BÀI 5: PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY 1.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KINH DOANH:

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 64)

1.45. Khái quát về mô hình kinh doanh công ty:

Thông thường, người đầu tư kinh doanh một cách độc lập. Sau đó, việc kinh doanh ngày càng phát triển, nhu cầu về mở rộng quy mô, phạm vi kinh doanh dẫn đến nhu cầu cần có sự góp sức, kinh nghiệm, khả năng, vốn liếng của nhiều người hơn.

Những nhà đầu tư riêng lẻ bắt đầu tìm cách liên kết kinh doanh để có thể giảm chi phí sản xuất, thu lợi nhuận cao hơn, khả năng cạnh tranh tốt hơn. Công ty là mô hình kinh doanh nhiều chủ - bắt đầu được ra đời.

Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường nhiều cạnh tranh cũng khiến cho hoạt động kinh doanh của các nhà tư bản gặp rất nhiều rủi ro và có thể bị phá sản. Kinh doanh dưới hình thức nhiều chủ cũng chính là cách để các nhà đầu tư phân tán rủi ro của mình.

Bằng việc hình thành công ty, các nhà kinh doanh có thể nhanh chóng tập hợp được một số vốn lớn để phục vụ cho nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất – kinh doanh; có thể phân chia được rủi ro và những nhà kinh doanh có số vốn nhỏ, họ không phải ngồi yên bất lực với đồng vốn của mình mà vẫn có thể tham gia hoạt động kinh doanh bằng cách góp vốn và kinh doanh chung với các đối tượng khác.

Mô hình công ty kinh doanh được hình thành do: Nhu cầu mở rộng và phát triển kinh doanh Nhu chia sẻ chia rủi ro trong kinh doanh Nhu cầu cạnh tranh.

Ở một số nước có hệ thống pháp luật phát triển, Luật về loại hình kinh doanh bao gồm nhiều thành viên góp vốn, góp sức lại với nhau đã sớm được ban hành.

Ví dụ Bộ luật Dân sự hay còn gọi là Bộ luật Napoleon của Pháp, có hiệu lực năm 1804, Bộ luật này cũng đã được áp dụng tại Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc đầu thế kỷ 20; Bộ luật Dân sự Đức ngày 18/08/1896.

1.46. Khái niệm, đặc điểm của công ty:

1.46.1. Khái niệm công ty

Bộ luật Dân sự Pháp: Công ty do hai hay nhiều người thành lập trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng, sử dụng tài sản hoặc công nghệ của mình vào việc kinh doanh chung nhằm chia lãi hoặc thu lợi nhuận.

Bộ luật Dân sự Đức: Công ty là một cộng đồng của những người có cùng lợi ích, cùng mục đích. Công ty là sự liên kết giữa nhiều chủ thể bằng một sự kiện pháp lý để tiến hành hoạt động chung.

Như vậy:

Công ty là sự liên kết của nhiều chủ thể (cá nhân, tổ chức)

Sự liên kết được thực hiện trên cơ sở thoả thuận giữa các thành viên của công ty thông qua hợp đồng hoặc quy chế hoạt động chung của công ty.

Được thành lập để thực hiện mục đích chung do các thành viên đặt ra (dân sự hoặc kinh doanh).

1.46.2. Khái niệm công ty kinh doanh

Là sự liên kết pháp lý của nhiều người để tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận.

1.46.2.1. Khái niệm

Công ty kinh doanh là sự liên kết của nhiều người (cá nhân, tổ chức). Những người này được gọi là thành viên của công ty.

Liên kết trong công ty kinh doanh là sự liên kết để thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Sự liên kết được thực hiện trên cơ sở thoả thuận giữa các thành viên của công ty thông qua hợp đồng hoặc quy chế hoạt động chung của công ty.

Tài sản của công ty hình thành trên sự đóng góp của các thành viên. Sau khi góp, các thành viên công ty có quyền hưởng các lợi ích cũng như phải chịu trách nhiệm đối với các rủi ro trong công ty.

Mục đích của công ty là lợi nhuận.

1.46.2.2. Phân loại công ty:

Công ty đối nhân:

Khái niệm:

Là loại hình công ty mà việc thành lập dựa trên sự quen biết, tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên tham gia công ty. Vì tín nhiệm nhau nên họ liên kết với nhau để cùng nhau kinh doanh kiếm lời. Trong công ty đối nhân, các thành viên công ty thường là những người đã quen biết nhau, hiểu nhau, có quan hệ chặt chẽ về nhân thân, yếu tố vốn góp không quan trọng.

Đặc điểm:

- Sự tin cậy, quen biết lẫn nhau giữa các thành viên là điều kiện đầu tiên và bắt buộc trong công ty đối nhân.

- Công ty đối nhân không có sự tách bạch giữa tài sản của công ty và tài sản thuộc sở hữu cá nhân của các thành viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các thành viên trong công ty đối nhân liên đới chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty (nghĩa là phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình.).

- Các thành viên cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung, thông thường là tên của thành viên uy tín (ví dụ: ”Phạm và Liên doanh”)

Công ty đối vốn.

Khái niệm:

Là loại hình công ty mà việc thành lập dựa trên số vốn góp của các thành viên. Yếu tố quen biết, nhân thân không được quan tâm nhiều.

Đặc điểm:

- Các thành viên không bắt buộc là phải tin cậy, quen biết lẫn nhau. Họ không quan tâm đến tư cách cá nhân của mỗi thành viên mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp vào công ty.

- Công ty đối vốn là một pháp nhân. Trong công ty đối vốn có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản của công ty và tài sản riêng của thành viên công ty.

- Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi tài sản của công ty. Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm bằng phần vốn góp vào công ty.

So với công ty đối nhân, công ty đối vốn được ưa chuộng và thể hiện nhiều ưu điểm hơn. Nhờ chế độ linh hoạt về thay đổi vốn và người gia nhập, công ty đối vốn có thể huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau trong xã hội. Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn cho phép người kinh doanh hạn chế được rủi ro, khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào những lĩnh vực mới, có độ rủi ro cao, cũng đồng thời cho phép họ có thể phân tài sản đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau và vào nhiều công ty khác nhau. Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, công ty đối vốn cũng có một số hạn chế nhất định. Sự kiểm soát của pháp luật là chặt chẽ hơn, phức tạp hơn80, rườm rà hơn, đôi khi dẫn đến khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Do chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn nên công ty đối vốn gây ra rất nhiều khó khăn cho các chủ nợ và các đối tác. Số lượng thành viên lớn nên dễ dẫn đến tình trạng phe cánh, mâu thuẫn nhau.

CÔNG TY HỢP DANH81

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 64)