Thực trạng quản lý phối kết hợp nhà trường, gia đình và cộng đồng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Cộng Hiền

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Cộng Hiền - Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 65)

20 40 10 40 5 Điều kiện tài chính, CS C phục vụ hoạt

2.3.4.Thực trạng quản lý phối kết hợp nhà trường, gia đình và cộng đồng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Cộng Hiền

Để tìm hiểu thực vềcông tác quản l phối kết hợp nhà trường, gia đình và cộng đồng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Cộng Hiền, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với 100 cán bộ quản l , giáo viên , phụ huynh của nhà trường với nội dung câu hỏi: “Đồng chí cho biết mức độ hiệu quả của sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho HS trong 3 năm qua?”

Bảng 2.3.6. Mức độ hiệu quả của sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho HS

STT Đánh giá mức độ hiệu quả của sự phối hợp Hiệu quả cao

SL %

1 Hiệu quả rất thiết thực 66 66

2 Hiệu quả còn hạn chế 31 31

3 Hiệu quả còn mang tính chất hình thức 3 3

4 Ý kiến khác 0 0

(Nguồn: Điều tra ở trường THPT Cộng Hiền-Hải Phòng tháng 11/2011)

Qua nghiên cứu thực trạng QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để GDĐĐ cho HS có thể khẳng định nhà trường vẫn chưa tạo được sự phối kết hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với gia đình và cộng đồng . Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ, quản l và xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác GDĐĐ học sinh được thực hiện chưa đồng bộ và kịp thời. Nhiều vị phụ huynh còn hạn chế trong nhận thức về tác dụng của sự phối hợp đối với việc giáo dục đạo đức cho con em mình , thiếu chủ động và thường nói “ trăm sự nhờ thầy cô” . Các tổ chức

chính quyền địa phương các xã đã có quan tâm nhưng chủ yếu với các trường hợp học sinh có những hành vi vi phạm đặc biệt và mang tính chất sự vụ.

Đối với các gia đình mặc dù trong thời gian gần đây nhận thức về việc chăm lo, đầu tư cho con cái học hành đã được cải thiện, tuy nhiên việc quan tâm này chủ yếu là đầu tư cho con về điều kiện học tập, học thêm... việc dành thời gian quan tâm GD nhân cách cho con em mình chưa nhiều do bố mẹ còn bận công tác, làm ăn; các lực lượng ngoài xã hội như công an, chính quyền địa phương cũng ngại liên hệ, tiếp xúc với nhà trường do quan niệm GDĐĐ cho HS không thuộc chức năng. Đó là những nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường gặp nhiều khó khăn, nên chưa phát huy được nhiều sức mạnh của toàn xã hội vào công tác GDĐĐ cho HS.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Cộng Hiền - Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 65)