QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN:

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 40)

1.29.1. Q uyền

Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu42.

Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.

Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định. Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

1.29.2. N ghĩa vụ

Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.

Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.

Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có

42 Kinh doanh xuất, nhập khẩu được coi như là quyền cơ bản, doanh nghiệp nào cũng có quyền kinh doanh. Theo nghị định 12/2006/NĐ-CP, doanh nghiệp được xuất nhập khẩu hàng hóa (không cấm) không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu được mở rộng theo Nghị định số 87/1998/NĐ-CP theo đó, những hạn chế đối với quyền trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu cơ bản được xóa bỏ.

thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.

Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

1.30. Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích:

Ngoài quyền và nghĩa vụ chung như tại 6.1, doanh nghiệp hoạt động công ích còn có quyền và nghĩa vụ:

Được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá thực hiện thầu hoặc thu phí sử dụng dịch vụ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Được bảo đảm thời hạn sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn đầu tư và có lãi hợp lý.

Sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Bảo đảm các điều kiện công bằng và thuận lợi như nhau cho mọi đối tượng khách hàng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về số lượng, chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phí sản phẩm, dịch vụ cung ứng.

Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

1.31. Đối với hợp tác xã:

1.31.1. Quyền

Lựa chọn ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm; Quyết định hình thức và cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã;

Trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để mở rộng sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; Thuê lao động trong trường hợp xã viên không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã theo quy định của pháp luật;

Quyết định kết nạp xã viên mới, giải quyết việc xã viên ra hợp tác xã, khai trừ xã viên theo quy định của Ðiều lệ hợp tác xã;

Quyết định việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ của hợp tác xã;

Quyết định khen thưởng những xã viên có nhiều thành tích trong việc xây dựng và phát triển hợp tác xã; thi hành kỷ luật những xã viên vi phạm Ðiều lệ hợp tác xã; quyết định việc xã viên phải bồi thường các thiệt hại đã gây ra cho hợp tác xã;

Vay vốn của tổ chức tín dụng và huy động các nguồn vốn khác; tổ chức tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật;

Ðược bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật; Từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân trái với quy định của pháp luật; Khiếu nại các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã; Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Sản xuất, kinh doanh đúng ngành, nghề, mặt hàng đã đăng ký;

Thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và kiểm toán; Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

Bảo toàn và phát triển vốn hoạt động của hợp tác xã; quản lý và sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật;

Chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật;

Bảo vệ môi trường, môi sinh, cảnh quan, di tích lịch sử - văn hóa và các công trình quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

Bảo đảm các quyền của xã viên và thực hiện các cam kết kinh tế đối với xã viên;

Thực hiện các nghĩa vụ đối với xã viên trực tiếp lao động cho hợp tác xã và người lao động do hợp tác xã thuê theo quy định của pháp luật về lao động; khuyến khích và tạo điều kiện để người lao động trở thành xã viên;

Ðóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho xã viên là cá nhân và người lao động làm việc thường xuyên cho hợp tác xã theo quy định của Ðiều lệ hợp tác xã phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm; tổ chức cho xã viên không thuộc đối tượng trên tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Chính phủ quy định cụ thể về việc đóng bảo hiểm xã hội đối với xã viên hợp tác xã; Chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết của xã viên, cung cấp thông tin để mọi xã viên tích cực tham gia xây dựng hợp tác xã;

Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

QUI ĐỊNH VỀ NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w