Chi nhánh đang lúng túng trong việc định hướng và có phương án sắp xếp nhân sự chuyên quản dịch vụ tiết kiệm bưu điện.
• Do Chi nhánh đang trong giai đoạn hoàn thiện mô hình tổ chức phù hợp với mô hình phát triển của Chi nhánh Ngân hàng thông thường nên định hướng mục tiêu hoạt động kinh doanh ít nhiều có thay đổi, điều chỉnh. Chính điều đó có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác ĐGTHCV do mục tiêu của ĐGTHCV phải phù hợp với mục tiêu của Chi nhánh.
• Sự quan tâm của các nhà lãnh đạo cao cấp đối với công tác ĐGTHCV còn hạn chế, do đó công tác ĐGTHCV tại Chi nhánh chưa được quan tâm đúng mức và sử dụng đóng vai trò và tầm quan trọng của nó. Chính quan điểm của lãnh đạo cấp cao đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới ý thức và sự quan tâm của lãnh đạo cấp dưới đối với công tác ĐGTHCV, dẫn tới thiếu sự đầu tư về thời gian và công sức trong việc triển khai thực hiện cũng như áp dụng các kết quả ĐGTHCV. Vì vậy, hiệu quả của công tác ĐGTHCV mang lại cho Chi nhánh không cao.
• Công tác phân tích công việc của Chi nhánh thực sự chưa được quan tâm. Việc phân tích công việc mới diễn ra theo hình thức người lao động và quản lý trực tiếp dựa trên mẫu biểu chung do phòng Tổng hợp hướng dẫn để thống nhất với
nhau trong mô tả công việc, yêu cầu thực hiện… do đó các kết quả này chưa thực sự phản ánh và lột tả hết đặc thù công việc, ảnh hưởng tới kết quả ĐGTHCV sau này.
• Ý thức của người lao động trong việc tham gia vào công tác ĐGTHCV chưa cao cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc người lao động không quan tâm hoặc không hiểu về công tác ĐGTHCV, mục đích, ý nghĩa của công tác này trong Chi nhánh. Do đó việc tham gia của người lao động vào việc hoàn thiện các KPI giao cho vị trí công việc của bàn thân là rất ít.
• Theo kết quả khảo sát thì trong suốt quá trình xây dựng và thục hiện công tác ĐGTHCV tại Chi nhánh, có trên 80% người lao động được hỏi nghĩ rằng kết quả đánh giá công việc được dùng cho Chi nhánh, còn bản thân họ không quan tâm và sử dụng đến kết quả đó cho kế hoạch bản thân.
• Bộ chỉ tiêu đánh giá cho các vị trí công việc chưa được xây dựng cụ thể, hoàn thiện. Qua khảo sát thì kết quả cho thấy những khó khăn gặp phải trong công tác ĐGTHCV tại Chi nhánh là do các tiêu chí đánh giá chưa chi tiết và hợp lý. Sở dĩ như vậy là ngay từ đầu công tác phân tích vai trò từng chỉ tiêu trong các KPI của nhân viên chưa được thực hiện đầy đủ dẫn tới các KPI xây dựng với tỷ trọng của nó tại một số vị trí không phản ánh chính xác kết quả thực hiện công việc của người lao động, ảnh hưởng tới kết quả đánh giá.
• Phòng Tổng hợp chưa hỗ trợ được nhiều cho các phòng trong việc tư vấn lựa chọn các tiêu chí trong việc phân tích công việc để xây dựng các tiêu thức đánh giá cũng như xây dựng thang điểm chuẩn cho các tiêu thức theo đặc thù hoạt động của các phòng chức năng trong Chi nhánh.
- Nguyên nhân khách quan:
Do đặc thù văn hóa của người Việt Nam nói riêng và Á đông nói chung là ngại đưa ra ý kiến nhậ xét, góp ý vì sợ ảnh hưởng tới mối quan hệ cá nhân sau này. Chính vì những lý do đó cũng dẫn tới những hạn chế trong công tác ĐGTHCV, dẫn tới kết quả ĐGTHCV đôi khi thiếu chính xác.
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐGTHCV TẠI NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH TIẾT KIỆM BƯU ĐIỆN
3.1Phương hướng và mục tiêu phát triển của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiết kiệm Bưu điện giai đoạn 2013 - 2015.
Ngay tại thời điểm chính thức công bố tên gọi, thương hiệu mới: Ngân hàng Bưu
điện Liên Việt - LienVietPostBank (ngày 29/07/2011), trên cơ sở nhận thức rõ tiềm
năng, cơ hội lớn từ việc khai thác thế mạnh mạng lưới rộng khắp với trên 10.000 Bưu cục và điểm Bưu điện Văn hóa xã của VNPost, Hội đồng quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã xác định, định hướng chiến lược của Ngân hàng trong giai đoạn tới là tập trung bán lẻ dịch vụ, với mục tiêu vươn lên vị trí ngân hàng bán lẻ có mạng lưới rộng nhất trong cả nước, trở thành “Ngân hàng của mọi người”. Trọng trách quan trọng này được giao cho Chi nhánh TKBĐ. Với ưu thế có được từ khi là một đơn vị hạch toán phụ thuộc VNPost và nay với sự hợp tác, liên kết cùng VNPost, mối quan hệ chặt chẽ với các BĐT, BĐH và hệ thống Bưu cục, trong giai đoạn phát triển sắp tới, đối tượng khách hàng chính mà Chi nhánh TKBĐ hướng tới là đông đảo người dân nông thôn, nhất là những người dân ở vùng xâu, vùng xa. Theo kế hoạch, dự kiến đến năm 2015, Chi nhánh TKBĐ sẽ mở rộng mạng lưới các điểm cung cấp dịch vụ ngân hàng tới toàn bộ hơn 10.000 Bưu cục và điểm Bưu điện Văn hóa xã trên mạng lưới bưu chính.
Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển mới - nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, vì vậy cùng với các NHTM, tổ chức trung gian tài chính khác tại Việt Nam, Chi nhánh TKBĐ sẽ đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới. Hơn nữa, với định hướng mới của Hội đồng quản trị Ngân hàng là sẽ dần bàn giao việc quản lý dịch vụ tiết kiệm bưu điện trên mạng lưới cho các Chi nhánh khác của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đóng trên địa bàn quản lý, Chi nhánh tập trung vào một số định hướng chủ yếu về phát triển toàn diện hoạt động TKBĐ giai đoạn 2013 - 2015 như sau: