Vài nét về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội huyện An Dƣơng,

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 40)

Dương, thành phố Hải Phòng

Huyện An Dƣơng nằm ở phía tây thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 97,6 km2

. Về vị trí địa lý: phía bắc tiếp giáp huyện Thuỷ Nguyên; phía nam tiếp giáp với quận Kiến An; phía đông tiếp giáp với quận Lê Chân và Hồng Bàng. Là một huyện cửa ngõ của thành phố với quốc lộ đƣờng 5, đƣờng 10 đi qua, An Dƣơng có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng nhất là cơ sở phục vụ sản xuất đƣợc quan tâm đầu tƣ, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, huyện An Dƣơng chủ trƣơng tiếp tục thực hiện cơ cấu kinh tế theo mô hình công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, thực hiện tốt các chính sách xã hội, thực hiện bình đẳng trong quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp. Có nhiều khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thu hút nhiều lao động trong và ngoài thành phố đến làm việc và sinh sống, nhƣ khu công nghiệp Nomura - Nhật Bản, thuộc xã An Hƣng, khu công nghiệp Tràng Duệ xã Lê Lợi, khu công nghiệp Thẩm - Việt Trung Quốc xã Hồng Phong,.... Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt mức 1.080 USD/năm, điều kiện kinh tế xã hội tƣơng đối ổn định. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính xã, thị trấn với tổng dân số là 150.865 ngƣời và 40.073 số hộ. An Dƣơng là huyện có truyền thống cách mạng, và hiếu học, nhân dân An Dƣơng cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, tự lực, tự cƣờng vƣợt qua mọi khó khăn, thách thức.

2.1.2.Vài nét về sự phát triển giáo dục và đào tạo huyện An Dương, thành phố Hải Phòng

2.1.2.1. Thuận lợi

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành GD & ĐT huyện An Dƣơng trong những năm qua, đặc biệt là một số năm trở lại đây đã phát triển đồng bộ, vững chắc và đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, đóng góp xứng đáng vào phong trào giáo dục của Thành phố Hải Phòng cũng nhƣ sự phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng.

Nhận thức của toàn Đảng, toàn dân và đội ngũ các thầy cô giáo về tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo tiếp tục đƣợc nâng cao. Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo thông qua việc quan tâm đến đầu tƣ cơ sở vật chất trƣờng học và đời sống giáo viên.

Qui mô giáo dục ổn định, giữ vững và phát triển. Toàn huyện An Dƣơng có 4 trƣờng THPT, 1 trung tâm GDTX, 16 trƣờng THCS, 17 trƣờng tiểu học và 21 trƣờng mầm non. Từ năm học 2007-2008 đến 2011-2012 ngành giáo dục và đào tạo An Dƣơng có nhiều phát triển. Chất lƣợng và hiệu quả giáo dục ngày càng tăng ở tất cả các ngành học, bậc học. Đội ngũ cán bộ, giáo viên không ngừng đƣợc tập huấn, đào tạo bổ sung theo hƣớng đủ về số lƣợng, đồng bộ về loại hình, cao về chất lƣợng. Chất lƣợng giáo dục toàn diện chuyển biến mạnh mẽ. Chất lƣợng học sinh giỏi các cấp, tỉ lệ học sinh đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng ngày càng cao. Huyện An Dƣơng đã hoàn thành chƣơng trình phổ cập THCS, THPT và nghề trƣớc thời gian kế hoạch 2 năm. Cơ sở vật chất ngày càng đƣợc tăng cƣờng theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Phong trào xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia ở các ngành học, cấp học phát triển mạnh mẽ với số lƣợng 31 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, 2 trƣờng học điện tử. Trƣờng THPT Nguyễn Trãi, THCS An Đồng huyện An Dƣơng là hai trƣờng học đầu tiên đạt chuẩn quốc gia ở hai bậc học THPT, THCS của thành phố Hải Phòng. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Các hoạt động

chính trị, văn hoá, văn nghệ, TDTT ngày càng sôi nổi và hiệu quả. Công tác quản lý có nhiều đổi mới, đảm bảo những qui định về qui chế chuyên môn, thực hiện nghiêm túc đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông.

Hầu hết đội ngũ cán bộ, giáo viên có tƣ tƣởng, lập trƣờng chính trị rõ ràng, có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn nghiệp vụ tƣơng đối vững vàng, tâm huyết với nghề nghiệp, tích cực học tập bồi dƣỡng về lý luận chính trị, khoa học quản lý, chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Nhu cầu học tập của nhân dân địa phƣơng ngày càng lớn là điều kiện thúc đẩy giáo dục phát triển.

Về phổ cập giáo dục: Huyện An Dƣơng đã hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức I với tỷ lệ các tiêu chuẩn đều đạt 100%, tỷ lệ trẻ 11 tuổi hoàn thành chƣơng trình Tiểu học là 99%, huy động trẻ khuyết tật ra lớp và HTCTTH là 90%. Tỷ lệ huy động học sinh hoàn thành chƣơng trình Tiểu học vào lớp 6 đạt 100%. Số đơn vị đạt chuẩn phổ cập GDTH, GDTH ĐĐT là 16/16 xã. Duy trì, giữ vững và nâng cao tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở. Các tiêu chuẩn huy động và tiêu chuẩn hiệu quả đều đạt tỷ lệ cao. Có 6 xã hoàn thành cả 3 tiêu chuẩn huy động, hiệu quả và điều kiện. Phổ cập bậc TH và Nghề cơ bản hoàn thành với 2 tiêu chuẩn ở 16/16 xã, thị trấn.

Công tác giáo dục của huyện đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng kể, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Quy mô giáo dục - Đào tạo của huyện An Dƣơng luôn ổn định và phát triển, các loại hình trƣờng lớp ngày càng đƣợc mở rộng, chất lƣợng ngày một nâng cao.

Tỷ lệ trẻ đi học khá cao ở các cấp học. Cụ thể: nhà trẻ 30%, mẫu giáo 90%. Riêng trẻ 5 tuổi huy động đến trƣờng đạt 100%. Tiểu học huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; THCS huy động 100% trẻ hoàn thành chƣơng trình tiểu học vào lớp 6; THPT huy động 96% học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 ở các loại hình trƣờng (THPT, TTGDTX, THCN, học nghề).

2.1.2.2. Khó khăn

Chất lƣợng học sinh đại trà không đồng đều nhất là ở một số trƣờng cơ sở vật chất còn thiếu chƣa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông. Vẫn còn hiện tƣợng học sinh không đủ điều kiện lên lớp. Chất lƣợng học sinh vào lớp 10 hệ công lập chƣa cao.

Thiết bị dạy học còn thiếu, đặc biệt là thiết bị dạy học hiện đại nhƣ: Máy vi tính, máy Projector, máy chiếu bản trong, máy chiếu đa vật thể, máy Scan ...

Cơ cấu giáo viên chƣa đồng bộ ở một số trƣờng, môn thừa, môn thiếu ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng dạy học. Đặc biệt một số giáo viên đổi mới phƣơng pháp còn chậm, hạn chế trong ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Nhận thức của xã hội đƣợc nâng lên, phụ huynh đã chú ý đầu tƣ cho giáo dục, song chƣa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới về giáo dục và đào tạo.

Một số cán bộ, giáo viên, học sinh chƣa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, giá trị của việc dạy và học nên thiếu quyết tâm, thiếu cố gắng trong việc khắc phục khó khăn để dạy và học.

Việc rèn các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống trong các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của học sinh ở một số trƣờng chƣa thật sự đƣợc quan tâm đúng mức.

2.1.2.3. Sự phát triển giáo dục huyện An Dương

Sau đổi mới, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhƣng ngành giáo dục An Dƣơng vẫn duy trì đƣợc phong trào thi đua "Hai tốt". Chất lƣợng giáo dục có nhiều chuyển biến.

Thực hiện nghị quyết Trung ƣơng 2 (khóa VIII), An Dƣơng đã có chƣơng trình phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài; lãnh đạo huyện An Dƣơng đã chuyển đổi nhanh về nhận thức. Hàng năm, tỷ lệ đầu tƣ ngân sách cho giáo dục ngày

càng tăng mạnh. Chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng lên, cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành giáo dục đào tạo đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ ngày cảng khang trang, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu "Dạy tốt, học tốt". Đội ngũ giáo viên các cấp đƣợc chuẩn hóa; mở rộng quy mô và đa dạng hóa các loại hình đào tạo; đƣa nhanh giảng dạy ngoại ngữ, tin học vào các trƣờng phổ thông. Phong trào dạy tốt, học tốt đƣợc duy trì. Số học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi cấp thành phố và quốc gia ngày càng nhiều. Huyện đã hoàn thành phổ cập Tiểu học và THCS sớm hơn kế hoạch đề ra. Giáo dục Mầm non đƣợc quan tâm, tỷ lệ trẻ em ra nhà trẻ, mẫu giáo và trẻ em 5 tuổi ra lớp ngày càng tăng. Trung tâm GDTX và các trƣờng dạy nghề chủ động hợp tác với các trƣờng Đại học, Trung học chuyên nghiệp mở nhiều lớp đào tạo đại học, trung cấp, dạy nghề... góp phần nghề nghiệp hóa lực lƣợng lao động, nhất là lao động trẻ.

Trong những năm gần đây, công tác giáo dục không ngừng đƣợc mở rộng và nâng cao chất lƣợng cả đại trà và mũi nhọn thông qua việc chuẩn bị tốt cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, phát triển đa dạng các loại hình đào tạo.

Tính đến năm học 2011-2012, toàn huyện có 20 trƣờng Mầm non, 17 trƣờng Tiểu học, 16 trƣờng THCS, 1 trung tâm GDTX, 4 trƣờng THPT (2 trƣờng dân lập), 1 trƣờng nghề. 100% số trƣờng lớp đã đƣợc kiên cố hóa, hiện đại hóa, "tầng hóa"; 100% số trƣờng đã ứng dụng CNTT trong đổi mới phƣơng pháp dạy học và quản lí; đảm bảo cho 95% học sinh tiểu học học 2 buổi/ ngày. 99,8% số cán bộ giáo viên đƣợc chuẩn hóa, số cán bộ giáo viên trẻ chiếm 72%, không có giáo viên yếu kém về chuyên môn và đạo đức....

Phong trào thi đua, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, đúc kết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã trở thành truyền thống. Mỗi năm học, có hàng ngàn giáo viên giỏi, chiến sỹ thi đua, sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở và cấp thành phố. Chất lƣợng giáo dục toàn diện nhiều năm đạt kết quả cao.

Nhiều trƣờng ở các cấp học đã xây dựng đƣợc thƣơng hiệu, với phƣơng châm "chất lƣợng thực, hiệu quả cao, thi nghiêm túc ", ngành đã không ngừng đổi mới trong chỉ đạo, quản lí, thi đua. Công tác bồi dƣỡng giáo viên đƣợc đẩy mạnh. Nhiều cánh chim đầu đàn về chuyên môn, quản lí xuất hiện. Hàng loạt giải pháp mạnh mẽ, thiết thực đã làm thay đổi diện mạo của ngành, hàng chục phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn đã đƣợc chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả nhƣ phong trào "Dạy tốt, học tốt", "Đúc kết và áp dụng SKKN".

"Dân chủ hóa trƣờng học, xã hội hóa giáo dục", "Kỷ cƣơng, tình thƣơng, trách nhiệm", "Xây dựng nhà trƣờng văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch", "Hai không", "Mỗi thầy cô là một tấm gƣơng đạo đức tự học và sáng tạo", "Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực"...

Tổng kết năm học 2011 - 2012, tỷ lệ học sinh giỏi cấp THCS đạt 28,2%, học sinh khá đạt 37,4%, tăng 3,4%; Cấp Tiểu học tỷ lệ học sinh giỏi và tiên tiến đạt 82,6%, tăng 14,56% so với năm học trƣớc; Cấp THPT tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt 65,4 % tăng 10,2%. Huyện đã tập trung đầu tƣ, xây dựng các trƣờng theo hƣớng đạt chuẩn quốc gia; hƣởng ứng phong trào "Trƣờng học thân thiện - học sinh tích cực" và "Đổi mới quản lý và nâng cao chất lƣợng giáo dục". (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục đƣợc đẩy mạnh; các nhà trƣờng đã làm tốt công tác tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền địa phƣơng trong huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để hỗ trợ đầu tƣ cơ sở vật chất trong nhà trƣờng và phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở mỗi địa phƣơng.

2.1.2.4. Thực trạng giáo dục tiểu học huyện An Dương

- Về quy mô trƣờng lớp:

Bảng 2.1. Kết quả thống kê quy mô trƣờng lớp, HS các trƣờng Tiểu học TT Tên trƣờng Số lớp Số HS Đạt chuẩn QG

1 TH An Dƣơng 20 785 Năm 2005

2 TH An Đồng 29 920 Năm 2009

3 TH Lê Thiện 20 667

Nguồn: Các trường tiểu học

Theo kết quả thống kê ở bảng 2.1 cho thấy:

Tất cả các trƣờng Tiểu học huyện An Dƣơng đều là trƣờng có số học sinh trung bình so với toàn thành phố Hải Phòng, tuy nhiên số HS/lớp ở TH An Dƣơng còn vƣợt quá quy định chuẩn (35 HS/lớp). Trƣờng An Dƣơng và An Đồng đảm bảo cho 100% số học sinh học 2 buổi/ngày, trƣờng Lê Thiện chỉ đáp ứng khối 1, 2 và 3 học 2 buổi/ngày.

Nhiều trƣờng có bề dày truyền thống (An Dƣơng, An Đồng) nhƣng cũng có thể phản ánh đƣợc tình hình CVSC đã cũ, ít phù hợp với nhu cầu mới của giáo dục.

Trƣờng An Dƣơng và An Đồng đã đạt trƣờng chuẩn quốc gia giai đoạn 1 chứng tỏ điều kiện CSVC, chất lƣợng dạy và học... đã bƣớc đầu đáp ứng đƣợc tiêu chí trƣờng chuẩn tuy nhiên còn cần cố gắng hơn nhiều trong những năm tiếp theo để giũ vững danh hiệu trƣờng chuẩn.

- Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Bảng 2.2. Kết quả thống kê CSVC và TBGD hiện có của các trƣờng Tiểu học

Nội dung Đơn vị

Số phòng học, phòng làm việc, thiết bị các trƣờng TH An Dương An Đồng Lê Thiện - Phòng học văn hóa Phòng 20 29 20 - Phòng Tin học Phòng 1 2 0 - Phòng Ngoại ngữ Phòng 1 1 0 - Thƣ viện Phòng 1 1 1 - Phòng Đội m2 24 24 24 - Phòng Hội đồng m2 48 96 96 - Phòng GV m2 48 96 48 - Phòng HT m2 36 48 48 - P.Phó HT m2 36 48 48 - Phòng tổ bộ môn phòng 0 0 0 - Phòng y tế m2 24 10 10 - Phòng thƣờng trực m2 0 0 0 - Nhà để xe GV m2 36 40 30 - Nhà để xe HS m2 0 0 0 - Nhà vệ sinh cho GV m2 24 10 20 - Nhà vệ sinh cho HS m2 70/2P 300/3 60/4P - Máy vi tính phục vụ học tập bộ 24 18 0 - Máy vi tính phục vụ QL bộ 2 2 2 - Máy in cái 2 2 1

- Máy photocopy cái 0 0 0

- Ti vi cái 1 1 0

- Catsec cái 4 3 1

- Đầu video cái 2 2 1

- Máy chiếu Projecter cái 3 2 1 - Máy chiếu Overhead cái 1 1 0

- Tổng diện tích m2 7.244 11.396 8.699

Theo kết quả thống kê ở bảng 2.2:

Với số lƣợng các phòng học nhƣ hiện nay, tất cả các trƣờng đều cố gắng sắp xếp học 2buổi/ngày, nhƣng hầu hết các trƣờng đều cần có thêm phòng học để tổ chức hoạt động.

Về phòng học bộ môn: Hiện nay, chỉ có 2 trƣờng có phòng học bộ môn Ngoại ngữ, 1 trƣờng thiếu phòng học tin.

Về phòng ban, phòng chức năng: Hiện nay chỉ có 2 trƣờng có phòng truyền thống nhƣng diện tích còn nhỏ hoạt động chƣa đạt hiệu quả, 3 trƣờng còn thiếu phòng nghỉ cho giáo viên và 3 trƣờng chƣa có nhà để xe cho học sinh, xe đạp của học sinh còn phải để ngoài sân trƣờng, cả 3 trƣờng đều không có phòng tổ bộ môn. Các phòng làm việc đủ về số lƣợng nhƣng so với sự phát triển hiện nay quy mô, diện tích không còn phù hợp nữa.

Về diện tích: các trƣờng đều là trƣờng ngoại thành có khuôn viên rộng rãi đều có thể đạt đƣợc chuẩn tính trên đầu học sinh nhƣng trên thực tế diện tích bố trí các khu vực làm việc, chức năng không còn hợp lí, trang bị CSVC, TBGD chƣa đảm bảo yêu cầu…. Đây cũng là thách thức lớn của các trƣờng

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 40)