Các lỗi thường gặp khi đánh giá:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Chi nhánh Tiết kiệm Bưu điện (Trang 32)

Bản chất của ĐGTHCV là sự đánh giá chủ quan của người quản lý đối với nhân viên của mình, điều này dẫn đến tình trạng làm sai lệch các ý kiến đánh giá về tình hình làm việc của người lao động. Do đó, cần lưu ý một số các lỗi thường hay mắc phải sau đây:

- Lỗi thiên vị: Người đánh giá sẽ dễ dàng mắc lỗi này khi họ ưa thích hay yêu mến một người lao động nào đó hơn những người khác. Để tránh lỗi này người đánh giá cần biết rằng đối tượng của ĐGTHCV không phải là đánh giá con người của người lao động.

- Lỗi xu hướng trung bình: Đây là cách đánh giá tất cả các nhân viên đều trung bình, không ai tốt hẳn mà cũng ko ai kém hẳn, mọi người đều như nhau. Sở dĩ có lỗi này là do người đánh giá sợ mất lòng người khác, hay cũng có thể họ cũng ko hiểu rõ các tiêu chuẩn để đánh giá, cách thức đánh giá.

- Lỗi thái cực: Có hai cực cần tránh trong quá trình đánh giá nhân viên của mình là quá dễ dãi hay quá nghiêm khắc, cả hai điều này đều không đem lại một kết quả đánh giá chuẩn xác, có tính hữu dụng cao và có thể còn gây ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên.

- Lỗi thành kiến: Trong tư duy của mình, hầu như người đánh giá đều có một số định kiến hoặc tư duy máy móc nào đó, ví du như có thể nghĩ rằng “Những nhân viên đã từng tốt nghiệp đại học danh tiếng thì hiệu quả làm việc sẽ cao hơn những người chỉ tốt nghiệp trung cấp hoặc sơ cấp”, “nhân viên nữ thì thường làm việc chăm chỉ và cẩn thận hơn nam’… Đây chỉ là những thành kiến và cho dù nó có

đúng với một số trường hợp nào đó nhưng nó vẫn hoàn toàn không có cơ sở khoa học nên không phù hợp trong công tác ĐGTHCV.

- Lỗi do ảnh hưởng của sự kiện gần nhất: Ý kiến của người đánh giá sẽ bị ảnh hưởng bởi những hành vi mới xảy ra của người lao động. Để tránh mắc lỗi này người đánh giá cần hiểu ĐGTHCV là cả một quá trình chứ không chỉ xem xét tại những thời điểm nhất định.

- Lỗi định kiến: Người đánh giá có khuynh hướng xếp hạng nhân viên theo cảm tính cá nhân. Một ấn tượng của người đánh giá về nhân viên hay các đặc điểm cá nhân như tuổi tác, chủng tộc, ngoại hình, giới tính, mối quan hệ…cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.

0.4.Nội dung của công tác đánh giá thực hiện công việc:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Chi nhánh Tiết kiệm Bưu điện (Trang 32)