Kế hoạch hóa hoạt động quản lí giáo dục đạo đức cho toàn trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Cộng Hiền - Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 85 - 89)

13 Phối hợp chưa tốt giữa các lực lượng giáo dục đạo đức (NT-GĐ-XH)

3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động quản lí giáo dục đạo đức cho toàn trường.

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Kế hoạch hóa công tác GDĐĐHS có vai trò rất quan trọng, nó giúp cho hiệu trưởng chủ động định hướng trước các nội dung, biện pháp, thời gian, giúp xây dựng tốt cơ chế phối hợp các lực lượng để thực hiện có hiệu quả công tác GDĐĐHS trong suốt năm học; tránh được sự tùy tiện, cảm tính và bị động trong hoạt động giáo dục toàn diện nhà trường.

Kế hoạch hóa công tác GDĐĐHS giúp nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh; chủ động dành nhân lực, tài lực, vật lực cho từng hoạt động để công tác GDĐĐHS đạt hiệu quả cao.

3.2.2.2. Nội dung

Kế hoạch GDĐĐ HS phải xác định mục tiêu, nội dung, các biện pháp, các hình thức tổ chức giáo dục, lực lượng tham gia và sự phối hợp giữa các lực lượng, dự trù CS C-tài chính, tài liệu, thời gian, không gian thực hiện… và tổ chức thực hiện , kiểm tra đánh giá các cá nhân, bộ phận trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ được giao với những yêu cầu cụ thể.

Ngoài các nội dung trên, trong quá trình thực hiện kế hoạch GDĐĐ, nhà trường cần lồng ghép một số nội dung như: giáo dục sức khỏe vị thành niên; giới và sự bình đẳng giới; giáo dục hướng nghiệp, giáo dục quốc phòng an ninh chống thảm họa, khả năng ứng xử, kỹ năng sống.

3.2.2.3. Các bước tiến hành

*Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh cả năm.

Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh phải bám sát 3 mục tiêu giáo dục đạo đức là : Cung cấp kiến thức nâng cao nhận thức; Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức; rèn luyện hành vi đạo đức.

Hiệu trưởng và cán bộ trong ban chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh của trường cùng nhau phân tích tình hình của trường, ngành, địa phương, những thuận lợi, khó khăn, mặt mạnh, hạn chế, tài chính, nhân lực…; xác định rõ mục tiêu giáo dục cho từng giai đoạn cụ thể; Hiệu trưởng dự thảo kế hoạch giáo dục cho từng tháng, học kỳ và cả năm học. Trên cơ sở kế hoạch GDĐĐ của nhà trường dự thảo, hiệu trưởng yêu cầu các bộ phận như : các phó hiệu trưởng, Bí thư Đoàn thanh niên,Tổ trưởng chuyên môn GDCN, GVCN căn cứ nhiệm vụ được giao, căn cứ dự thảo kế hoạch GDĐĐ của nhà trường dự thảo ,

các đơn vị bạn, phát huy tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, tổ chức các cuộc họp cần thiết, thống nhất và xây dựng dự thảo các kế hoạch chỉ đạo theo các nội dung nhiệm vụ mà mình phụ trách.

Sau khi các cá nhân, các bộ phận đã dự thảo xong kế hoạch, Hiệu trưởng họp ban chỉ đạo để thống nhất và khớp các kế hoạch dự thảo của các bộ phận thành kế hoạch dự thảo chung của toàn trường.

Sau khi dự thảo xong kế hoạch, hiệu trưởng phải tranh thủ sự góp của hội đồng sư phạm, Ban đại diện CMHS của trường để các bộ phận, cá nhân thảo luận, bàn bạc dân chủ và đi đến sự đồng thuận, phát huy sức mạnh của tập thể để GDĐĐ HS. Sau khi lấy các kiến tham gia đóng góp của toàn hội đồng sư phạm và Ban đại diện CMHS của trường, kế hoạch GDĐĐ của nhà trường chính thức được quán triệt và triển khai.

Xây dựng kế hoạch tổng thể cả năm cần gắn với các cuộc vận động như:

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được khái quát thành bốn nội dung cơ bản, là : Trung với nước, hiếu với dân ; Yêu thương con người; Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư và tinh thần quốc tế trong sáng. Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, vấn đề đặt ra không chỉ ở chỗ nhà trường giáo dục để các em học sinh thừa nhận và khẳng định những giá trị thực tiễn, mà điều quan trọng là giúp các em học sinh vận dụng và phát triển những giá trị tư tưởng đó vào những công việc cụ thể của từng học sinh, từng lớp trong nhà trường.

Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tập trung thực hiện với 5 nội dung: Xây dựng

trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh giúp các em tự tin trong học tập; Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh;

Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.

*Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh hàng tháng, hàng tuần.

Căn cứ kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong cả năm của nhà trường, Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch tháng, tuần với các bước như xây dựng kế hoạch cả năm. Sau khi đã thống nhất Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận, các cá nhân lập kế hoạch tháng, tuần và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ của các lực lượng này để đảm bảo sự nhất quán với mục tiêu chung của kế hoạch tổng thể.

Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh hàng tháng, hàng tuần ngoài việc phải bám sát 3 mục tiêu giáo dục đạo đức, nhiệm vụ và nội dung giáo dục đạo đức, kế hoạch cần được xây dựng gắn liền vào những chủ đề hàng tháng với những hình thức giáo dục đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

Các chủ đề hàng tháng

Tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình.

Tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tháng 2: Thanh niên với lí tưởng cách mạng.

Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp.

Tháng 4: Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Muốn có kế hoạch quản l GDĐĐ cho HS một cách khả thi, hiệu trưởng phải nắm vững thực trạng công tác này cũng như các yếu tố chi phối đến đạo đức và GDĐĐ HS. Cụ thể, hiệu trưởng phải phân tích đặc điểm địa phương, đặc điểm nhà trường, mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ CB-NV-CNV, chất lượng dạy và học; đặc điểm tâm sinh l lứa tuổi HS, thực trạng đạo đức HS. Hiệu trưởng nhất thiết phải lập kế hoạch riêng cho công tác GDĐĐ HS. Kế hoạch phải dựa trên cơ sở nội dung GDĐĐ trong chương trình GDCD, chương trình GD NGLL, chương trình hướng nghiệp.

Để đạt được mục tiêu đề ra các tổ chức, bộ phận, cá nhân phải nắm chắc tình hình đặc điểm của mình từ đó xây dựng bảng kế hoạch hoạt động có tính khả thi, nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ được giao. Đảm bảo sự phân công hợp l tránh không chồng chéo. BGH phải làm tốt công tác tuyên truyền động viên khen thưởng và trách phạt kịp thời.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Cộng Hiền - Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)