13 Phối hợp chưa tốt giữa các lực lượng giáo dục đạo đức (NT-GĐ-XH)
3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động GDĐĐ cho mọi lực lượng tham gia công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
gia công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
3.2.1.1.Mục tiêu của biện pháp
Năng lực nhận thức về GDĐĐ và quản l GDĐĐ có vai trò vô cùng quan trọng, là sự khởi đầu, là điều kiện tiên quyết cho tất cả những hoạt động GDĐĐ và quản l GDĐĐ đạt hiệu quả cao.Thời gian qua, nhận thức của đội ngũ CB, G , HS và PH về đạo đức, GDĐĐ và quản l GDĐĐ đã có bước chuyển biến đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.
Đối với đội ngũ CBQL và GV , nâng cao năng lực nhận thức về GDĐĐ và quản l GDĐĐ cho đội ngũ CBQL và G được đặt lên vị trí hàng đầu, Công tác GDĐĐ trong bất cứ nhà trường nào cũng không thể thành công nếu nhận thức của đội ngũ CBQL và G về công tác này còn hạn chế, yếu kém. Trong giai đoạn mới, đội ngũ CBQL và GV cần được nâng cao hơn nữa năng lực nhận thức, được tăng cường hơn nữa thức trách nhiệm, nhiệt huyết, đảm bảo sự thống nhất cao trong nhận thức, cũng như trong hành động giáo dục, đồng tâm hợp lực để tạo sức mạnh thúc đẩy mạnh mẽ quá trình GDĐĐ và quản l GDĐĐ cho học sinh.
Đối với học sinh, việc nâng cao năng lực nhận thức, củng cố và phát huy khả năng tự thức, tự giáo dục sẽ góp phần giúp các em chủ động, tự giác, tích cực vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức.
Đối với PHHS, việc nâng cao nhận thức về GDĐĐ hết sức cần thiết, giúp họ nhận thức được đúng đắn về công tác này. Họ sẽ tin tưởng hơn, quan tâm nhiều hơn, tạo điều kiện cho con em mình nhiều hơn về thời gian, vật chất…trong các hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường và hơn thế nữa là
theo những phương pháp, nội dung, hình thức GDĐĐ của nhà trường, của G CN để cùng chung tay, góp sức giáo dục đạo đức cho chính con em của họ.
3.2.1.2.Nội dung và cách thức thực hiện Đối với cán bộ quản lí-giáo viên
Nội dung và hình thức cơ bản nhằm nâng cao năng lực nhận thức về công tác GDĐĐ và quản l GDĐĐ HS là:
Triển khai các văn bản của cấp trên một cách đầy đủ, kịp thời, cụ thể sao cho trong toàn thể CB - GV - CNV được quán triệt một cách sâu sắc, khắc phục tình trạng triển khai qua loa, chiếu lệ
Hội thảo chuyên đề về GDĐĐ và quản l GDĐĐ HS theo định kỳ tùy theo đơn vị nhưng ít nhất lần một năm học. Muốn tổ chức hội thảo tốt, hiệu trưởng phải có kế hoạch chu đáo: thời gian, nội dung, phân công nhân sự nghiên cứu để viết tham luận, phải có hệ thống câu hỏi mở để cùng thảo luận, bàn bạc, tranh luận, chuẩn bị CS C- tài chính. Nên mời các lực lượng ngoài nhà trường như: công an, các cơ quan đoàn thể… có liên quan cùng dự. Nội dung, chuyên đề hội thảo phải thiết thực, giải quyết những vấn đề yếu kém, bức xúc về đạo đức ở đơn vị, địa phương làm sáng tỏ vai trò, vị trí của các lực lượng và sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác GDĐĐ và quản l GDĐĐ HS. Cuối buổi hội thảo phải có kết luận thống nhất về nội dung, đề ra cho được các hình thức, biện pháp thích hợp để giáo dục và quản l GDĐĐ HS.
Mở lớp bồi dưỡng lí luận, nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp GDĐĐ., quản l GDĐĐ HS nhằm giúp CBQL-GV nâng cao kỹ năng, phương pháp truyền thụ GDĐĐ, quản l GDĐĐ HS và phối hợp vận dụng vào thực tiễn của nhà trường.
Tổ chức hội nghị theo định kỳ để trao đổi, phổ biến kinh nghiệm GDĐĐ và quản l GDĐĐ HS cho G CN, G BM, Đoàn thanh niên, nhân viên. Chọn G CN đạt được thành tích cao trong GDĐĐ lớp mình đề trình bày kinh nghiệm, các cá nhân bộ phận khác cùng đàm thoại, trao đổi, học tập lẫn nhau. Trong trao đổi, cần chú mối quan hệ, hợp tác giữa các cá nhân, bộ phận trong các công tác này.
Tổ chức tham quan, giao lưu, học tập kinh nghiệm ở những đơn vị trong và ngoài địa bàn huyện đã đạt thành tích tốt trong công tác GDĐĐ cho HS. Lưu , phải có quan điểm cụ thể trong vấn đề học tập, vận dụng một cách phù hợp với thực tiễn của đơn vị mình.
Đối với học sinh
*Những nội dung cần được nâng cao nhận thức
Cung cấp, phổ biến những tri thức đạo đức cơ bản, các quan niệm về đạo đức; vai trò, vị trí của đạo đức trong cấu trúc nhân cách của con người; các phẩm chất đạo đức cơ bản, thiết thân phải có ở lứa tuổi HS THPT; cách thức, phương pháp rèn luyện tu dưỡng, thức chấp hành nội quy, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ HS theo điều lệ trường trung học, phương pháp tự quản lớp.Giúp các em hiểu được hiện tượng nào được gọi là các tệ nạn xã hội, tác hại, hậu quả của nó và cách phòng tránh hữu hiệu.
Giáo dục hướng nghiệp, cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản về nghề nghiệp trong tương lai, hình thành thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp, lao động.
Giúp các em hiểu được đặc điểm tâm sinh l lứa tuổi , sức khỏe sinh sản vị thành niên, giới và bình đẳng giới. Hiểu và rèn luyện để hình thành kỹ năng ứng xử, kỹ năng sống
*Về cách thức thực hiện
- Thông qua SHTT: Sinh hoạt dưới cờ, tiết sinh hoạt chủ nhiệm - Công tác tư vấn: Ban tư vấn, tư vấn trực tiếp của các thầy cô…
- Tổ chức hội thảo hay sinh hoạt chuyên đề: cấp trường, cấp khối, cấp lớp.
Đi đôi với nâng cao nhận thức, nhà trường phải đặc biệt chú trọng giáo dục các em phương pháp, cách thức, kỹ năng rèn luyện để từng bước chuyển hóa từ tri thức đạo đức thành niềm tin và hành vi đạo đức. Các biện pháp, hình thức giúp các em rèn luyện phẩm chất đạo đức phải lấy “HS làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và sự vươn lên chiếm lĩnh tri thức đạo đức, ra sức rèn luyện đạo đức, tác phong, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. hạn chế các hình thức giáo dục áp đặt một chiều từ phía thầy cô.
Để thực hiện tốt công tác tư vấn, nhà trường nên thành lập ban tư vấn, thành phần là một phó hiệu trưởng làm trưởng ban, các thành viên là một số G CN, một số G BM có năng lực, cán bộ Đoàn-Đội. Hiệu trưởng yêu cầu ban tư vấn phải có kế hoạch từng năm, từng học kỳ, tháng, nội dung tư vấn phải cụ thể sát, hợp với lứa tuổi HS THCS và những vấn đề thiết thân với đơn vị. Hàng năm, hiệu trưởng phải có kế hoạch bồi dưỡng cho ban tư vấn kiến thức về đạo đức, kỹ năng, phương tư vấn…
Ban tư vấn còn giúp hiệu trưởng tổ chức tốt các buổi hội thảo hay sinh hoạt chuyên đề. Muốn tổ chức thành công hội thảo, ban tư vấn phải xác định chủ đề và nội dung: cung cấp tài liệu, hướng dẫn HS nghiên cứu, xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở để HS tham gia thảo luận, tranh luận; chuẩn bị một số HS có năng lực để điều khiên hội thảo. Cuối buổi hội thảo, ban tư vấn phải tổng kết, nhận xét, đánh giá để rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích.
Đối với cha mẹ học sinh
* Định hướng chung
Hồ Chủ Tịch đã nói “Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục gia đình và xã hội thì kết quả cũng không hoàn hảo”.
Điều 18 về công ước quốc tế quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc cũng đã nêu “ Gia đình có trách nhiệm hàng đầu đối với việc nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ em từ lúc tuổi thơ cho đến lúc trưởng thành. Giáo dục văn hóa và những tiêu chuẩn xã hội cho trẻ em được bắt đầu từ gia đình. Để phát triển hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trong môi trường gia đình, trong một không khí hạnh phúc, yêu thương, thông cảm”.
Xét về mặt xã hội, nhà trường không có quyền hạn, hoặc nghĩa vụ nâng cao nhận thức về công tác GDĐĐ cho PHHS. Nhưng đứng trên phương diện những nhà giáo dục, tôi thấy rằng nhà trường là nơi có đủ điều kiện, nhân lực, vật lực để giúp đỡ, hỗ trợ các bậc PHHS hiểu rõ hơn về tâm sinh l lứa tuổi con em họ, những yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến quá trình phát triển nhân cách, những phương pháp, cách thức, hành vi…GDĐĐ và để kết hợp với các lực lượng giáo dục cùng chăm lo giáo dục thế hệ trẻ
Trong giai đoạn hiện nay xã hội phân cấp giầu, nghèo, nhận thức cũng không đồng đều, các tầng lớp hình thành rất rõ nét, chính vì điều này đã phân tầng PHHS. Có rất nhiều PHHS quan tâm tới GDĐĐ cho con em mình, họ tự “mầy mò” qua sách vở, internet…nhưng cũng chưa đầy đủ và toàn diện. Phần lớn PHHS ở khu vực ngoại thành nói chung và ở khu vực trường THPT Cộng Hiền nói riêng họ chưa thức cao về công tác GDĐĐ cũng như vai trò và trách nhiệm của gia đình trong quá trình hình thành nhân cách của chính con em họ và nếu có nhận thức tốt về vai trò vị trí của gia đình thì kiến thức, kĩ năng, phương pháp là vô cùng hạn chế do CMHS của trường chiếm trên 80 % làm nông nghiệp với trình độ học vấn rất thấp.
Công tác này, yếu tố G CN được đặt lên hàng đầu, họ phải khéo léo lồng ghép các hoạt động vào các cuộc họp định kỳ, biết lắng nghe, biết chia sẻ những suy tư của từng CMHS, khéo léo kết hợp với Ban đại diện CMHS lớp cùng tham gia vào các buổi hội thảo, hướng dẫn họ có thể trở thành những người chủ đạo trong công tác này…tùy vào mỗi tập thể PHHS để có “giáo án” cụ thể cho những cuộc họp nhằm mục đích cuối cùng là hỗ trợ, nâng cao nhận thức GDĐĐ cho PHHS.
*Về hình thức thực hiện
-CBQL, G CN, cán bộ Đoàn thanh niên phối hợp xây dựng nội dung “Nâng cao nhận thức GDĐĐ cho CMHS”
- Hình thức tổ chức kết hợp với các buổi họp CMHS đầu năm, giữa kỳ, cuối kỳ, các cuộc hội thảo chuyên đề.
3.2.1.2.Điều kiện thực hiện biện pháp
- Phải có sự quan tâm, ủng hộ của BGH nhà trường, đứng đầu là hiệu trưởng. Sự ủng hộ của Đảng, chính quyền, đoàn thể và toàn thể cán bộ giáo viên đặc biệt là đội ngũ G CN
- Có kinh phí và cơ sở vật chất tốt phục vụ cho các hoạt động này - Tổ chức bộ máy đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, tập trung.