CÔNG TY HỢP DANH

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 66)

nghiệp 12/6/199982.

Theo số liệu ngày 25/8/2006 tại SKHĐT TP.HCM, số lượng công ty hợp danh được thành lập là 9, trong đó kinh doanh kiểm toán là 7 (trong số hơn 70000 doanh nghiệp); tại Hà nội là 13, trong đó 10 kinh doanh kiểm toán (trên tổng số 41408 doanh nghiệp).

Như vậy, tỉ lệ Công ty Hợp danh không đáng kể trong số các loại hình doanh nghiệp và chỉ kinh doanh chủ yếu 1 ngành nghề.

80 Sự can thiệp của nhà nước và các mô hình kinh doanh sẽ tăng dần khi tính liên kết của tổ chức gia tăng, thậm chí hầu như tách khỏi ý chí của cổ đông (phạm duy nghĩa, “giấc mơ nửa triệu doanh nghiệp và một đạo luật chung” luật doanh nghiệp 2005 từ một góc nhìn so sánh” tạp chí nhà nước và pháp luật số 72006). Tính liên kết trong cty đối vốn phức tạp hơn cty đối nhân, do đó pháp luật sẽ phức tạp hơn, cẩn trọng hơn.

81 Hợp danh theo nghĩa rộng xuất hiện từ lịch sử rất sớm. trong bộ luật Hammurabi của Babylon (2300 năm BC) đã thấy những chỉ dẫn về hợp danh. Người do thái, khoảng 2000 bc đã có thuật ngữ shutolin (hội hợp danh phi thương mại).

ở châu âu, luật về hợp danh hình thành từ tập quán của các thương nhân. Người Pháp dùng thuật ngữ Societas, societe en common dite để chỉ các hình thức hợp danh.

Hợp danh được qui định trong bộ luật Justinian của LA Mã với những điều khoản giống luật hiện đại, trong đó qui định cả quyền đại diện… xác định sự lựa chọn tự nguyện của những người cộng tác với nhau bản chất của hợp danh.

Người phương đông không xa lạ với phường, hội, cuộc và đủ loại liên kết bạn buôn. Tuy nhiên mô hình hội người (societas) theo dân luật, thương luật hay mô hình hợp danh (partnership) theo luật Anh-Mỹ mới chỉ su nhập trong 2 thế ký trở lại đây.

Theo luật công chứng 2006 thì Văn phòng công chứng (nếu có từ 2 công chứng viên) phải thành lập dưới dạng công ty hợp danh83.

Khái niệm công ty hợp danh ở một số nước:

- Đức: “là một dạng hợp đồng giữa các cá nhân, trên tinh thần hợp tác, đồng ý đóng góp cho dn bằng cách kết hợp tài sản, kiến thưc hoặc các hoạt động; và chia sẻ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh”

- Trung quốc (đại lục): “là công ty bao gồm các thành viên là những người đồng ý tham gia và cùng chịu trách

1.47. Khái niệm, đặc điểm.

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

Thành viên: có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung; ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; Chế độ trách nhiệm trong công ty: Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Tư cách pháp nhân: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

1.48. Địa vị pháp lý của thành viên công ty hợp danh:

1.48.1. T hành viên hợp danh.

Điều kiện pháp lý:

Thành viên hợp danh là một cá nhân: công dân Việt Nam, nước ngoài. Thành viên hợp danh phải thỏa mãn điều kiện về người quản lý doanh nghiệp.

Chuyên môn: nếu thành viên hợp danh thực hiện hành vi kinh doanh có yêu cầu về chuyên môn thì thành viên phải thỏa mãn các qui định của pháp luật về chuyên môn

Ví dụ: thành viên hợp danh phải có chứng chỉ kiểm toán viên độc lập khi thực hiện dịch vụ kiểm toán.

Quyền:

Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;

Nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký; đàm phán và ký kết hợp đồng, thoả thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;

Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký; nếu ứng trước tiền của mình để thực hiện công việc kinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;

Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đó;

Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết;

Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận quy định tại Điều lệ công ty;

Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia một phần giá trị tài sản còn lại theo tỷ lệ góp vốn vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường hợp thành viên hợp danh chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Nghĩa vụ:

Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;

Tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty và tất cả thành viên;

Tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty mà không đem nộp cho công ty;

Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thoả thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;

Định kỳ hàng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;

Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh

Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

1.48.2. Thành viên góp vốn.

Quyền:

Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;

Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, sổ biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;

Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;

Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty;

Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết hoặc bị Toà tuyên bố là đã chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty;

Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;

Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Nghĩa vụ:

Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;

Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;

Tuân thủ Điều lệ, nội quy công ty và quyết định của Hội đồng thành viên; Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

1.48.3. Xác lập và thay đổi tư cách thành viên của công ty:

Tư cách thành viên công ty được xác lập khi:

Tham gia thành lập công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Được tiếp nhận vào công ty (khi công ty quyết định tăng thêm số lượng thành viên, tăng vốn điều lệ…)

Nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ thành viên góp vốn của công ty hợp danh (chỉ áp dụng đối với thành viên góp vốn)

Nhận phần vốn góp từ thừa kế, cho tặng từ thành viên góp vốn.

Chấm dứt tư cách thành viên:

Có thể bị chấm dứt khi:

Chết hoặc bị toà án tuyên bố là đã chết;

Tự nguyện rút vốn khỏi công ty nếu được hội đồng thành viên chấp thuận; trong trường hợp này, thành viên muốn rút khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu út vốn chậm nhất sáu tháng trước ngày rút vốn;

Bị toà án tuyên bố mất tích, hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

Bị khai trừ khỏi công ty khi: không thực hiện nghĩa vụ góp vốn; vi phạm các nghĩa vụ của thành viên.

Chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác. Việc chuyển nhượng của thành viên hợp danh phải được hội đồng thành viên chấp thuận.

Tự nguyện rút vốn khỏi công ty nếu được đa số thành viên hợp danh đồng ý.

1.49.1. Hội đồng thành viên:

HĐTV là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty. Thành phần hội đồng thành viên là tất cả các thành viên hợp danh.

Người đứng đầu hội đồng thành viên là chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch được các thành viên hợp danh bầu ra.

Thẩm quyền: hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh của công ty.

Cuộc họp HĐTV:

Yêu cầu triệu tập cuộc họp: Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV. Người yêu cầu phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp.

Triệu tập cuộc họp: Chủ tịch HĐTV hoặc thành viên hợp danh đều có quyền triệu tập cuộc họp HĐTV.

Thông báo mời họp

Tài liệu thảo luận được gửi tới trước các thành viên.

Điều kiện tiến hành cuộc họp: theo qui định tại điều lệ công ty.

Quyết định của HĐTV:

Các quyết định của HĐTV được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên hợp danh chấp thuận. Trong trường hợp công ty có thành viên nhiều hơn một phiếu biểu quyết thì điều lệ sẽ qui định cụ thể.

Những quyết định phải được ít nhất ¾ tổng số thành viên hợp danh chấp thuận (nếu điều lệ không qui định cụ thể):

Phương hướng phát triển công ty ; Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới;

Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;

Quyết định dự án đầu tư;

Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty (trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn);

Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty (trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quyết định thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;

Quyết định giải thể công ty.

1.49.2. Chủ tịch HĐTV và Giám đốc (Tổng GĐ)

Chủ tịch HĐTV đồng thời có thể kiêm giám đốc (TGĐ) công ty84. Nhiệm vụ của chủ tịch và Giám đốc (TGĐ):

Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty (với tư cách là thành viên hợp danh);

Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên; ký các quyết định hoặc nghị quyết của của Hội đồng thành viên;

Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh; ký các quyết định về quy chế, nội quy và các công việc tổ chức nội bộ khác của công ty;

Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật;

Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác; Các nhiệm vụ khác do Điều lệ công ty quy định.

1.50. Đ iều hành kinh doanh công ty hợp danh.

Giám đốc phân công công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh.

Các thành viên hợp danh cùng nhau điều hành hoạt động kinh doanh của công ty85.

Trong hoạt động kinh doanh của công ty, Tất cả các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.

Thành viên hợp danh phân công đảm nhiệm các chức danh quản lý, kiểm soát hoạt động công ty. Mỗi thành viên hợp danh đều có quyền kiểm tra, giám sát, yêu cầu cung cấp thông tin từ công ty và thành viên hợp danh khác về tình hình kinh doanh, tài sản, sổ sách kế toán và các thông tin khác khi cần thiết.

CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 66)