Biện pháp quản lý phải đồng bộ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Cộng Hiền - Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 78 - 79)

13 Phối hợp chưa tốt giữa các lực lượng giáo dục đạo đức (NT-GĐ-XH)

3.1.2. Biện pháp quản lý phải đồng bộ

Hệ thống biện pháp phải đồng bộ, nghĩa là biện pháp tác động vào các khâu, các yếu tố của quá trình quản l , của quá trình giáo dục đạo đức, bao gồm nhận thức, chỉ đạo hoạt động, tác động vào các chủ thể.

Ở trường học có nhiều bộ phận tham gia công tác giáo dục đạo đức. Ngoài ra nhà trường còn phối hợp với lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường để thực hiện công tác GDĐĐ. Các biện pháp nêu ra phải đảm bảo sự thống nhất giữa các mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có sự phân công rõ ràng, tạo được thức tự giác, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và cá nhân tham gia công tác GDĐĐ, tạo điều kiện cho công tác quản l tiến hành thống nhất và đồng bộ nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Các biện pháp phải đa dạng, tuy nhiên trong đó có những biện pháp cơ bản, chủ yếu, cần thực hiện ngay, có biện pháp hỗ trợ.

Hệ thống biện pháp quản l giáo dục đạo đức cho học sinh phải thống nhất từ nhà trường đến các lớp học sinh; đến giáo viên; đến các lực lượng giáo dục đạo đức trong và ngoài nhà trường về nội dung, thời gian thực hiện, biện pháp thực hiện. Hiệu trưởng (BGH) tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm quản l giáo dục đạo đức cho học sinh. Không thể có một trò ngoan của nhà trường nếu không có người con ngoan trong gia đình.

Đúng như Hồ Chủ Tịch đã nói "giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn, giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn".

Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng là sự nghiệp lớn của Đảng ta, cần có sự tham gia, chung sức, chung lòng của toàn hệ thống chính trị - xã hội. Gia đình, nhà trường, thầy cô giáo hết lòng chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, hết lòng vì học sinh thân yêu, bản thân học sinh phải tự xác định trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội thì chắc chắn sự nghiệp giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng sẽ thành công.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Cộng Hiền - Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)