CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
Cũng như các hợp đồng dân sự khác, quá trình hình thành hợp đồng cần trải qua 3 giai đoạn:
- Chấp nhận đề nghị
- Giao kết hợp đồng: thời điểm giao kết và hiệu lực của hợp đồng
1.120.4.1.Đề nghị giao kết:
Đề nghị giao kết là hành vi pháp lý đơn phương của một bên, có nội dung bày tỏ ý định giao kết hợp đồng với chủ thể khác theo những điều kiện nhất định.
Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng mua bán và chịu sự ràng buộc về đề nghị này với bên đã được xác định cụ thể.
Đề nghị giao kết có thể do bất cứ bên nào trong hợp đồng, có thể là đề nghị mua hàng, có thể là đề nghị bán hàng.
Hình thức của đề nghị có thể là văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể.
Hiệu lực của đề nghị do bên đề nghị ấn định. Trường hợp bên đề nghị không ấn định thì thời điểm có hiệu lực được xem kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị. Căn cứ xác định bên được đề nghị đã nhận được đề nghị là: (i) đề nghị được chuyển đến nơi cư trú (nếu là cá nhân) hoặc trụ sở của tổ chức (ii) đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị (iii) bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết thông qua các phương thức khác.
Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình. Trong thời hạn đề nghị hợp đồng có hiệu lực, nếu bên được đề nghị thông báo chấp nhận đề nghị vô điều kiện thì hợp đồng mua bán hàng hóa hình thành và ràng buộc các bên.
Bên đề nghị có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong các trường hợp:
- bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng thời điểm nhận được đề nghị;
- điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
Đề nghị giao kết chấm dứt trong các trường hợp:
- bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận
- hết thời hạn trả lời chấp nhận
- thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực
- thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực
- theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên đề nghị trả lời.
1.120.4.2.Chấp nhận đề nghị:
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
Thời hạn trả lời chấp nhận được xác định:
- Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời: việc trả lời có hiệu lực khi trả lời trong thời hạn đó. Nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã quá thời hạn thì coi như là lời đề nghị giao kết mới. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do này thfu thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận của bên được đề nghị.
- Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hay không, trừ trường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời.
- Bên được đề nghị có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết nếu thông báo này đên trước hoặc cùng thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
1.120.4.3.Giao kết
Hợp đồng mua bán được giao kết vào thời điểm các bên đạt được thỏa thuận. thời điểm giao kết hợp đồng được qui định khác nhau phụ thuộc vào cách thức và hình thức giao kết. theo BLDS, điều 404:
- Hợp đồng được giao kết trực tiếp bằng VB: thời điểm giao kết là thời điểm bên sau cùng ký vào bản hợp đồng
- Hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản (thông qua tài liệu giao dịch): thời điểm đạt được sự thỏa thuận được xác định theo thuyết “tiếp nhận”, theo đó, hợp đồng được giao kết khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
- Hợp đồng được giao kết bằng lời nói: thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm mà các bên đã đạt được thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Các bên có thể sử dụng những biện pháp, chứng cớ hợp pháp để chứng minh việc “các bên đã thỏa thuận” về nội dung của hợp đồng mua bán.
- Trong hợp đồng nói chung, hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng, sự im lặng của bên được đề nghị cho đến hết thời hạn trả lời cũng có thể là căn cứ xác định hợp đồng đã được giao kết nếu các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp thuận giao kết hợp đồng (điều 404)
- Thông thường, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, tuy nhiên, thời điểm giao kết hợp đồng không phải lúc nào cũng là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng mua bán có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (điề 405 BLDS)
1.120.5. Chủ thể:
Bên bán và bên mua
1.120.6. Nội dung hợp đồng
Nội dung hợp đồng là tập hợp các quyền và nghĩa vụ hình thành từ các qui định chung của pháp luật và từ sự thỏa thuận của các bên. Nội dung quan trọng cần thỏa thuận có thể gồm có:
Đối tượng mua bán:
Là những gì các bên thỏa thuận và mong muốn đạt được khi giao kết hợp đồng mua bán.
Thỏa thuận về đối tượng là điều khoản cơ bản của hợp đồng, nếu thiếu thì hợp đồng không thể hình thành và thực hiện trong thực tế.
- Đối tượng của hợp đồng phải được xác định rõ (nếu đối tượng là vật) hoặc có thể xác định được.
- Nếu đối tượng là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán147.
Do đó, nếu như chuẩn bị giao kết hợp đồng mua bán mà đối tượng mua bán bị mất hoặc không thể thực hiện việc chuyển giao thì việc giao kết hợp đồng không còn ý nghĩa.
Trên nguyên tắc chung, tài sản mua bán phải có thực (phải tồn tại). Tuy nhiên, pháp luật không bắt buộc đối tượng mua bán phải tồn tại tại thời điểm giao kết hợp đồng mà có thể là tài sản hình thành trong một thời gian nhất định sau đó (tài sản hình thành trong tương lai). Bên bán có thể giao kết hợp đồng mua bán trước khi làm ra sản phẩm, miễn sao đến thời điểm chuyển giao tài sản theo hợp đồng bên bán phải đảm bảo có tài sản mua bán như đã cam kết.
- Đối tượng của hợp đồng là tài sản không bị cấm trong giao lưu dân sự, được phép giao dịch.
Theo qui định chung của pháp luật, có những tài sản không thể là đối tượng của hợp đồng mua bán như: vũ khí, quân trang quân dụng, tài sản công...
Chất lượng của hàng hóa:
Chất lượng hàng hóa giúp các bên xác định chính xác đối tượng của hợp đồng. Các bên cần phải xác định rõ và cụ thể về chất lượng hàng hóa để tránh được những tranh chấp, nhầm lẫn khi tiến hành thực hiện hợp đồng.
Chất lượng hàng hóa do các bên thỏa thuận với nhau. Các bên có thể thỏa thuận cụ thể về chất lượng (có thể cao, thấp tùy thuộc vào sự thỏa thuận) hoặc so sánh với tiêu chuẩn chất lượng đã được đăng ký với pháp luật.
Nếu chất lượng của hàng hóa đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì chất lượng của vật được xác định theo các tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi các bên không có thoả thuận và pháp luật không có quy định về chất lượng thì chất lượng của vật mua bán được xác định theo mục đích sử dụng và chất lượng trung bình của vật cùng loại.
Trong hợp đồng, các bên cần phải xác định phương pháp xác định chất lượng hàng hóa như: mẫu hàng, tiêu chuẩn được công bố, mô tả chi tiết trong hợp đồng…
Số lượng hàng hóa:
Các bên thỏa thuận về số lượng hàng hóa mua bán.
Số lượng hàng hóa cần phải thỏa thuận rõ ràng đơn vị tính. Đơn vị tính cần theo chuẩn mực quốc tế chung hoặc có thể theo thói quen thương mại, tập quán thương mại.
Ví dụ: cái, chiếc, kg, mét, chục…
Giá cả hàng hóa:
Hợp đồng mua bán là một hợp đồng mang tính chất đền bù, trong đó bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán. Như vậy, theo qui định của pháp luật, thanh toán tiền hàng là một thỏa thuận mang tính
chất bắt buộc. nếu không có điều khoản về giá cả thanh toán thì không thể có hợp đồng mua bán hàng hóa.
Giá cả trong hợp đồng do các bên thỏa thuận;
Nếu thỏa thuận theo giá thị trường thì giá hàng hóa được xác định tại thời điểm và địa điểm thanh toán.
Các bên cũng nên thỏa thuận về khả năng tăng, giảm giá khi những điều kiện khách quan của thị trường tác động trực tiếp vào việc hoạt động kinh doanh của các bên. Trong một số hợp đồng mua bán, các bên có thể thỏa thuận để việc xác định giá bán được thực hiện bởi người thứ 3 (do cả hai bên chọn) và người thứ 3 sẽ thực hiện công việc xác định giá bán một cách độc lập, không phụ thuộc bất kỳ bên nào trong hợp đồng.
Giá mua bán được hình thành trong quá trình thỏa thuận ký kết hợp đồng và các bên có thể thỏa thuận về giá bằng một trong 2 cách148:
- Thứ nhất: Giá cả hàng hóa được xác định cụ thể trong hợp đồng (bằng một con số cụ thể như 10000 VND, 20000 VND…)
- Thứ hai: các bên không thỏa thuận một con số cụ thể mà nêu ra cách xác định giá. Phương pháp xác định giá phải rõ ràng, rành mạch đủ để có thể xác định giá được trong một thời điểm và địa điểm nhất định.
Ví dụ: giá thanh toán sẽ là giá được niêm yết trên thị trường X… hay giá thanh toán có căn cứ trên tỉ giá được qui định tại ngân hàng Y tại ngày thanh toán…
Nếu hàng hóa được nhà nước xác định giá mua- bán thì phải tuân theo qui định.
1.120.6.1.Quyền và nghĩa vụ cơ bản của Bên bán
Nghĩa vụ cung cấp thông tin:
Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó.
Đây là một nghĩa vụ quan trọng. Nếu như bên bán không thực hiện đầy đủ, nó là cơ sở để bên mua yêu cầu hủy bỏ hợp đồng và bồi thường thiệt hại (sau khi bên bán đã yêu cầu bên mua cung cấp thông tin và bên bán vẫn không thực hiện nghĩa vụ về cung cấp thông tin).
Trước khi hợp đồng được ký kết (giai đoạn thương lượng) Người bán phải cung cấp cho người mua tất cả các thông tin có thể có tác dụng quyết định đối với sự lựa chọn của người mua. Nếu bên bán cung cấp thông tin không đầy đủ, thông tin sai về tài sản thì có thể coi như vi phạm nghĩa vụ thông tin và người mua có thể yêu cầu tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng.
Sau khi hợp đồng được ký kết, bên bán phải cung cấp cho bên mua tất cả những thông tin cần thiết cho việc khai thác tối đa công dụng của tài sản. Các thông tin về tài sản có thể in trên bao bì, trong sách hướng dẫn sử dụng.
Người mua có quyền yêu cầu bên bán cung cấp thêm những thông tin cần thiết của tài sản.
Nghĩa vụ giao hàng:
Giao hàng là một nghĩa vụ quan trọng, cơ bản của bên bán. Nó đảm bảo cho bên bán hoàn tất hợp đồng đã ký và bên mua nhận được tài sản nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản. Hàng hóa giao phải phù hợp với qui định của hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo qui định của pháp luật.
- Nếu giao hàng nhiều hơn thỏa thuận – bên mua có quyền nhận hoặc không nhận phần dôi ra.
- Nếu giao hàng ít hơn thỏa thuận – bên mua có quyền: nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại; hoặc nhận phần đã giao và xác định thời hạn cho bên bán thực hiện tiếp tục; hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nếu theo hợp đồng, bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển, thì nghĩa vụ chuyển giao hàng cũng được coi là hoàn thành sau khi đã giao hàng cho người vận chuyển theo các do các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Trường hợp giao hàng cho người vận chuyển:
- Trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển nhưng không được xác định rõ bằng ký mã hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác thì bên bán phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và phải xác định rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển.
- Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hoá thì bên bán phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở đó.
- Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.
Địa điểm giao hàng: Theo thỏa thuận của các bên. Nếu các bên không thỏa thuận:
- Nếu hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó; nếu hàng hóa là bất động sản thì giao nơi có bất động sản.
- Nếu trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
- Trường hợp hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
- Giao hàng hóa tại nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua, nếu đối tượng của hợp đồng mua bán không phải là bất động sản.
Thời hạn giao hàng:
- Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng. Bên bán chỉ có thể giao hàng trước hoặc sau thời hạn nếu trong hợp đồng có thỏa thuận hoặc được bên mua đồng ý.
- Nếu chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.
- Nếu không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
Giao hàng trước hạn:
Nếu bên bán giao hàng trước hạn thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận. Phương thức giao hàng:
Tài sản mua bán được giao theo phương thức do các bên thỏa thuận.
- Giao trực tiếp: bên bán giao hàng trực tiếp để người mua có thể nhận tài sản. Nếu là bất động sản (nhà, đất): giao dưới hình thức trao giấy tờ nhà, giấy chứng nhận quyền sở hữu.