Vài nét về kinh tế xã hội giáo dục của huyện Vĩnh Bảo-Hải Phòng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Cộng Hiền - Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 45)

Huyện ĩnh Bảo nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố Hải Phòng, có diện tích đất tự nhiên trên 180 km2, dân số trên 19 vạn; nằm trên vùng hạ lưu sông Thái Bình, ở phía Đông bắc đồng bằng sông Hồng; phía Đông bắc giáp huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), phía Tây bắc giáp huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương); phía Đông nam, Tây nam giáp huyện Quỳnh Phụ, Thái Thụy (tỉnh Thái Bình), có quốc lộ 10 và quốc lộ 37 đi qua; cách trung tâm thành phố Hải Phòng 40 km, là huyện đất liền xa nhất của thành phố; huyện có 9 xã và 01 thị trấn; là địa phương giàu truyền thống lịch sử cách mạng, văn hoá, truyền thống hiếu học, là quê hương của danh nhân văn hoá Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

ới những thành tích xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và công cuộc đổi mới đất nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân ĩnh Bảo đã được tặng thưởng nhiều phần thưởng cao qu :

Trong 6 đơn vị, trong đó Đảng bộ và nhân dân ĩnh Bảo, Trung đội du kích tập trung của huyện và 4 xã: Cổ Am, Đồng Minh, Cao Minh, Tam Đa được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 175 bà mẹ được phong tặng danh hiệu Bà mẹ iệt Nam anh hùng. Nhân dân và Đảng bộ huyện được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì và Huân chương Lao động hạng Nhất.

Kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, theo phương thức thuần nông, độc canh cây lúa, chăn nuôi lợn, bò, gia cầm và trồng một số loại rau màu. Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp rất nhỏ bé, chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu kinh tế (nông nghiệp 67%, công nghiệp dịch vụ 35%), có ít nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp.Thu nhập bình quân đầu người thấp nhất thành phố: 350.000đ/ tháng.

ĩnh Bảo là một trong những vùng đất văn hiến của xứ Đông xưa và của thành phố Hải Phòng ngày nay. Mảnh đất đã sinh ra Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một danh nhân văn hoá tiêu biểu của nước ta. Ông đã có những cống hiến lớn trên các lĩnh vực: ăn học, triết học, tư tưởng, đào tạo và dự báo. Có thể coi đây là tập đại thành tri thức của dân tộc iệt Nam thế kỉ X I.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng với 5 vị đỗ đại khoa, học vấn uyên thâm, có nhiều cống hiến cho đất nước trên các lĩnh vực, đã góp phần tạo nên truyền thống văn hoá quê hương.

Hiện nay toàn huyện có 31 trường mầm non, 31 trường tiểu học, 31 trường THCS, 5 trường THPT, 1 trung tâm GDTX với tổng số học sinh gần 50 ngàn em. Huyện đã xây dựng được một mạng lưới trường lớp khá hợp lí, đa dạng, đồng bộ và hoàn chỉnh từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT, GDTX, trung tâm dạy nghề và trung tâm học tập cộng đồng, đáp ứng mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.

Các cơ quan trường học và các xã được tặng thưởng 10 Huân chương Lao động hạng Nhì, 13 Huân chương Lao động hạng Ba, 4 trường được thưởng huân chương lao động (mầm non Tam Cường, tiểu học Hoà Bình, Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT ĩnh Bảo); 18 trường tiểu học và trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; toàn huyện đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (1995) và chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục THCS ( 000), phổ cập bậc trung học và nghề vào năm học 007.

Tuy nhiên, cũng như tình trạng chung của cả nước, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục của ĩnh Bảo chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và còn nhiều khó khăn, bất cập thể hiện ở: chất lượng giáo dục đại trà còn thấp, phương pháp giáo dục còn lạc hậu và chậm đổi mới. Lối học khoa cử còn nặng nề, chưa chú trọng việc xây dựng tư duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu. Chưa chú trọng đúng mức về việc giáo dục đạo đức, lối sống, động cơ học tập cho học sinh. Các điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục còn nhiều bất cập. Chất lượng đội ngũ quản lí giáo dục và giáo viên còn hạn chế. Năng lực của đội ngũ

giáo dục. Cơ sở vật chất các trường học còn thiếu thốn, lạc hậu. Quy hoạch trường lớp còn chắp vá, quy mô nhỏ bé, hầu hết các trường học chưa đủ phòng học 1ca/ lớp, phòng thí nghiệm, phòng thực hành. Đời sống của ĐNG còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Chính quyền địa phương chưa có chính sách ưu tiên, đãi ngộ thoả đáng đối với ĐNG , nhất là các giáo viên giỏi.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Cộng Hiền - Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 45)