1.55.2.Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 83)

CÔNG TY CỔ PHẦN

1.55.2.Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận

- Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với Cổ đông, người đại diện uỷ quyền của cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;

- Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

- Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với Doanh nghiệp mà thành viên HĐQT, BKS, giám đốc và người quản lý của công ty có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần và người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.

Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật phải gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị; niêm yết tại trụ sở chính, chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch. Hội đồng quản trị quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết; thành viên có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết.

Đại hội đồng cổ đông chấp thuận các hợp đồng và giao dịch khác.

Hội đồng quản trị trình dự thảo hợp đồng hoặc giải trình về nội dung chủ yếu của giao dịch tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Trong trường hợp này, cổ đông có liên quan không có quyền biểu quyết; hợp đồng hoặc giao dịch được chấp thuận khi có số cổ đông đại diện 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại đồng ý.

Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được giao kết hoặc thực hiện mà chưa được chấp thuận. Người đại diện theo pháp luật của công ty, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có liên quan phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.

1.55.3. Độc lập trong nghĩa vụ của công ty và cổ đông:

Cổ đông phổ thông phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dưới mọi hình thức để thực hiện một trong các hành vi sau đây:

- Vi phạm pháp luật;

- Tiến hành kinh doanh và các giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

- Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.

1.56. Công ty đại chúng và Chào bán chứng khoán ra công chúng:

1.56.1. Thực trạng

Theo báo cáo của Thanh tra UBCKNN, từ đầu năm 2008 đến ngày 2/12/2008, căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra trực tiếp và kết quả giám sát, UBCKNN đã xử phạt 124 trường hợp vi phạm pháp luật về chứng khoán và TCCK, tổng số tiền phạt là 3,765 tỉ. trong các trường hợp vi phạm, có đến 94 trường hợp (75,8%) là vi phạm các qui định về công ty đại chúng, chào bán CK ra công chúng; vi phạm qui định về chế độ báo cáo và thông tin; 19 trường hớp là các vi phạm về giao dịch CK: giao dịch giả tạo, thao túng thị trường, thực hiện giao dịch mà không báo cáo..của các cổ đông nội bộ…

9/2009 UBCK có công văn về việc CTCP Phân phối khí thấp áp dầu khí (PVGASD) trở thành công ty đại chúng, liên quan chủ yếu đến việc chào bán CP ra công chúng để thành lập dn. Nếu áp dụng theo các vb pháp luật CK thì PVGASD có nguy cơ bị đóng cửa.

Ngày 4/9, UBCK có công văn 1844/UBCK-QLPH v/v PVGASD đã thực hiện việc nhận tiền và tài sản góp vốn từ 3618 cổ đông để huy động 330 tỉ đồng thành lập dn năm 2007. Theo UBCK, đây là đợt chào bán CK ra công chúng và được thực hiện khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo qui định của LCK.

Theo k 4, 5 điều 19 36/2007/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính thì: phạt tiền từ 1-5 lần khoản thu trái luật đv tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có GCN chào bán ra công chúng và kết hợp hủy bỏ đợt chào bán.

Tuy nhiên UBCK đã linh động đưa ra phương án không có trong qui định của pl là PCGASD phải chịu hoàn toàn trách trước pháp luật về hoạt động huy động vốn trái luật. nếu như cổ đông yêu cầu trả lại tiền thì công ty phải hoàn tiền (nhưng lúc đó công ty đang làm ăn tốt thì có cđ nào đòi lại đâu) Ngoài ra, theo qui định về việc thành lập ngân hàng thì phải có tối thiểu 100 cổ đông, như vậy khi thành lập ngân hàng có phải chịu sự điều chỉnh của LCK?

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 83)