BÀI 8: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI PHẦN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 122)

Hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, các mối quan hệ mới cứ theo qui luật của cuộc sống xã hội mà xuất hiện rồi chấm dứt. Trong hoạt động kinh doanh, quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh chủ yếu diễn ra dưới dạng hợp đồng.

Hợp đồng là nền tảng của quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Ở đâu có sự trao đổi hàng hóa dựa trên sự đền bù ngang giá, sự tự do ý chí và bình đẳng giữa các chủ, ở đó xuất hiện quan hệ hợp đồng. Nhưng không phải quan hệ xã hội nào cũng được coi là hợp đồng. hợp đồng là một quan hệ xã hội, trong đó, các cá nhân, tổ chức thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt tình trạng pháp lý nhất định của các bên (ví dụ tình trạng tài sản, quyền phi tài sản). Như vậy, sự phù hợp, thống nhất về ý chí, lợi ích giữa các chủ thể về một nội dung nào đó thì được gọi là hợp đồng.

1.101.Khái niệm hợp đồng

1.101.1. Hợp đồng dân sự :

Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự113.

Dấu hiệu:

- 2 hoặc nhiều chủ thể tham gia.

- Được xác lập trên sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên tham gia.

- Mục đích: xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.

1.101.2. Các loại hợp đồng:

Căn cứ vào cơ cấu chủ thể, mục đích tham gia quan hệ hợp đồng:

- Hợp đồng dân sự (thông thường).

- Hợp đồng kinh doanh, thương mại Căn cứ nội dung cụ thể của hợp đồng:

- Hợp đồng mua bán

- Hợp đồng dịch vụ

- Hợp đồng cho vay, cho thuê

- Hợp đồng liên kết kinh doanh

- Hợp đồng vận chuyển

- Hợp đồng tín dụng

- Hợp đồng bảo hiểm

- Hợp đồng xây dựng...

Căn cứ vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ:

- Hợp đồng ưng thuận:

- Hợp đồng thực tế:

Căn cứ vào thời hạn thực hiện hợp đồng:

- Hợp đồng thực hiện một lần.

- Hợp đồng thực hiện nhiều lần.

- Hợp đồng ngắn hạn.

- Hợp đồng dài hạn.

1.101.3. Hợp đồng trong kinh doanh, thương mại:

Là hợp đồng dân sự mà những chủ thể kinh doanh tham gia và thực hiện những hành vi kinh doanh, thương mại trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Đặc điểm:

Ngoài những đặc tính chung của một hợp đồng dân sự thông thường, hợp đồng trong kinh doanh, thương mại có những đặc thù riêng:

- Mục đích: hợp đồng được ký kết nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh.

- Nội dung: hợp đồng được ký kết nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh, do đó có nội dung thực hiện các công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác do các chủ thể tiến hành trong một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình tái sản xuất, từ khi đầu tư vốn đến khi tiêu thụ sản phẩm hoặc hoàn thành dịch vụ nhằm sinh lợi hợp pháp. Kinh doanh là chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của các chủ thể. Vì vậy mục đích kinh doanh luôn được thể hiện hàng đầu trong các hợp đồng để giúp cho các chủ thể kinh doanh thực hiện kế hoạch của mình. (trong khi hợp đồng dân sự thông thường chủ yếu là nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày của chủ thể).

- Chủ thể: là những đối tượng có quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh, thương mại trong phạm vi thẩm quyền của mình (chủ thể kinh doanh- hẹp hơn chủ thể của hợp đồng dân sự thông thường)

1.102.Nguyên tắc ký kết hợp đồng:

Tự do thể hiện ý chí

Trong hợp đồng, tiêu chí tự do được xem là quan trọng nhất. Nghĩa là các chủ thể có thể tự mình quyết định sẽ thiết lập hợp đồng với ai, khi nào, sẽ làm những gì trong hợp đồng.

Mọi hành vi của các bên trong hợp đồng đều được thiết lập dựa trên tiêu chí tự do định đoạt. Chỉ có sự tự do ý chí mới có thể ràng buộc chủ thể sau này phải thực hiện những hành vi nhất định trong hợp đồng.

Ví dụ: Một bên quyết định bán tài sản của mình cho bên khác với giá rẻ, sau khi hợp đồng hình thành thì phải bán, nếu không bán với giá thỏa thuận thì sẽ phải bồi thường cho bên mua.

Như vậy, sự tự do ý chí là căn cứ để xuất hiện sự ràng buộc pháp lý trong hợp đồng.

Nếu một bên ký hợp đồng trong trạng thái bị ép buộc ý chí bán tài sản ngoài mong muốn thì không thể ràng buộc họ được (vì nằm ngoài sự tự do ý chí) nên về mặt pháp luật là không tồn tại hợp đồng.

Nguyên tắc này làm nền tảng cho các quan hệ kinh doanh trong thời kỳ hiện nay. Không một ai có thể áp đặt các chủ thể phải làm gì, làm như thế nào trong hợp đồng. Pháp luật tôn trọng lợi ích của các bên và các bên tự quyết định việc tham gia hợp đồng của mình.

Giao kết hợp đồng không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Tự do của từng chủ thể là quan trọng. Tuy nhiên, nếu như tự do đó xâm phạm vào các giá trị của xã hội, pháp luật thì không thể được. Vì chủ thể đó phải tồn tại trong xã hội và lợi ích của chủ thể kinh doanh luôn luôn phải phù hợp với lợi ích xã hội, phục vụ cho sự phát triển của xã hội.

Nguyên tắc của hoạt động kinh doanh: người kinh doanh được làm tất cả những gì luật không cấm - Các bên được quyền tự do quyết định nội dung giao kết, nhưng không được trái luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Ví dụ: Không thể thỏa thuận trong hợp đồng trốn bớt tiền thuế (trái luật)

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng114 (thường ở trong phạm vi một địa phương, dân tộc…)

Không thể thỏa thuận quảng cáo cho sản phẩm bằng cách cho các cô gái múa khỏa thân trong phòng trưng bày

Không thể thỏa thuận thuê “người yêu” trong một dịp đi chơi…

Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

Tự nguyện nghĩa là việc giao kết hợp đồng phải dựa trên cơ sở tự do ý chí của các bên. Trong quan hệ hợp đồng mà không một cơ quan, tổ chức nào được quyền can thiệp, áp đặt ý chí của mình cho các chủ thể tham gia hợp đồng đó. Khi xác lập hợp đồng, các chủ thể đều được quyền tự do bày tỏ, thể hiện thiện chí và thống nhất ý chí nhằm đạt được những mục đích nhất định.

Sự tự nguyện các bên tham gia hợp đồng bao gồm hai yếu tố là sự tự do ý chí và sự bày tỏ ý chí. Không có sự tự do ý chí và sự bày tỏ ý chí thì không có sự tự nguyện. Yêu cầu tiếp theo của sự tự nguyện là sự tự do ý chí và sự bày tỏ ý chí phải thống nhất với nhau. Nếu như 2 yếu tố đó không thống nhất với nhau thì cũng xem như là không có sự tự nguyện.

Bình đẳng nghĩa là khi ký kết hợp đồng, các bên phải bảo đảm sự tương xứng về quyền, nghĩa vụ cũng như lợi ích kinh tế của mỗi bên.

Bình đẳng ở đây là bình đẳng về mặt pháp lý, là sự bình đẳng trước pháp luật chứ không là sự bình đẳng kinh tế. Tính bình đẳng này không phụ thuộc vào quan hệ sở hữu hay quan hệ quản lý.

Quan hệ hợp đồng xuất hiện trên mong muốn đạt mục đích lợi nhuận trong kinh doanh. Nhưng không vì thế các bên bất chấp tất cả hoặc chỉ vì lợi ích của riêng mình, mà trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng, các bên phải có thiện chí hợp tác với nhau, những khó khăn cần phải giải quyết trên nền tảng tốt nhất cho đôi bên.

Những thông tin các bên cung cấp cho nhau trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng phải chính xác và trung thực, trong quan hệ hợp đồng đúng luật không có chỗ cho sự lừa đảo, lợi dụng lẫn nhau115. Trung thực và thiện chí trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong quan hệ hợp đồng.

1.103.Hình thức của hợp đồng :

Hình thức hợp đồng là nơi thể hiện những nội dung trong hợp đồng đã được các bên thỏa thuận khi ký kết hợp đồng (xem 1.5). Về nguyên tắc, hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự do ý chí. Do đó, hình thức của hợp đồng chẳng qua chỉ là sự thể hiện, nên bất kỳ hình thức mà các bên đồng ý thống nhất với nhau đều được chấp nhận.

Tuy nhiên, đôi khi xảy ra các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng, khi đó việc chứng minh những thỏa thuận đạt được lại rất quan trọng, hình thức hợp đồng được xem là một chứng cứ quan trọng để minh chứng cho nội dung của hợp đồng.

Hợp đồng có thể được thể hiện bằng:

Lời nói;

Bằng hành vi cụ thể; Bằng văn bản116.

Việc chọn lựa hình thức của hợp đồng trên nguyên tắc tự do quyết định của các bên tham gia, phụ thuộc vào ý chi của các bên. Pháp luật đề cao sự tự do trong hợp đồng, vì bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận tự do.

Tuy nhiên, một số hợp đồng nhất định mà pháp luật có nêu ra hình thức cụ thể thì các bên phải tuân theo.

Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm phải có hình thức là văn bản117; hợp đồng thuê nhà phải lập thành văn bản118.

115 “Một bên có thông tin quan trọng ảnh hương tới quyết định của bên kia mà không thông báo cho bên kia có thể xem là hành vi lừa dối” – Đỗ Văn Đại, Vị trí của Bộ Luật dân sự trong lĩnh vực hợp đồng, Tạp chí Nhà nước & Pháp luật số 7/2008, tr.14

116 Điều 401 BLDS 2005.

117 Điều 14 luật kinh doanh bảo hiểm ngày 9/12/2000

Hợp đồng kinh doanh bất động sản, hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản phải được lập thành văn bản119.

Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải lập thành văn bản120.

Hợp đồng thuê, cho thuê tàu bay phải được lập thành văn bản121.

Hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng của công ty kinh doanh chứng khoán phải lập thành văn bản122.

Hợp đồng kiểm toán (dịch vụ): phải lập thành văn bản123.

Hình thức bằng văn bản là cách thể hiện rõ ràng nhất ý chí của các bên tham gia. Khi đó, những thỏa thuận của các bên được ghi nhận lại trong văn bản hợp đồng dưới dạng các điều khoản cụ thể. Hình thức văn bản giúp các bên dễ dàng ghi nhớ những quyền và nghĩa vụ của mình, tránh những tranh chấp không đáng có về quyền và nghĩa vụ và là một chứng cớ rõ ràng (không cần chứng minh) khi tranh chấp xảy ra.

Hình thức văn bản là việc các bên ghi nhận nội dung của hợp đồng trên một văn bản chung và cùng nhau ký xác nhận. pháp luật cũng công nhận một số hình thức khác cũng được xem là văn bản: fax, điện báo, telex, thông điệp dữ liệu…

Những hợp đồng phức tạp, thời gian thực hiện dài thường sử dụng hình thức văn bản.

Khi ký kết những hợp đồng phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp hay đối tượng của hợp đồng là những tài sản mà nhà nước cần tham gia kiểm soát thì nhà nước thường qui định hình thức hợp đồng ngoài việc thể hiện bằng văn bản - cần có công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép. Trong trường hợp đó, các bên cần phải tuân theo.

Ví dụ: Hợp đồng cho thuê tài chính thể hiện bằng hình thức văn bản có đăng ký giao dịch bảo đảm124. Hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 6 tháng trở lên phải chứng thực125.

1.104.Giao kết hợp đồng dân sự.

1.104.1. Phương thức giao kết hợp đồng:

Là cách thức mà các bên xác lập một quan hệ hợp đồng có hiệu lực pháp lý.

Ký kết trực tiếp: các bên trực tiếp gặp nhau để bàn bạc, thỏa thuận, thống nhất ý chí để xác định các điều khoản của hợp đồng.

Ký kết gián tiếp: cách ký kết mà các bên không trực tiếp gặp nhau. các bên gửi cho nhau các tài liệu giao dịch (như đơn chào hàng, đơn đặt hàng…) để thể hiện ý chí của mình và thông qua đó thiết lập quan hệ hợp đồng.

1.104.2. Các bước giao kết hợp đồng:

1.104.2.1.Đề nghị giao kết hợp đồng:

Bên muốn ký kết hợp đồng thể hiện mong muốn ký kết bằng cách đề nghị một bên khác mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với mình.

Trong thực tế, người ta có thể bắt đầu bước này bằng lời chào hàng. Chào hàng chính là việc một bên đề nghị giao kết hợp đồng.

Ví dụ: mời mua nhà, tìm người thực hiện dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp mình…

119 Điều 67 luật kinh doanh bất động sản ngày 29 tháng 6 năm 2006.

120 Khoản 2 Điều 26 luật Luật sư ngày 29 tháng 6 năm 2006

121 Khoản 3 Điều 35 luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29/6/2006

122 Khoản 3 điều 71 luật kinh doanh chứng khoán ngày 29/6/2006

123 Mục 13 của chuẩn mực đạo đức và nghề nghiệp của kiểm toán, kế toán ban hành kèm theo quyết định 87/2005/QĐ-BTC ngày 1/12/2005.

124 đ.19 nghị định 16/2001/NĐ-CP của CP

Trong đề nghị cần đưa ra các nội dung cần giao dịch như tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian, địa điểm ..v..v..

Chú ý, không phải bất kỳ lời đề nghị nào đều được xem là đề nghị giao kết. trong thực tế, chúng ta gặp không ít trường hợp chào mua, chào bán nhưng chưa thể coi là lời đề nghị giao kết theo qui định của luật pháp và sẽ không có giá trị pháp lý ràng buộc đối với người chào hàng.

Ví dụ: một cửa hàng ghi rằng bán mặt hàng A với giá rẻ hơn so với các cửa hàng khác, nhưng khi khách hàng đến mua thì lại nói rằng không có, hết hàng. Trong trường hợp này liệu người mua có thể mua được hàng với giá rẻ như đã thông báo không? Nếu không mua được thì có thể yêu cầu bên kia bồi thường gì không? (chú ý là trường hợp này là các bên chưa ký hợp đồng)

Để có thể ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng, thì lời đề nghị giao kết hợp động phải đảm bảo một số yếu tố:

- Thể hiện rõ ý định muốn ký kết hợp đồng.

- Xác định đối tượng hợp đồng.

- Xác định rõ bên được đề nghị

- Xác định thời hạn thực hiện…

Ví dụ: doanh nghiệp A liên hệ với doanh nghiệp B bằng một bản chào hàng, trong đó nêu là có một mặt hàng X , với chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật… và đưa ra cho B điều kiện để mua hàng đồng thời thời gian trả lời – 7 ngày.

Như vậy đây có thể xem là lời đề nghị giao kết hợp đồng.

Quảng cáo mua bán hàng hóa , giới thiệu sản phẩm không được xem là lời đề nghị giao kết hợp đồng vì nó được gửi tới một nhóm đối tượng không xác định, không có cụ thể về số lượng, chất lượng, giá cả, mô tả chi tiết… việc người tiếp nhận thông tin quảng cáo chấp nhận các điều kiện quảng cáo cũng không ràng buộc trách nhiệm đối với người đưa ra quảng cáo.

Đề nghị giao kết hợp đồng: Là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng của bên đề nghị và chịu sự ràng buộc về lời đề nghị của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể126.

Trong trường hợp này, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ 03 trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị.

Điều 14 công ước viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, qui định chào hàng là: “đề nghị về việc ký

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w