Giải thể chủ thể kinh doanh là việc một chủ thể chấm dứt sự tồn tại của mình trên thị trường bằng một thủ tục pháp lý (hành chính) trên cơ sở bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ trong kinh doanh và các nghĩa vụ tài sản của mình.
1.38. DOANH NGHIỆP:
1.38.1. Các trường hợp giải thể
1.38.1.1. Giải thể tự nguyện
Giải thể tự nguyện diễn ra theo ý chí của chính doanh nghiệp, khi thành viên (các thành viên) của doanh nghiệp nhận thấy không cần thiết tiếp tục duy trì sự tồn tại của chủ thể kinh doanh nữa như:
- Kết thúc thời hạn hoạt động mà không có quyết định gia hạn;
- Theo quyết định của chủ DNTN đối với DNTN, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của HĐTV, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH, của ĐHĐCĐ đối với công ty CP;
1.38.1.2. Giải thể bắt buộc
Giải thể bắt buộc diễn ra khi chủ thể kinh doanh không thỏa mãn các điều kiện do pháp luật đưa ra về yếu tố chủ thể hoặc khi doanh nghiệp vi phạm những quy định quản lý nhà nước trong quá trình hoạt động như:
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 06 tháng liên tục; Bị nhà nước thu hồi GCNĐKKD.
Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi GCNĐKK:
Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo;
Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp thành lập;
Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm kế từ ngày được cấp Giấy CNĐKKD;
Không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn 06 tháng liên tục, kể từ ngày đựơc cấp Giấy CNĐKKD;
Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong 12 tháng liên tục;
Ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh;
Doanh nghiệp không gửi báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản;
Kinh doanh ngành nghề bị cấm.
1.38.2. Cơ quan quyết định việc giải thể của doanh nghiệp:
Theo qui định của pháp luật, cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp thì sẽ có quyền quyết định việc giải thể:
Ví dụ: doanh nghiệp thành lập tại sở kế hoạch đầu tư TP. HCm thì khi giải thể sẽ do sỏa KHĐT TP.HCM quyết định.
1.38.3. Thủ tục giải thể:
Điều kiện cơ bản để một doanh nghiệp giải thể, dù là tự nguyện hay bắt buộc là doanh nghiệp phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ trong kinh doanh và các nghĩa vụ tài sản của công ty.
Nếu doanh nghiệp còn nợ trong kinh doanh thì doanh nghiệp này không thể chấm dứt hoạt động bằng việc giải thế.
Bước 1: DN thông qua quyết định giải thế.
Cơ quan có thẩm quyền trong doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể (chủ doanh nghiệp tư nhân, đại hội đồng cổ đông công ty CP, hội đồng thành viên công ty hợp danh…)
Quyết định giải thể được thông báo và gửi (trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi thông qua) cho:
- Cơ quan ĐKKD;
- Tất cả các chủ nợ (kèm theo thông báo về phương án trả nợ, phương thức thanh toán nợ);
- Tất cả những người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan;
Quyết định giải thể niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của DN.
Trường hợp pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì DN đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong 03 số liên tiếp.
Bước 2: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của DN.
Doanh nghiệp tổ chức thanh lý tài sản và thanh toán các nghĩa vụ của mình. Việc thanh lý tài sản và thanh toán nợ có thể được thực hiện bởi chính chủ doanh nghiệp (hay cơ quan quản lý của doanh nghiệp) hoặc một hội đồng thanh lý được doanh nghiệp thành lập (người thanh lý tài sản).
Người thanh lý sẽ thanh toán các khoản nợ:
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
- Nợ thuế và các khoản nợ khác.
- Các khoản nợ đối với các chủ nợ.
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.
Việc phân chia phần tài sản còn lại của doanh nghiệp cho người đầu tư sẽ được thực hiện tùy theo qui định về từng loại hình doanh nghiệp, theo thỏa thuận của người đầu tư trong điều lệ.
Sau khi thanh toán hết các khoản nợ của DN, người đại diện theo pháp luật phải gửi hồ sơ giải thể DN đến cơ quan ĐKKD (trong thời hạn 7 ngày Làm việc kể từ khi thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp).
Bước 3: Cơ quan ĐKKD xoá tên doanh nghiệp trong sổ ĐKKD.
Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể, cơ quan ĐKKD sẽ tiến hành kiểm tra, xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 7 ngày làm việc cơ quan ĐKKD tiến hành xóa tên doanh nghiệp
Việc cơ quan ĐKKD xoá tên doanh nghiệp trong sổ ĐKKD được xem là sự chính thức tuyên bố của Nhà nước về việc chấm dứt hoạt động của một DN. Cơ quan ĐKKD chỉ xoá tên một doanh nghiệp khi đã bảo đảm chắc chắn rằng doanh nghiệp đã thanh toán hết nợ, thanh lý các hợp đồng theo phương giải quyết nợ và không còn tranh chấp, khiếu nại nào liên quan đến việc giải thể của doanh nghiệp.
Lưu ý: Đối với trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi GCNĐKKD, doanh nghiệp phải tiến hành
giải thể trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.