Hàng Hải
Tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải, công tác ĐGTHCV được thực hiện khá bài bải và chuyên nghiệp. Quy trình ĐGTHCV được ban hành và phổ biến đến người lao động ngay từ đầu năm, mọi người lao động đều nắm rõ: chu kỳ đánh giá, những người tham gia ĐGTHCV, các chỉ tiêu cần đạt trong kỳ và để đạt được các mức kết quả đánh giá mong muốn phải đạt tiêu chuẩn thực hiện như thế nào. Từ đó xác định rõ mục tiêu thực hiện cho từng công việc cụ thể của mình. Các quy định cụ thể về công tác đánh giá cũng giúp cho người quản lý thực hiện công việc được chính xác, giúp phát huy hiệu quả công tác này (Phụ lục 1.2 - Mẫu phiếu ĐGTHCV của Ngân hàng TMCP Hàng Hải).
Về tiêu chí đánh giá: Quy định chi tiết các tiêu chí đánh giá cơ bản và tỷ trọng đánh giá cho từng tiêu chí tại mỗi vị trí công việc. Mỗi tiêu chí được xác định là một KPIs cá nhân mà người lao động phải đạt được trong kỳ đánh giá. Các tiêu chí được xây dựng theo nguyên tắc rõ ràng và đo lường được, thể hiện được nhiệm vụ và trách nhiệm chính của công việc thực hiện, phù hợp với mong muốn đánh giá thực hiện công việc và vai trò của các tiêu chí trong nhiệm vụ của trung tâm của người thực hiện công việc.
Cách xây dựng tiêu chí: Ngân hàng đưa ra khung tiêu chí chính dựa trên mục tiêu chung của Ngân hàng, mục tiêu của từng đơn vị và đặt mục tiêu mong đợi của cấp đánh giá, quản lý đối với từng KPI của chức danh công việc thực hiện. Các tiêu chí mong đợi được người quản lý xây dựng trên cơ sở trao đổi và thống nhất với người thực hiện để làm căn cứ đánh giá.
Đo lường kết quả thực hiện công việc: Kết quả thực hiện KPI được xác định trên nguyên tắc lấy chỉ tiêu đã đặt ra tại kỳ kế hoạch so với chỉ tiêu thực tế hoàn thành
theo tỷ lệ %. Trong đó có khống chế tỷ lệ hoàn thành tối đa xác định là 200% theo từng tiêu thức. Tổng điểm KPI được xác định bằng tổng tỷ lệ hoàn thành x trong số từng KPI.
Kết quả ĐGTHCV của người lao động rơi vào khung điểm thuộc xếp hạng đánh giá nào sẽ được xếp thành tích công tác đó và được tổ chức đãi ngộ chính sách lương kinh doanh bổ sung theo mức xếp hạng tương ứng cũng như có những chính sách quy hoạch, xem xét bổ nhiệm cán bộ/cảnh báo người lao động cần cố gắng trong kỳ tiếp theo nếu không sẽ không đáp ứng được yêu cầu công việc và việc chấm dứt HĐLĐ.
Kết quả ĐGTHCV được chuyển đến kịp thời tới bộ phận quản lý nhân sự để thực hiện các công tác tổng hợp và thực hiện các chính sách liên quan.
Về chu kỳ đánh giá: thực hiện với nhiều chu kỳ đánh giá theo các mục đích khác nhau. Đánh giá thực hiện KPIs được thực hiện hàng tháng, đánh giá để làm căn cứ trả lương kinh doanh bổ sung được thực hiện hàng quý.
ĐGTHCV được thực hiện vào cuối mỗi kỳ đánh giá, tổng hợp so sánh điểm số đạt được so với kế hoạch được giao. Bảng đánh giá được trao đổi thống nhất giữa người quản lý và nhân viên của mình, giúp nhân viên thấy rõ kết quả thực hiện công việc của mình ở mức độ nào so với mong đợi của tổ chức.
Việc xếp hạng kết quả ĐGTHCV được chia thành các thứ hạng sau: A+ Xuất sắc; A Tốt; A- Khá; B Trung bình; C Kém và quy định rõ khung điểm cho từng thứ hạng với từng vị trí công việc.
Trong quá trình đánh giá, người quản lý cũng trao đổi và chỉ rõ với nhân viên những điểm đã đạt được trong kỳ cũng như những thiếu sót cần khắc phục, từ đó rút ra kinh nghiệm cho kỳ thực hiện công việc tiếp theo cũng như những giải pháp người quản lý cầ hỗ trợ để nhân viên thực hiện công việc của mình tốt hơn, các kỹ năng kiến thức người lao động cần bổ sung được đưa vào chương trình đào tạo và thống nhất đề xuất mục tiêu đào tạo chuyển bộ phận quản lý nhân sự có kế hoạch đào tạo phù hợp.
Tuy nhiên, với những tiêu chí đánh giá rất cụ thể và chi tiết cho mỗi vị trí công việc mà Ngân hàng quy định cho các vị trí trong hệ thống cũng đã dẫn tới tình
trạng nhân viên chỉ quan tâm tới những tiêu chí có tỷ lệ trọng số cao để giành điểm tốt, những tiêu chí có trọng số thấp ít được quan tâm dẫn tới sự phối kết hợp hỗ trợ trong công việc đôi khi không được quan tâm.