BÀI 9: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH 1.TRANH CHẤP VÀ PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 162)

1. TRANH CHẤP VÀ PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT 1.122.Nhận thức về tranh chấp

Tranh chấp trong kinh doanh là những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột về quyền và lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh với nhau trong hoạt động kinh doanh.

Đặc điểm:

- Chủ thể tranh chấp phải là các chủ thể kinh doanh: tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động kinh doanh.

- Nội dung của tranh chấp phải là những quyền và nghĩa vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh với nhau.

- Tranh chấp thường gắn liền với những yếu tố tài sản, lợi ích của các bên có tranh chấp phát sinh từ mục đích kinh doanh.

- Giá trị tranh chấp có thể rất lớn. Tranh chấp kinh doanh không chỉ ảnh hưởng tới các bên, mà còn ảnh hưởng tới sản xuất – kinh doanh của cộng đồng kinh doanh khác. Trong quan hệ kinh doanh, các mâu thuẫn thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân của những mâu thuẫn phát sinh rất đa dạng: lợi ích khác nhau trong các quan hệ, sự hiểu biết pháp luật khác nhau, thiện chí hợp tác kinh doanh khác nhau…

Tranh chấp trong kinh doanh, thương mại: là những tranh chấp xảy ra trong quá trình góp vốn thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp, thực hiện các quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể kinh doanh.

Tranh chấp thương mại là những bất đồng, xung đột giữa các chủ thể kinh doanh trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Đó là: Mua, bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ...

- Yêu cầu chung khi giải quyết tranh chấp:

- Nhanh chóng, thuận lợi và không cản trở hoạt động kinh doanh.

- Duy trì quan hệ hợp tác kinh doanh

- Giữ bí mật kinh doanh

- Đảm bảo uy tín của các bên tranh chấp

- Chí phí thấp.

- Công bằng, minh bạch, khách quan.

1.123.Phương thức giải quyết

Về nguyên tắc, có các phương thức giải quyết tranh chấp sau:

Phi tố tụng

Là hình thức giải quyết tranh chấp do các bên tranh chấp tự thực hiện và không thông qua thủ tục tố tụng do nhà nước ban hành.

Trong quá trình giải quyết, cơ quan nhà nước không tham gia. Hình thức phi tố tụng thể hiện sự tự do thỏa thuận, tự do hợp đồng, tự do định đoạt của các bên: các bên tự đưa ra giải pháp và thỏa hiệp với nhau để giải quyết các bất đồng.

Trong phương thức này, các bên tự quyết định và chủ động giải quyết tranh chấp phát sinh. Nhà nước khuyến khích các bên tự giải quyết, như vậy chi phí kinh doanh (nói chung) sẽ thấp, hiệu quả kinh tế cao.

Trên thực tế, hình thức phi tố tụng được các nhà kinh doanh rất ưa thích và hay sử dụng.

Thương lượng

Thương lượng là hình thức các bên tranh chấp bày tỏ quan điểm của mình với nhau để từ đó tìm ra phương hướng giải quyết vụ việc tranh chấp.

Hình thức thương lượng: trực tiếp, gián tiếp. Ưu, nhược điểm của thương lượng:

- Ưu điểm: Nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, tạo mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh bền chặt hơn giữa các bên, giữ được bí mật và uy tín trong kinh doanh.

- Nhược điểm: Kết quả đạt được không mang tính cưỡng chế đối với các bên (mặc dù có mang tính pháp lý). Mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự kiên nhẫn.

Hoà giải:

Các bên tranh chấp mời người thứ 03 (có thể là 1 cơ quan, tổ chức, cá nhân có uy tín) làm trung gian hòa giải.

giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

Ưu, nhược điểm của hòa giải:

- Ưu điểm: giúp cho việc giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng hơn. Nếu hòa giải thành có thể giúp đơ cho các bên có thiện chí hợp tác với nhau duy trì mối quan hệ lâu dài. Các bên có thể giữ được bí mật và uy tín trong kinh doanh.

- Nhược điểm: Tốn kém (phải mượn người thứ 03 làm trung gian hòa giải). Kết qủa hòa giải không mang tính cưỡng chế đối với các bên.

Tố tụng pháp lý

Là hình thức giải quyết theo thủ tục tố tụng chặt chẽ do nhà nước qui định thông qua pháp luật. Tố tụng kinh tế là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tố tụng giữa cơ quan có thẩm quyền với người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc để bảo vệ quyền và lựoi ích hợp pháp của các bên tham gia.

Trọng tài:

Là phương thức giải quyết tranh chấp theo đó, các bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động kinh doanh.

Trọng tài có quyền đưa ra các phán quyết riêng mang tính độc lập dựa trên những cơ sở khách quan có tính bắt buộc đối với các bên.

Ưu điểm: sự linh hoạt, không gò bó, cứng nhắc. Các bên tranh chấp không bị giới hạn trọng tài viên;

Các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận với nhau về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp;

- Nhược điểm: Quyết định của trọng tài chỉ được thi hành khi có phán quyết của Tòa án.

Tòa án:

Là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh do Tòa án có thẩm quyền tiến hành.

- Ưu điểm: Quyết định của Tòa án được Nhà nước đảm bảo thực hiện, mang tính cưỡng chế thi hành;

- Nhược điểm: Mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Thủ tục hành chính cứng nhắc, phải tuân theo những trình tự, thủ tục luật định.

2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THÔNG QUA TÒA ÁN 1.124.Khái niệm tòa án:

Tòa án là cơ quan tài phán đại diện cho nước Việt Nam.

Tòa Kinh tế là một tòa chuyên trách trong hệ thống tòa án nhân dân bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/7/1994.

Tòa kinh tế có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại.

Việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giao cho tòa kinh tế và tòa án nhân dân quận, huyện.

Tòa kinh tế được tổ chức ở hai cấp:

- Trung ương: tòa kinh tế thuộc tòa án nhân dân tối cao

- Tỉnh, TP trực thuộc trung ương: tòa kinh tế thuộc tòa án nhân dân tỉnh (tòa kinh tế tỉnh)

Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ở tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, TP thuộc tỉnh (cấp quận, huyện): không tổ chức tòa chuyên trách mà giao cho thẩm phán chuyên trách thực hiện.

1.125.Nguyên tắc tố tụng tại tòa án

Tự quyết định và Tự định đoạt

Quan hệ kinh tế là quan hệ bình đẳng và trên cơ sở thoả thuận tự nguyện giữa hai bên. Khi xảy ra tranh chấp thì toà án chỉ tham giai khi các đương sự yêu cầu. Nhà Nước không tự đưa các tranh chấp ra xét xử khi không có yêu cầu. Khi có tranh chấp các bên có thể tự định đoạt việc giải quyết, lựa chọn hình thức giải quyết (không nhất thiết phải qua toà án, có thể nhờ trọng tài, luật sư hoà giải …)

Tự định đoạt: Nguyên đơn tự quyết định phạm vi yêu cầu tòa án xét xử, tòa án chỉ xét xử khi có yêu cầu và trong phạm vi yêu cầu của nguyên đơn166.

Khi đã đưa đơn lên toà, bên nguyên có thể rút đơn kiện lúc nào cũng được.

Hoà giải

trước khi đưa đơn lên toà, các bên phải qua giai đoạn hoà giải. Khi có tranh chấp xảy ra. Các bên tự hoà giải. Khi nào không thể hoà giải được mới nờ toà giải quyết.

Tự cung cấp chứng cứ và tự chứng minh của đương sự

khi giải quyết các vụ án kinh tế, toà án chủ yếu căn cứ và những chứng cứ mà các đương sự đưa ra,

các bên phải tự thu thập chứng cứ. Trong quá trình xét xử, toà án không xét hỏi, mà các bên tự trình bày quan điểm của mình, tự đưa chứng cứ nếu thấy cần thiết. Nếu thấy cần thiết, toà có thể tự mình xác định thêm để quyết định cho chính xác hơn (không bắt buộc).

Xét xử công khai

Những người quan tâm đều có quyền tham dự.

Trừ trường hợp cần giữa bí mật của Nhà Nước hoặc giữ bí mật theo yêu cầu chính đáng của đương sự (vd giữ bí mật kinh doanh, sáng chế … liên quan đến lợi ích kinh doanh …)

Xét xử hai cấp

Sơ thẩm và phúc thẩm

Ngôn ngữ giải quyết

Tiếng việt là tiếng nói và ngôn ngữ viết trong phiên tòa

- Thẩm quyền của tòa án.

Khái niệm:

Thẩm quyền của Tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của Tòa án.

1.126.Thẩm quyền của Tòa án các cấp:

1.126.1. Toà án nhân dân cấp huyện có quyền giải quyết sơ thẩm167 :

166 Điều 5 BLTTDS. Tại Trà Vinh, ông Lơn và bà Anh tranh chấp về tiền thanh toán. Theo tính toán của tòa, Vốn và Lãi mà bà Anh phải trả cho ông Lơn đến ngày xét xử là 39.537.000đ. Nhưng tại phiên tòa sơ thẩm và đơn kháng cáo của ông Lơn chỉ yêu cầu bà Anh trả lại cho ông là 32.950.000đ. do đó tòa chỉ tuyên án là bà Anh có nghĩa vụ thanh toán cho ông Lơn đúng theo số tiền yêu cầu (Bản án số 215/2005/DSPT ngày 30/11/2005 của TAND tỉnh Trà Vinh).

167 Theo nghị quyết 1036/2006/NQ-UBTV, thì qui định này tạm thời áp dụng cho một số tòa án cấp huyện đủ năng lực, còn các tòa án cấp huyện khác vẫn chỉ có thẩm quyền giải quyết theo qui định về thẩm quyền tại pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994.

Ví dụ: tại TP HCM: TAND Q.6; 1, 3, 8, 9, 10, Gò Vấp, Phú nhuận Bình Tân; Bình Thạnh; Hóc môn; Tân Bình; Tân Phú; Thủ đức; Tại Đồng Nai: TAND thị xã Long Khánh; huyện Long Thành từ

Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức (ít nhất có 1 bên có đăng ký kinh doanh168) với nhau và đều có mục đích lợi nhuận169:

- Mua bán hàng hoá;

- Cung ứng dịch vụ;

- Phân phối;

- Đại diện, đại lý;

- Ký gửi;

- Thuê, cho thuê, thuê mua;

- Xây dựng;

- Tư vấn, kỹ thuật;

- Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; Những tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.

1.126.2. Toà kinh tế tỉnh có thẩm quyền giải quyết : 170

Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức (ít nhất có một bên có đăng ký kinh doanh) với nhau và đều có mục đích lợi nhuận171 và không thuộc thẩm quyền của tòa án cấp huyện.

- Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;

- Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;

- Đầu tư, tài chính, ngân hàng;

- Bảo hiểm;

- Thăm dò, khai thác.

Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

1/8/2006

168 Điểm 3.1. nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005.

Cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh là cá nhân, tổ chức đã được các cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; cụ thể như sau: a. Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác (theo Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Chính phủ về đăng ký kinh doanh);

b. Doanh nghiệp (theo Luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp);

c. Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nheo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam); d. Doanh nghiệp nhà nước (theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp nhà nước);

đ. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (theo Luật Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dân thi hành Luật Hợp tác xã);

169 điểm 3.2. 01/2005/NQ-HĐTP

Mục đích lợi nhuận của cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh, thương mại là mong muốn của cá nhân, tổ chức đó thu được lợi nhuận mà không phân biệt có thu được hay không thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại đó.

170 Theo điểm 1.1b nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ngày 31/3/2005 Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung" của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

171 Nếu chỉ có một bên có mục đích lợi nhuận thì vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án dân sự

Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

- Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty là các tranh chấp về phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty (thông thường phần vốn góp đó được tính bằng tiền, nhưng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp); về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu phát hành đối với mỗi công ty cổ phần; về quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về yêu cầu công ty đổi các khoản nợ hoặc thanh toán các khoản nợ của công ty, thanh lý tài sản và thanh lý các hợp đồng mà công ty đã ký kết khi giải thể công ty; về các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

- Các tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh chấp giữa các thành viên của công ty về việc trị giá phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty của thành viên công ty đó cho người khác không phải là thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng cổ phiếu không ghi tên và cổ phiếu có ghi tên; về mệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu phát hành và trái phiếu của công ty cổ phần hoặc về quyền sở hữu tài sản tương ứng với số cổ phiếu của thành viên công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh toán nợ của công ty; về việc thanh lý tài sản, phân chia nợ giữa các thành viên của công ty trong trường hợp công ty bị giải thể, về các vấn đề khác giữa các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện mà Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.

Những tranh chấp thuộc thẩm quyền của TAND quận huyện mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài.

1.127.Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 162)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w