BÀI 4: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM: Khái niệm:
Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam.
Đ141 LDN 2005:
DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Đặc điểm:
Loại hình doanh nghiệp một chủ, Chủ đầu tư - Chủ doanh nghiệp tư nhân là 1 cá nhân.
Vốn đầu tư của DNTN: được hình thành từ việc góp vốn của chủ DNTN. Theo qui định của pháp luật, chủ DNTN có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư. Tài sản sử dụng trong hoạt động kinh doanh phải được định giá theo đúng qui định của pháp luật73. Tài sản góp trong doanh nghiệp không phải thủ tục chuyển quyền sở hữu từ người góp vốn sang doanh nghiệp74. Là loại hình doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ đầu tư: Chủ DNTN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi khoản nợ của doanh nghiệp.
- DNTN là tổ chức kinh tế độc lập, nhưng không có tư cách pháp nhân.
- DNTN không được huy động vốn đầu tư từ nhiều người, không được phát hành chứng khoán.
VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA CHỦ DOANH NGHIỆP VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP:
1.41. Chủ doanh nghiệp tư nhân:
Chủ doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân, không bị cấm hoặc hạn chế đầu tư, quản lý theo qui định của pháp luật75.
Ví dụ: công chức nhà nước, người chưa thành niên không thể là chủ doanh nghiệp tư nhân.
Do đặc điểm về chế độ trách nhiệm trong doanh nghiệp Tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế trong quyền kinh doanh của mình. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền đầu tư vào các doanh nghiệp khác, nhưng chỉ được làm chủ một doanh nghiệp tư nhân76.
Trong doanh nghiệp, Chủ DNTN là người duy nhất được pháp luật trao quyền quyết định đối với tất cả các quan hệ quản lý nội bộ, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp tư nhân đều thuộc về chủ doanh nghiệp.
73 Điều 30 luật doanh nghiệp 2005
74 Khoản 2 điều 29 luật doanh nghiệp 2005
75
Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện đương nhiên của doanh nghiệp tư nhân trước pháp luật và là người đại diện cho doanh nghiệp trong các quan hệ tố tụng (là nguyên đơn, bị đơn, người có liên quan trong các quan hệ tố tụng)
1.42. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp là hệ thống các cơ quan quản lý giúp cho doanh nghiệp thực hiện chức năng hoạt động kinh doanh của mình. Tùy theo từng loại hình kinh doanh mà pháp luật qui định các mô hình quản lý khác nhau.
Đối với doanh nghiệp tư nhân, pháp luật không qui định ràng buộc về cơ cấu tổ chức quản lý. Như vậy, việc tổ chức, phân chia quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho các bộ phận quản lý đều do chủ doanh nghiệp tư nhân quyết định, pháp luật không can thiệp. Đó là cơ chế quản lý tự quản.
Doanh nghiệp tư nhân không có nghĩa vụ phải báo cáo với cơ quan nhà nước về cơ cấu tổ chức quản lý của mình.
Chủ DNTN có thể thuê người khác hoặc tự mình quản lý, điều hành tất cả hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý, điều hành doanh nghiệp, Chủ DNTN vẫn là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyên tắc xác định thẩm quyền của GĐ làm thuê là dựa vào sự tin cậy và trao quyền của chủ DNTN đó77. Ngay cả những trường hợp GĐ được tin cậy thì chủ DN vẫn giữ lại quyền quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến tài chính và ký kết hợp đồng kinh doanh. GĐ không phải là người chịu trách nhiệm về hoạt động của DNTN trước PL.
Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn tất các nghĩa vụ về tài chính đối với nhà nước.
1.43. Vốn và chế độ tài chính của doanh nghiệp tư nhân:
DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn.
Vốn đầu tư của DNTN: được hình thành từ việc góp vốn của chủ DNTN. Theo qui định của pháp luật, chủ DNTN có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư. Tài sản sử dụng trong hoạt động kinh doanh phải được định giá theo đúng qui định của pháp luật78.
Tài sản góp trong doanh nghiệp không phải thủ tục chuyển quyền sở hữu từ người góp vốn sang doanh nghiệp79.
Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán.
Trường hợp DNTN giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký ban đầu thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã thông báo và đăng ký lại với cơ quan đăng ký kinh doanh.
1.44. Thay đổi địa vị pháp lý của chủ doanh nghiệp tư nhân: Bán doanh nghiệp:
Chủ DNTN có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua ít nhất 15 ngày, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh về việc bán doanh nghiệp.
Sau khi bán doanh nghiệp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
77 Nhiều chủ DNTN coi GĐ như là người tư vấn, quyền quyết định vẫn thuộc chủ
78 Điều 30 luật doanh nghiệp 2005
Bán DNTN được hiểu là chuyển quyền sở hữu DN cho người khác. Về thực chất, việc bán DN là bán toàn bộ tài sản trong DN chứ không chuyển nhượng tư cách pháp lý. DNTN khi bị bán thì bị tách rời khỏi tư cách cá nhân của người chủ sở hữu, tách rời khỏi khối tài sản đảm bảo trách nhiệm cho hoạt động của nó. Vì vậy từ thời điểm bán DN thì DNTN đó chấm dứt sự tồn tại. người mua dn có thể dùng khối tài sản để mở rộng hoạt động kinh doanh hiện có (như là lập chi nhánh) hoặc đăng ký thành lập dn. Kể cả trong trường hợp người mua là một cá nhân và đăn ký kinh doanh DNTN với tên và toàn bộ cơ sở vật chất cũ thì cũng được xem là một DNTN khác, vì các thuộc tính cơ bản như chủ dn và tài sản đảm bảo trách nhiệm của chủ cũng đã thay đổi.
Người mua phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Cho thuê doanh nghiệp :
Chủ DNTN có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình.
Việc cho thuê phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trong thời hạn cho thuê, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp.
BÀI 5 : PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY