dục đạo đức góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
Quản l giáo dục là quản l 5 mặt: Trí, đức, thể, mỹ, lao động; mỗi mặt có nghĩa trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ :Đức dục: là yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu người lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công.
Luật giáo dục năm 005 nêu rõ mục tiêu GD được xác định: “Đào tạo con người iệt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với l tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [18].
Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển giáo dục là tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nền giáo dục xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dân, dân tộc, khoa học và hiện đại. Thực hiện giáo dục toàn diện (đức, trí, thể, mỹ, nghề) ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách,
Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII viết về những định hướng giá trị của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá; đó là “Những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với l tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người iệt Nam, có thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời dạy của Bác Hồ.”
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI nêu rõ “ Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện về trí tuệ , đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, thức công dân, tuân thủ pháp luật.”
Chắc chắn rằng quản l 5 mặt: Trí, đức, thể, mỹ, lao động thì quản lí giáo dục đạo đức là một mặt vô cùng quan trọng. Cần khẳng định rằng học sinh muốn học tốt thì phải có đạo đức tốt.Từ những mục tiêu trên, cùng với sự liên hệ chặt chẽ giữa các mặt giáo dục Trí, Đức, Thể, Mỹ, Lao động chúng ta thấy quản l giáo dục đạo đức góp phần phát triển tâm lực, trí lực phát triển động cơ, thái độ làm tăng thêm hiệu quả giáo dục đạo đức, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện của giáo dục phổ thông.