HÀNH VI KINH DOANH:

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 25)

Hành vi kinh doanh lần đầu tiên được thể hiện trong Luật Công Ty 1990 của nước Việt Nam, theo đó: "Kinh doanh" là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi20.

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Đặc điểm của hành vi kinh doanh:

Thực hiện thường xuyên Tính chất nghề nghiệp Thực hiện trên thị trường Mục đích lợi nhuận

Mục đích lợi nhuận là mục tiêu khi các chủ thể kinh doanh tiến hành các hoạt động của mình. Tuy nhiên, nếu như một số hành vi tuy không thu được lợi nhuận thực tế, nhưng lại có mong muốn đạt được lợi nhuận, thì vẫn có thể xem đó là mục đích lợi nhuận.

Mục đích lợi nhuận của cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh, thương mại là mong muốn của cá nhân, tổ chức đó thu được lợi nhuận mà không phân biệt có thu được hay không thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại đó21.

Theo giải thích của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, hoạt động kinh doanh, thương mại là việc thực hiện một hoặc nhiều hành vi kinh doanh, thương mại. Hoạt động kinh doanh, thương mại

18 Hai luật này có hiệu lực từ ngày 1/4/1991 và hết hiệu lực vào ngày 1/1/2000.

19 Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông của tập thể tác giả viện ngôn ngữ học, NXB. TP.HCM năm 2002- trang 470

20 Khoản 1 điều 3 Luật công ty 1990.

21 Điểm 3.2 nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.

không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng ký kinh doanh, thương mại mà còn bao gồm cả các hoạt động khác phục vụ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh doanh thương mại22.

Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn A được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực may mặc. Hoạt động của Công ty A không chỉ giới hạn ở việc may sản phẩm là hàng dệt may để phục vụ thị trường mà còn bao gồm cả hành vi mua nguyên vật liệu về để sản xuất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, thuê xe ô tô để đưa công nhân đi làm, đi nghỉ hàng năm theo chế độ hoặc mua một số ti vi để cho công nhân giải trí sau giờ làm việc . . .

Giải thích này hiểu hoạt động kinh doanh, thương mại theo nghĩa rộng, có nghĩa là tất cả các hoạt động của chủ thể kinh doanh, dù trực tiếp hay gián tiếp có mục đích đạt lợi nhuận, đều được xem là hoạt động kinh doanh, thương mại.

CHỦ THỂ KINH DOANH.

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w