NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG:

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 28)

Qui định trong BLDS 2005

Pháp luật về tài sản và quyền sở hữu là một trong những chế định quan trọng nhất của đời sống xã hội. Tài sản là nền tảng cơ bản cho mọi quan hệ.

Trong đời sống kinh tế, ý nghĩa của tài sản đặc biệt quan trọng, tài sản là thước đo hiệu quả hoạt động của chủ thể kinh doanh, là sự đảm bảo cho các giao dịch, các nghĩa vụ phát sinh…

1.21.1. Tài sản:

Theo qui định của đ.163 BLDS 2005, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

Vật:

Được hiểu là động vật, thực vật, vật trong trạng thái vật lý (chất lỏng, khí, rắn). Vật là một bộ phận tồn tại trong thế giới vật chất của chúng ta. Để trở thành tài sản thì vật phải ở một trạng thái nhất định có thể xác định được giá trị sử dụng và là đối tượng của giao lưu dân sự.

Ví dụ: nước sông, nước biển bình thường không phải là tài sản, nhưng nếu được đóng chai (hoặc nhà máy nước xử lý) thì lại có giá trị sử dụng và trở thành tài sản sử dụng trong giao lưu dân sự.

Vật có thể không chỉ là những vật hiện hữu, mà có thể là những tài sản được hình thành trong tương lai:

Ví dụ: mua trước căn hộ chung cư sắp xây dựng; bao tiêu sản phẩm hoa màu…

Tiền, giấy tờ có giá:

Là loại tài sản đặc biệt, giấy tờ có giá là những loại giấy tờ có thể qui ra giá trị bằng tiền

Quyền tài sản:

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ24.

Quyền được thực hiện trên một vật hữu hình gọi là quyền đối vật

Ví dụ: chủ sở hữu có quyền sử dụng chiếc xe máy của mình, quyền sở hữu nhà, quyền thế chấp quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, quyền cầm cố tài sản…

Quyền tương ứng với nghĩa vụ tài sản mà người khác phải thực hiện gọi là quyền đối nhân.

Ví dụ: Quyền yêu cầu người khác trả nợ, quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại, quyền yêu cầu người khác không thực hiện việc vi phạm nhãn mác hàng hóa…

Quyền vô hình: quyền mà không gắn trực tiếp với một tài sản cụ thể và cũng không gắn với nghĩa vụ của một người cụ thể nào.

Ví dụ: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, phần hùn trong công ty cổ phần…

1.21.2. Phân loại tài sản

1.21.2.1. Bất động sản và động sản25

Bất động sản:

Là những tài sản26:

- Đất đai

- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; (nhà ở, thiết bị điện- nước gắn vào nhà, tủ tường, bếp, máy móc, công cụ gắn liền với nhà xưởng…)

- Các tài sản khác gắn liền với đất đai; (cây cối, mùa màng, khoáng sản…)

- Các tài sản khác do pháp luật quy định.

Động sản:

Là những tài sản không được xem là bất động sản Là những tài sản di dời được:

- Vật không gắn cố định trên mặt đất

- Vật không do đất sinh ra

- Vật do đất sinh ra nhưng đã tách rời khỏi đất

Ví dụ: bàn ghế, súc vật, mùa màng đã thu hoạch, cây cối đã chặt, máy lạnh chưa gắn vào nhà, hoa màu đã thu hoạch, tiền, cổ phiếu, trái phiếu…)

1.21.2.2. Hoa lợi, lợi tức:

Hoa lợi:

Là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. hoa lợi hình thành từ kết quả của việc tác động trực tiếp của con người lên tài sản nhằm tạo ra, khai thác những lợi ích của tài sản, phù hợp với qui luật tự nhiên.

Ví dụ: gỗ được khai thác, trái cây, sữa bò, trứng gia cầm...

Lợi tức:

Là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. lợi tức hình thành từ việc người khác trả cho người có quyền khai thác công dụng của tài sản để đổi lấy một quyền khác.

Ví dụ: tiền thuê nhà, tiền lãi thu được từ cho thuê tài sản….

1.21.2.3. Vật chính, vật phụ:

Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng. Vật chính có thể khai thác lợi ích mà không cần có vật phụ.

Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.

Như vậy, vật phụ là vật có ích cho việc khai thác công dụng của vật chính và có thể làm tăng giá trị của vật chính (nhưng vật chính vẫn khai thác được công dụng nếu không có vật phụ).

Ví dụ:

Vật chính Vật phụ - máy ảnh - Vỏ máy ảnh, đèn flash

25 Việc phân biệt động sản và bất động sản có giá trị pháp lý quan trọng trong việc: bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (cầm cố, thế chấp…), xác lập quyền sở hữu do thời hiệu (khoản 1 điều 247 BLDS: người chiếm hữu ngay tình đối với tài sản sẽ trỏ thành chủ tài sản sau một thời gian 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản), xác định thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp.

- tivi - điều khiển tv, hướng dẫn sử dụng ti vi

- ô tô - lốp xe, dụng cụ sửa xe - nhà - hệ thống điện, nước, lò sưởi - điện thoại di động - pin, đồ sạc điện, thẻ nhớ

Khi một bên thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, nếu không có thỏa thuận khác27.

Như vậy, khi vật chính được bán, thì bên bán có nghĩa vụ giao vật chính và vật phụ (vật phụ mặc nhiên đi theo), tất nhiên trong trường hợp không có thỏa thuận khác.

Ví dụ: bán điện thoại di động thì phải giao điện thoại, pin, đồ xạc…

1.21.2.4. Vật chia được, vật không chia được:

Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu (xăng, dầu, gạo, nước…).

Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu (đồng hồ, xe máy…).

Đối với vật không chia được, khi cần phân chia cho nhiều người, thì sẽ tính ra giá trị để chia (không chia tự nhiên được)

1.21.2.5. Vật tiêu hao, vật không tiêu hao:

Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu28.

Ví dụ: xi măng, xăng dầu, thực phẩm, đĩa CD trắng….

Vật tiêu hao có thể biến mất hoàn toàn sau khi sử dụng (thức ăn) hoặc không biến mất nhưng không còn mang tính chất, hình dáng, tính năng ban đầu sau khi sử dụng

Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.

Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Ví dụ: quần áo, nhà cửa, xe cộ, máy móc, CD đã ghi chương trình…

1.21.2.6. Vật cùng loại và vật đặc định

Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.

Ví dụ: tiền, gạo, xăng dầu cùng loại, xi măng cùng hiệu…

Vật cùng loại có thể thay thế cho nhau, nếu bị tiêu hủy có thể thay thế bởi vật khác.

Pháp luật qui định, trong trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau thì khi cùng đến hạn họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt29. Trường hợp hai bên nợ tiền lẫn nhau có thể áp dụng qui định này.

Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.

Ví dụ: vị trí, số của nhà cửa, vị trí mảnh đất, bức tranh, đồ cổ, gói bưu phẩm…

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó. Trong khi vật cùng loại chỉ cần giao đủ và đúng loại.

Trong thực tế, vật cùng loại có thể trở thành vật đặc định dưới sự tác động của các bên tham gia quan hệ.

27 Điều 176 BLDS.

28 Cần phân biệt với hao mòn tự nhiên.

Ví dụ: xe máy Honda dream sản xuất năm 2006 là vật cùng loại và có nhiều trong cửa hàng bán xe. Nhưng khi người mua đã chọn lựa và chỉ chiếc xe mình muốn mua thì nó sẽ trở thành vật đặc định và bên bán phải giao đúng chiếc xe mà bên mua đã chọn, không thể giao chiếc khác được.

1.21.3. Quyền sở hữu

Quyền sở hữu là chế định quan trọng bậc nhất đối với tài sản. Đa số tài sản đều được sở hữu bởi một chủ thể nào đó30 nên việc xác định như thế nào là quyền sở hữu trở nên quan trọng.

Theo qui định của pháp luật, khi rủi ro xảy ra thì người có quyền sở hữu tài sản sẽ phải chịu thiệt hại31. Đây cũng là một điểm quan trọng trong việc áp dụng trong thực tế đối với quyền sở hữu.

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản32 của chủ sở hữu theo qui định của pháp luật.

1.21.3.1. Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt:

Quyền chiếm hữu: quyền nắm giữ, quản lý tài sản

Trong trường hợp chủ sở hữu chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Việc chiếm hữu của chủ sở hữu không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian, trừ trường hợp chủ sở hữu chuyển giao việc chiếm hữu cho người khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Khi chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản cho người khác thì người được uỷ quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

Có loại tài sản có thể nhiều người chiếm hữu cùng một lúc: phần mềm vi tính. Nội dung:

- Các hành vi nắm giữ: chủ sở hữu giữ vật trong phạm vi kiểm soát vật chất của mình.

Ví dụ: cất tài sản trong tủ sắt, để trong nhà….

- Các hành vi quản lý: là những hành vi, thông qua đó chủ sở hữu thực hiện việc kiểm soát về sự tồn tại của tài sản.

Ví dụ: kiểm kê, định giá, tiêu dùng, canh tác

- Trong trường hợp người khác chiếm hữu về mặt vật chất, thì chủ sở hữu vẫn có thể chiếm hữu về mặt pháp lý.

Ví dụ: kiểm tra, quản lý việc sử dụng tài sản của người thuê nhà

Một người bị mất chiếc xe máy (không còn chiếm hữu về mặt vật chất) nhưng vẫn có quyền chiếm hữu về mặt pháp lý (tên, giấy tờ, đăng ký với nhà nước)

Người có quyền chiếm hữu

- Chủ sở hữu

- Người khác:

Người chiếm hữu có thể không phải là chủ sở hữu trong trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao

(cho mượn, thuê..) hoặc theo qui định của pháp luật.

Người chiếm hữu có thể là người quản lý tài sản theo qui định của pháp luật: quản lý tài sản của trẻ em, của người bị mất năng lực hành vi dân sự.

Người chiếm hữu tài sản bị bỏ rơi, quên

30 Tài sản vô chủ thì không có người sở hữu

31 Điều 166 BLDS 2005

Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình (mua tài sản ăn cắp mà không hề biết về nguồn gốc tài sản)

Quyền sử dụng: là quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Quyền sử dụng bao gồm quyền dùng (khai thác công dụng) tài sản và quyền thu nhận hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Quyền dùng tài sản được hiểu là việc chủ sở hữu có thể tự mình thụ hưởng những lợi ích do tài sản đem tới. Thụ nhận hoa lợi, lợi tức từ tài sản là việc chủ sở hữu được hưởng những kết quả từ việc khai thác lợi ích của tài sản (cho thuê, cho vay…và người thuê trả tiền thuê).

Trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Có những tài sản không dùng được nhưng có thể tạo ra hoa lợi, lợi tức như cổ phiếu, trái phiếu Có những tài sản chỉ dùng được mà không tạo ra hoa lợi, lợi tức như: các vật tiêu dùng trong gia đình.

Phương thức và người sử dụng

Chủ sở hữu có thể quyết định phương thức sử dụng tài sản của mình: dùng hoặc không dùng tài sản; thu hoa lợi bằng cách trực tiếp khai thác công dụng tự nhiên của tài sản; thu lợi tức bằng cách để cho người khác khai thác công dụng thông qua một hợp đồng cho thuê, cho mượn.

Quyền sử dụng tài sản có thể được chuyển giao cho người khác thông qua hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Như vậy, tài sản có thể được khai thác bởi chính người chủ sở hữu hoặc một người không phải là chủ sở hữu.

Hạn chế quyền sử dụng:

Việc sử dụng không được gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác33.

Quyền định đoạt : là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó

Định đoạt thực tế :

Làm cho vật không còn trong thực tế nữa – dùng hết, tiêu hủy, chuyển thành một tài sản khác (sản xuất ra sản phẩm) - Chủ sở hữu bằng chính hành vi của mình thực hiện quyền định đoạt.

Định đoạt pháp lý :

Chuyển giao quyền sở hữu từ người này sang người khác (bán, trao đổi, tặng, cho vay, góp vốn, để thừa kế...) chủ sở hữu thông qua một quan hệ pháp luật để thực hiện, do đó phải có năng lực hành vi để thực hiện.

Thông qua việc định đoạt của chủ sở hữu, tài sản có thể biến mất hoặc trở thành một tài sản khác của cùng chủ sở hữu hoặc cũng có thể được chuyển giao cho người khác, cũng có thể từ chối quyền sở hữu.

Người định đoạt

Việc định đoạt có thể do chính chủ sở hữu thực hiện hoặc một người khác (như người được ủy quyền để định đoạt)

Trong một số trường hợp, việc định đoạt do một quyết định của nhà nước. Khi đó, tài sản được chuyển quyền sở hữu không phải theo ý chí của chủ sở hữu mà theo qui định của pháp luật.

Ví dụ: nhà nước ra quyết định trưng mua tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh. Nhà nước ra quyết định giải tỏa nhà để thực hiện qui hoạch đô thị…

Hạn chế quyền định đoạt:

Quyền định đoạt có thể bị hạn chế nếu việc định đoạt gây xung đột về lợi ích giữa chủ sở hữu với lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng hoặc lợi ích của người khác.

Ví dụ: cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác34.

1.21.3.2. Căn cứ xác lập quyền sở hữu:

Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây: 1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp;

2. Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 3. Thu hoa lợi, lợi tức;

4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến; 5. Được thừa kế tài sản;

6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;

7. Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu theo

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w