Ngành, nghề kinh doanh: là những lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định mà các chủ thể kinh doanh thực hiện để đáp ứng các nhu cầu của xã hội.
Ví dụ: Sản xuất bánh kẹo, dịch vụ kiểm toán…
Do nhu cầu của xã hội trong cuộc sống phát triển và rất đa dạng nên ngành, nghề kinh doanh cũng không ngừng được phát triển.
Đ.7 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định:
“Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.”
1.33. Phân loại ngành nghề kinh doanh (theo pháp luật về doanh nghiệp):
1.33.1. Ngành, nghề cấm kinh doanh:
Cấm hoạt động kinh doanh các ngành nghề gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.
Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh được nhà nước qui định và có thể thay đổi tùy từng thời kỳ. Trong trường hợp đặc biệt khi một doanh nghiệp muốn thực hiện các ngành nghề bị cấm thì phải được sự cho phép của thủ tướng chính phủ43.
Ngành nghề cấm kinh doanh được qui định kèm theo nghị định 1139/2007/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2007.
Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;
Kinh doanh chất ma túy các loại;
Kinh doanh hóa chất bảng 1(theo Công ước quốc tế);
Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách;
Kinh doanh các loại pháo;
Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội;
Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến, thuộc Danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác, sử dụng;
Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em; Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức;
Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân;
Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài;
Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường;
Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hoá và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và/hoặc sử dụng tại Việt Nam;
Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác được quy định tại các luật, pháp lệnh và nghị định chuyên ngành44.
1.33.2. Ngành, nghề được kinh doanh:
Trên nguyên tắc chung, tất cả những ngành, nghề không bị cấm thì chủ thể kinh doanh đều có quyền đăng ký và thực hiện các hành vi kinh doanh. Tuy nhiên, vì mục đích quản lý của nhà nước, nên nhà nước có thể khuyến khích hoặc hạn chế kinh doanh ngành, nghề này hoặc khác. Từ đó nhà nước đặt ra các điều kiện nhất định cho các chủ thể khi họ tham gia vào các hoạt động kinh doanh.
Chủ thể chỉ được kinh doanh các ngành nghề đó khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
1.33.2.1. Ngành, nghề kinh doanh điều kiện chung
Là những ngành, nghề mà pháp luật không qui định các điều kiện riêng, do đó chủ thể muốn kinh doanh được chỉ cần thỏa mãn những qui định về chủ thể kinh doanh: như thành lập hợp pháp, có tài sản, có tên riêng, có trụ sở tại Việt nam…
1.33.2.2. Ngành, nghề có điều kiện kinh doanh riêng
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh các ngành nghề cụ thể.
Là những ngành, nghề được pháp luật qui định điều kiện khác so với các điều kiện chung.
Những điều kiện riêng do pháp luật chuyên ngành qui định trong các văn bản pháp luật như: luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định có luyên quan của thủ tướng chính phủ45.
44 Khoản 1 điều 4 nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007
45 Theo qui định của 139/2007/NĐ-CP thì các loại điều kiện kinh doanh được qui định tại các văn bản pháp luật khác (ngoài 4 hình thức đã nêu) sẽ không còn hiệu lực áp dụng từ ngày 01/9/2008.
Hình thức của điều kiện kinh doanh được cụ thể hóa bởi: Giấy phép kinh doanh;
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Chứng chỉ hành nghề;
Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; Xác nhận vốn pháp định;
Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1.33.2.2.1. Các điều kiện:
Điều kiện về vốn
Thông qua qui định về vốn pháp định, một số ngành nghề kinh doanh muốn tiến hành hoạt động được thì người đầu tư phải đảm bảo vốn đầu tư của chủ thể kinh doanh do mình lập ra có một mức vốn không thấp hơn vốn pháp định do nhà nước qui định.
Ví dụ:
- Đối với tổ chức tín dụng:
DANH MỤC
Mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng
(Ban hành kèm theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ)
STT Loại hình tổ chức tín dụng Mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm2008 2010 I Ngân hàng
1 Ngân hàng thương mại
A Ngân hàng thương mại Nhà nước 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng B Ngân hàng thương mại cổ phần 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng C Ngân hàng liên doanh 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng D Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng Đ Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD 15 triệu USD 2 Ngân hàng chính sách 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng 3 Ngân hàng đầu tư 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 4 Ngân hàng phát triển 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng 5 Ngân hàng hợp tác 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 6 Quỹ tín dụng nhân dân
A Quỹ tín dụng nhân dân TW 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng B Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ đồng 0,1 tỷ đồng
II Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
1 Công ty tài chính 300 tỷ đồng 500 tỷ đồng
2 Công ty cho thuê tài chính 100 tỷ đồng 150 tỷ đồng
- Công ty đầu tư chứng khoán 50 tỷ đồng46
- Công ty cổ phần đại chúng: 10 tỉ đồng
- Công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ: 2 tỉ đồng47
46 Điều 97 Luật chứng khoán 2006
- Kinh doanh bất động sản: 6 tỉ đồng48
- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 300 tỉ hoặc 22,5 triệu USD; nhân thọ 600 tỉ đồng hoặc 45 triệu USD; môi giới bảo hiểm: 4 tỉ đồng hoặc 300 ngàn USD.49
- Công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ: 2 tỉ đồng (52/2008/NĐ-CP)
Điều kiện về trình độ chuyên môn
Đối với một số lĩnh vực kinh doanh, kinh nghiệm, khả năng và chuyên môn của người thực hiện dịch vụ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả dịch vụ, sản xuất của chủ thể kinh doanh và đảm bảo sự an toàn cho những người nhận dịch vụ. Do đó pháp luật có bắt buộc người quản lý và người trực tiếp thực hiện hành vi kinh doanh phải có một trình độ về chuyên môn nhất định – thông qua qui định về chứng chỉ hành nghề, qui định về bằng cấp...
Chứng chỉ hành nghề là một văn bản xác nhận về kinh nghiệm và khả năng chuyên môn của một cá nhân (ví dụ: chứng chỉ kiểm toán viên cấp cho người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán).
Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước uỷ quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định.
Chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác50.
Khi pháp luật có qui định về chứng chỉ hành nghề đối với một số ngành nghề, thì người đứng đầu cơ sở kinh doanh, giám đốc và có thể một người trong chủ thể kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề. Mỗi cá nhân chỉ được sử dụng chứng chỉ hành nghề để đăng ký kinh doanh trong một doanh nghiệp51. Theo qui định của pháp luật, một số ngành, nghề cần đảm bảo phải có trình độ nhất định của người tham gia vào hoạt động kinh doanh:
Ví dụ những ngành nghề đòi hỏi về chứng chỉ hành nghề:
- KD dịch vụ pháp lý;
- KD dịch vụ khám chữa bệnh và KD dược phẩm;
- KD dịch vụ thú y và thuốc thú y;
- KD dịch vụ thiết kế công trình;
- KD dịch vụ kế toán, kiểm toán;
- KD dịch vụ môi giới chứng khoán;
- Kd dịch vụ bảo hiểm.
- Kinh doanh môi giới bất động sản52.
Một số ngành nghề đòi hỏi có bằng cấp:
- Dịch vụ đòi nợ: trình độ học vấn từ đại học trở lên (kinh tế, luật…) đối với giám đốc…
Một số ngành, nghề đòi hỏi bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp:
- Công chứng viên
- Luật sư
Điều kiện về giấy phép kinh doanh
48 Khoản 1 điều 8 Luật kinh doanh BĐS 2006, điều 3 153/2007/NĐ-CP.
49 Nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 qui định chế độ tài chính đv doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.
50 Khoản 1 điều 6 139/2007/NĐ-CP.
51 Khoản 4 điều 5 nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006.
Giấy phép kinh doanh được hiểu là giấy tờ thể hiện quyết định hành chính của một cơ quan nhà nước quản lý về hoạt động kinh doanh nhất định cấp cho chủ thể kinh doanh để họ thực hiện một, một số hành vi kinh doanh nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
Những ngành nghề cần phải có giấy phép có thể hiểu là những ngành, nghề nhà nước hạn chế kinh doanh.
Một số ngành, nghề vì lý do an toàn và cần phải kiểm soát chặt chẽ nên nhà nước chỉ cho kinh doanh khi các chủ thể kinh doanh phải xin được giấy phép do cơ quan nhà nước cấp (giấy phép kinh doanh, ngành nghề kinh doanh bị hạn chế)
Ví dụ:
- Xăng dầu: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu
- Khí đốt
- Thuốc dùng cho người, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật
- Thực phẩm có nguy cơ cao
- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
- Hoạt động in, sao chép phim, băng đĩa hình
- Dịch vụ y tế, dịch vụ y, dược cổ truyền
- Mạng và dịch vụ viễn thông
- Dịch vụ truy nhập, kết nối internet
- Dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật
- Dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế
- Dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
- Dịch vụ chứng khoán, môi giới chứng khoán
- Xuất khẩu lao động
- Dịch vụ pháp lý
- Khắc dấu
- Bảo vệ
- Lữ hành quốc tế
- Vũ trường: giấy phép kinh doanh do Sở văn hóa thông tin cấp53
- Karaoke: giấy phép kinh doanh do Sở văn hóa – thông tin hoặc UBND cấp Huyện
Điều kiện kinh doanh khác
Ngoài các qui định của pháp luật bắt buộc chủ thể kinh doanh phải có các điều kiện nhất định như trên (a, b, c) thì đối với một số ngành nghề, pháp luật không bắt buộc phải xin giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, nhưng lại qui định một số điều kiện khác (điều kiện không giấy phép) và chủ thể kinh doanh phải thực hiện đúng trong suốt quá trình kinh doanh của mình.
Đó là các qui định về tiêu chuẩn hàng hóa, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; qui định về phòng cháy chữa cháy, trật tự XH, an toàn giao thông, tiêu chuẩn về thiết bị, máy móc, nhà xưởng…
Ví dụ:
- Trò chơi điện tử:
Điều 4354.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử phải có các điều kiện sau và có đăng ký kinh doanh:
a. Cửa hàng trò chơi điện tử phải cách các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông từ 200m trở lên; đảm bảo trật tự, an toàn giao thông;
b. Trang thiết bị đảm bảo chất lượng âm thanh, hình ảnh; hình thức trang thiết bị phù hợp thẩm mỹ Việt Nam.
2. Khi hoạt động, tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử phải tuân theo các quy định sau:
a. Nội dung trò chơi điện tử phải lành mạnh, không vi phạm các quy định cấm tại Điều 4 Quy chế này;
b. Không được hoạt động quá 11 giờ đêm.
3. Nghiêm cấm tổ chức kinh doanh trò chơi điện tử có tính chất đánh bạc.
- karaoke
Địa điểm phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử- văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên.
Diện tích mỗi phòng karaoke từ 20m2 trở lên, đảm bảo điều kiện về phòng chống cháy nổ
Cửa phòng phải là cửa kính không màu, bên ngoài có thể nhìn thấy toàn bộ hoạt động trong phòng. Không được có khóa, chốt bên trong…
Nếu địa điểm hoạt động ở trong khu dân cư thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề. Ánh sáng trong phòng trên 10lux/20m2.
Băng, đĩa…phải dán nhãn kiểm soát theo qui định: danh mục bài hát hợp lệ Không được hoạt động sau 12h đêm đến 8h sáng.
- Massage
- Trang thiết bị y tế
- Thức ăn nuôi thủy sản
- Vật liệu xây dựng
- Vật tư thiết bị viễn thông
- Thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến
- Kinh doanh vàng
- Đại lý internet
- Dịch vụ quảng cáo
- Dịch vụ cầm đồ
- Dịch vụ in ấn
- Dịch vụ kế toán, kiểm toán
- Dịch vụ ăn uống
1.33.2.2.2. Ngành nghề hạn chế kinh doanh:
Là những hàng hóa, dịch vụ mà nhà nước đặt ra những hạn chế nhất định để kiểm tra, giám sát.
Hoạt động kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Cơ sở kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;
54 11/2006/NĐ-CP ngày 18/1/2006 vv ban hành qui chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
- Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán hàng hóa, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe theo quy định của pháp luật;
- Phạm vi, quy mô, thời gian, địa điểm kinh doanh, số lượng thương nhân tham gia kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh phải phù hợp với yêu cầu quản lý đặc thù và quy