Đều là thủ tục có thể dẫn đến việc chấm dứt hoạt động của đối tượng giải thể hoặc phá sản.
1.84. Khác nhau
1.84.1. Nguyên nhân:
Giải thể: do nhiều nguyên nhân khác nhau (tài chính, tình hình kinh doanh, sự vi phạm pháp luật kinh doanh, quan hệ nội bộ...)
Phá sản: nguyên nhân duy nhất dẫn tới phá sản là doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản (khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn)
1.84.2. Cơ quan quyết định
Phá sản: Cơ quan tòa án (tư pháp)
Giải thể: Cơ quan đăng ký kinh doanh (hành chính)
1.84.3. Đối tượng được yêu cầu tiến hành:
Giải thể: Chính doanh nghiệp, hợp tác xã quyết định việc tiến hành giải thể (Hội đồng thành viên, chủ doanh nghiệp..)
Phá sản: ngoài chủ doanh nghiệp, một số đối tượng có liên quan khác có thể đề nghị trực tiếp tòa án giải quyết việc phá sản.
1.84.4. Trình tự, thủ tục tiến hành:
Phá sản: tư pháp: theo thủ tục tố tụng chung, chặt chẽ cho tất cả các đối tượng phá sản.
Giải thể: hành chính: thủ tục giải thể là thủ tục hành chính – đối tượng giải thể tự tiến hành việc giải thể.
Phá sản: cơ quan có thẩm quyền tham gia trực tiếp từ khi mở thủ tục đến khi tuyên bố phá sản.
Giải thể: nhà nước chỉ tham gia sau khi các chủ thể đã thực hiện hết nghĩa vụ của mình và xóa tên trong sổ đăng ký khi đã kiểm tra xong.
1.84.6. Hậu quả pháp lý
Phá sản: tất cả các đối tượng có liên quan (chủ đầu tư, chủ nợ, người lao động, nhà nước...) đều có thể bị thiệt hại về mặt tài sản.
Giải thể: những đối tượng có liên quan (loại trừ chủ đầu tư) không bị thiệt hại về mặt tài sản. Chủ thể phải thực hiện thanh toán tất cả các quyền, lợi ích liên quan.
1.84.7. Hạn chế của nhà nước đối với người quản lý:
Giải thể: trong quá trình giải thể, sau khi giải thể chủ đầu tư có thể tiếp tục thành lập, kinh doanh ở các chủ thể kinh doanh khác.
Phá sản: chủ đầu tư, quản lý có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể bị hạn chế quyền kinh doanh trong một thời gian nhất định.