Lịch sử hình thành và phát triển:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Chi nhánh Tiết kiệm Bưu điện (Trang 53)

 Lịch sử hình thành Ngân hàng Bưu điện Liên Việt:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPB) tiền thân là Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Chi nhánh Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LPB.

Cổ đông sáng lập của LPB là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương

mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ 6460 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là 1 trong 10 Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.

Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính - Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Chi nhánh Oracle Financial Services Software Limited…

LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.

Mô hình tổ chức: Cơ quan trung ương của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt là Hội sở. Thông qua các Khối nghiệp vụ, Hội sở quản lý toàn bộ mạng lưới bao gồm các Sở Giao dịch, Chi nhánh, Phòng Giao dịch trong cả nước.

Sứ mệnh: Cung cấp cho Khách hàng và Xã hội các sản phẩm, dịch vụ đa dạng với chất lượng cao; Mang lại lợi ích cao nhất cho Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và Xã hội.

Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam - Ngân hàng của mọi người.

Chiến lược kinh doanh: Bán lẻ - Dịch vụ - Kinh doanh đa năng.

Giá trị cốt lõi: Kỷ cương - Nhân bản - Sáng tạo.

Triết lý kinh doanh:

- Ba điều hướng tâm của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt: • Không có con người, dự án vô ích.

• Không có Khách hàng, ngân hàng vô ích.

• Không có Tâm - Tín - Tài - Tầm, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt vô ích.

- Cổ đông: Là nền tảng của Ngân hàng.

- Khách hàng: Là ân nhân của Ngân hàng.

- Người lao động: Là sức mạnh của Ngân hàng.

- Đối tác: Là bằng hữu của Ngân hàng.

- Sản phẩm, dịch vụ: Không ngừng đổi mới, phục vụ Khách hàng các sản phẩm Khách hàng cần chứ không phải các sản phẩm Ngân hàng có.

- Ý thức kinh doanh: Thượng tôn pháp luật; Gắn Xã hội trong kinh doanh.  Logo:

- Ý nghĩa của Logo: Logo của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt là thông điệp tinh túy thể hiện tầm nhìn đổi mới, tính công chúng rộng lớn, dễ nhận biết và đi vào lòng người.

- Khối hình: Thoi vàng và đồng tiền cổ là sự hòa quyện tinh tế giữa hình thức và nội dung, giữa hiện đại và bản sắc, như hình với bóng thể hiện sự đoàn kết chặt chẽ, giống hình ảnh “con lật đật” dù vận động đổi mới, phát triển không ngừng, nhưng luôn ở thế cân bằng vĩnh cửu.

- Logo cũng đảm bảo được yếu tố phong thủy theo bản sắc Phương Đông, khối hình và khối chữ ẩn chứa sự tinh túy “Sắc sắc không không”, “Hỏa thiên đại hữu” và “Thiên hỏa đồng nhân” với chân đế LienVietPostBank - Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, một nền móng vững chắc, AN TOÀN - PHÁT TRIỂN - BỀN VỮNG.

- Logo được cấu trúc bởi 3 khối màu sắc (Màu trắng: Rõ ràng, minh bạch; Màu xanh: Đoàn kết vững chắc; Màu vàng cam: Hoàn thiện tinh tế) tạo thế chân kiềng vững chắc biểu tượng cho chữ TÍN - TÂM - TÀI, thể hiện ý nghĩa câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” - Ngân hàng của mọi người.

 Lịch sử hình thành Chi nhánh Tiết kiệm Bưu điện:

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiết kiệm Bưu điện tiền thân là Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện thuộc Tổng Chi nhánh Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) được thành lập từ tháng 05/1999. Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) là đơn vị đầu tiên của ngành Bưu điện tham gia lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động của VPSC chỉ bó hẹp trong việc huy động vốn từ dân cư và chuyển giao cho Quỹ Hỗ trợ phát triển để đầu tư cho các công trình trọng điểm quốc gia. Để “cởi trói” cho hoạt động tiết kiệm bưu điện, Thủ tướng Phan Văn Khải vừa có Quyết định 270/QĐ-CP ký ngày 31/10 cho phép VPSC được tham gia sâu hơn nữa vào lĩnh vực ngân hàng.

Những thuận lợi ban đầu theo Quyết định 215/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, VPSC được phép huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư thông qua các dịch vụ tiết kiệm bưu điện (TKBĐ) để chuyển giao cho Quỹ Hỗ trợ phát triển. Qua 12 năm cung cấp dịch vụ, VPSC đã không ngừng lớn mạnh. Mạng lưới dịch vụ đã có mặt ở 64/64 tỉnh, thành. Từ chỗ chỉ có gần 200 bưu cục cung cấp dịch vụ vào cuối năm 1999, đến tháng 6/2011, cả nước đã có 800 bưu cục cung cấp dịch vụ, trong đó có 185 bưu cục được nối mạng tin học. Số tiền huy động trong dân cũng tăng dần.

Sử dụng mạng lưới bưu cục rộng khắp trên 64 tỉnh, thành, Tiết kiệm Bưu điện cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận người dân ở mọi vùng. Tới đây, khi dịch vụ được mở rộng hơn về loại hình và phạm vi phục vụ thì khả năng huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư là rất lớn.

Ngày 21/2/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn đồng ý cho Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) đơn vị thành viên của VNPT góp vốn vào Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện và bằng tiền. Cũng tại công văn này, Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý đổi tên Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt thành Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt; Ngày 22/7/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số 1633/QĐ-NHNN về việc thay đổi tên gọi của Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt (LienVietBank) thành Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cụ thể, VNPost sẽ góp vốn bằng giá trị của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện tương đương với 360 tỷ đồng và góp vốn nhiều lần bằng tiền mặt để tăng tổng số vốn thuộc sở hữu của Vietnam Post tại LienVietPostBank lên đến 997 tỷ đồng, tương đương 14,99% cổ phần.

Ngày 29/07/2011, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiết kiệm Bưu điện chính thức ra đời với chức năng, nhiệm vụ chính như sau:

- Thực hiện chức năng kinh doanh trực tiếp; tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả việc tiếp thị khách hàng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng trong phạm vi hoạt động theo phân cấp, ủy quyền của Ngân hàng và quy định của pháp luật. - Quản lý và điều hành hoạt động ngân hàng tại các PGDBĐ thuộc các BĐT/BĐH

trên địa bàn được phân công quản lý.

- Đầu mối thanh quyết toán công nợ, hoa hồng, phí ứng tiền mặt trên toàn hệ thống PGDBĐ; tổng hợp số liệu, hạch toán kế toán và lập các báo cáo liên quan đến hoạt động toàn mạng lưới PGDBĐ cho ngân hàng, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước.

- Là đầu mối đại diện cho Ngân hàng trong việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ giữa Ngân hàng với các đối tác, tổ chức kinh tế xã hội và cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn được phân công quản lý.

- Phối hợp với Bưu điện Tỉnh xây dựng các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing - truyền thông, kế hoạch phát triển mạng lưới PGDBĐ.

Các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiết kiệm Bưu điện cung cấp và quản lý trên mạng lưới Tiết kiệm Bưu điện:

- Các sản phẩm huy động: Rút gốc linh hoạt, tiền gửi bậc thang, tiền gửi chọn kỳ lĩnh lãi, …

- Các sản phẩm tín dụng: Tài trợ vốn lưu động, hạn mức tín dụng ngắn hạn, cho vay mua ô tô, bảo lãnh…

- Sản phẩm Thẻ & NHĐT

- Sản phẩm dịch vụ khác: Dịch vụ ngân hàng tại chỗ, cam kết tài trợ, ủy thác thanh toán lương, ủy thác thanh toán vốn đầu tư xây dựng…

Do đặc thù lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh bao gồm cả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng và tiết kiệm Bưu điện nên mỗi lĩnh vực công tác đánh giá thực hiện công việc của Chi nhánh cần triển khai thực hiện cho phù hợp với đặc thù hoạt động từng lĩnh vực: hoạt động tín dụng thì công tác đánh giá thực hiện công việc nhằm phân biệt và lựa chọn những cán bộ nhân viên thực hiện công tác tín dụng hiệu quả và chất lượng nhất; lĩnh vực quản lý nghiệp vụ tiết kiệm bưu điện thì nhằm phân biệt và lựa chọn những cán bộ nhân viên am hiểu, quản lý nghiệp vụ tiết kiệm bưu điện hiệu quả, an toàn nhất; các hoạt động khác như hoạt động tại quầy giao dịch, kế toán nội bộ, nhân sự, hành chính… nhằm lựa chọn và phân biệt những cán bộ nhân viên thực hiện tốt nhất nhiệm vụ, tuân thủ tốt nhất quy trình nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Chi nhánh Tiết kiệm Bưu điện (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w