1.1.5.1.Mục tiêu GDĐĐ
Về nhận thức: “ Nâng cao nhận thức chính trị, hiểu rõ các yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Nắm vững quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển con người toàn diện, gắn liền với sự nghiệp đổi mới của nước nhà. Có nhân sinh quan trong sáng, có quan điểm rõ ràng về lối sống thích ứng với những yêu cầu của giai đoạn mới” [19,tr.323].
Về thái độ tình cảm: “ Có thái độ tình cảm đúng đắn, trong sáng trong các mối quan hệ xã hội với mọi người và với môi trường sống, có tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh sương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Có thái độ rõ ràng đối với các hiện tượng đạo đức trong xã hội, ủng hộ những việc làm tốt, hợp đạo lí, bày tỏ phẩn ứng trước những hành vi sai trái” [19,tr.324].
Về hành vi và kỹ năng: “ Có thói quen thường xuyên rèn luyện hành vi đạo đức trong ứng xử trong các vấn đề của các lĩnh vực hoạt động và quan hệ xã hội tự giác thực hiện các chuẩn mực đạo đức, văn hóa và chấp hành pháp luật. Biết sống lành mạnh, trong sáng, thể hiện được tư cách của người học sinh. Tích cực đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, thờ ơ với các vấn đề của cuộc sống.” [19,tr.324].
1.1.5.2. Nhiệm vụ GDĐĐ
Giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận cực kì quan trọng của quá trình sư phạm.Để giáo dục những phẩm chất đạo đức, cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề nhằm giúp người được giáo dục có thức về phẩm chất đó, có thái độ đúng đắn , tích cực và có thói quen, hành vi tương ứng.Giáo dục đạo đức có nhiệm vụ:
Giáo dục ý thức đạo đức : Giáo dục thức đạo đức là cung cấp cho người được giáo dục những tri thức cơ bản về phẩm chất đạo đức và các chuẩn mực đạo đức trên cở sở đó giúp họ hình thành niềm tin đạo đức.
Giáo dục tình cảm, niềm tin đạo đức : Là khơi dậy ở người được giáo dục những rung động, xúc cảm đối với hiện thực xung quanh, biết yêu, ghét rõ ràng, có thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn đối với các tình huống thường gặp trong cuộc sống, trong sinh hoạt tập thể.
Giáo dục hành vi thói quen đạo đức : Giáo dục hành vi thói quen đạo đức : Là một quá trình tổ chức luyện tập, rèn luyện đạo đức trong học tập, trong sinh hoạt và trong cuộc sống nhằm tạo được hành vi đạo đức đúng đắn, trở thành phẩm chất của nhân cách và từ đó có thói quen đạo đức bền vững.
1.1.5.3. Nội dung GDĐĐ
- Giáo dục tri thức đạo đức: ề bản chất, tri thức đạo đức là kết quả của nhận thức đạo đức, là sự phản ánh đời sống đạo đức của xã hội và con người.
Tri thức đạo đức thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người được hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hoá, khái quát hoá. Tri thức đạo đức lí luận là những tư tưởng, quan điểm đạo đức được hệ thống hoá, khái quát hoá thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù đạo đức. Tri thức đạo đức thông thường phản ánh sinh động, trực tiếp, nhiều mặt cuộc sống hàng ngày của con người, thường xuyên chi phối hành vi đạo đức con người của con người trong cuộc sống đó.
Giáo dục tình cảm đạo đức: Tình cảm đạo đức là một yếu tố cấu thành, là một hình thái biểu hiện, một cấp độ của thức đạo đức. Ở cấp độ này, tình cảm đạo đức biểu hiện ra như là phản ứng tình cảm của con người đối vối các hiện tượng đạo đức. Tình cảm đạo đức vừa biểu hiện khả năng nhận thức,
cực hay tiêu cực). Người có tình cảm đạo đức phát triển là người nhạy cảm trước cái thiện, cái ác, cái đúng, cái sai, cái xấu, cái đẹp; là người có xúc cảm, có sự rung động trước cái đẹp của tự nhiên, xã hội nhưng cũng sẵn sàng phản ứng mạnh trước cái xấu; có thái độ kiên quyết ủng hộ, bảo vệ cái tốt, lên án, loại bỏ những hiện tượng phi đạo đức.
Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, dưới tác động của cơ chế thị trường làm cho mỗi cá nhân phát triển trên nhiều phương diện, đặc biệt là tài năng, trí tuệ. Tuy nhiên mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực và làm suy yếu tình cảm đạo đức, tình cảm gắn kết con người với con người, với tập thể và với xã hội. Đời sống đạo đức trong gia đình đang có triều hướng suy giảm gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự bền vững cuộc sống gia đình, hạnh phúc của mỗi thành viên, tới tình cảm, niềm tin, đạo đức của con người. Do vậy, giáo dục tình cảm đạo đức sẽ góp phần tích cực vào việc khắc phục tình trạng nêu trên, bồi đắp lại những tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người trong điều kiện hiện đại.
Giáo dục lí tưởng đạo đức: Lí tưởng đạo đức là quan niệm về cái cần vươn tới và cũng như mọi lí tưởng xã hội khác, lí tưởng đạo đức bao hàm yếu tố lựa chọn, mong muốn, khao khát vì vậy nó chứa đựng yếu tố tình cảm đạo đức. Nó là sự thống nhất giữa tình cảm và lí trí. iệc cá nhân lĩnh hội được lí tưởng đạo đức tiên tiến của thời đại vừa khẳng định sự phát triển đạo đức của anh ta vừa là điều kiện bảo đảm chắc chắn nhất cho anh ta trong mọi hoạt động mang nghĩa xã hội.
Giáo dục giá trị đạo đức: Giá trị đạo đức bao gồm: Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, giá trị đạo đức cách mạng và tinh hoa đạo đức nhân loại.
ề giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc: Đó là chuẩn mực của người iệt Nam để xác định thiện – ác, phải – trái, tốt - xấu; chi phối lương tâm, hạnh phúc, nghĩa vụ của người iệt Nam. Dân tộc iệt Nam trong mấy
nghìn năm dựng nước, giữ nước đã tạo lập cho mình một nền văn hoá riêng, phong phú, bền vững với những giá trị truyền thống tốt đẹp, cao qu , đó là chủ nghĩa yêu nước và chí bất khuất trong đấu tranh dựng nước và giữ nước; truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”; iệt Nam là một dân tộc có truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu; là một dân tộc ham học hỏi, không ngừng mở rộng đón nhận tinh hoa văn hoá, đạo đức nhân loại.
ề giá trị đạo đức cách mạng: Đạo đức cách mạng là “Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng , đó là điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động trên hết, lên trên lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân; vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. Ra sức học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình cùng đồng chí mình cùng tiến bộ”.
Về tinh hoa đạo đức nhân loại: Giá trị đạo đức phương Đông được thể hiện rõ nét trong Nho giáo, Phật giáo… Trong đạo Nho, mặc dù có những yếu tố hạn chế nhưng lại chứa đựng nhiều giá trị đạo đức tiến bộ. Mặt tích cực của đạo đức Nho giáo đó là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; là lí tưởng về một xã hội bình trị; tức là ước vọng về một xã hội an ninh, hoà mục, một “thế giới đại đồng; là triết lí nhân sinh, tu thân dưỡng tính… Bên cạnh đó những giá trị đạo đức trong Phật giáo lại thể hiện dưới các góc độ: tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân; nếp sống có đạo đức, giản dị, chăm lo làm điều thiện; tinh thần bình đẳng, dân chủ, chất phác chống lại sự phân biệt đẳng cấp; tinh thần đề cao lao động, chống lười biếng.
Giáo dục cho học sinh các chuẩn mực đạo đức có thể phân chia thành 5 nhóm:
Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức tư tưởng : Sống có l tưởng, có niềm tin, có tình yêu con người, quê hương đất nước
Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện tự hoàn thiện bản thân :Có lòng tự trọng, tự tin, tự lập, giản dị, tiết kiệm, trung thực, siêng năng, hướng thiện, kìm chế, biết hối hận v.v...
Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với mọi người : Nhân nghĩa, biết ơn, biết kính trọng, yêu thương, khoan dung, vị tha, thủy chung, giữ chữ tín v.v...
Nhóm chuẩn mực đạo đức quan hệ với công việc : Trách nhiệm, dũng cảm, liêm khiết, tôn trong lẽ phải, tôn trọng pháp luật, có lương tâm v.v...
Nhóm chuẩn mực đạo đức quan hệ với môi trường sống: có trách nhiệm gìn giữ môi trường sống ,bảo vệ di sản văn hóa, tài nguyên, vì hòa bình v.v...
1.1.5.4. Hình thức giáo dục đạo đức.
Giáo dục đạo đức thông qua truyền đạt các tri thức đạo đức: Trực tiếp truyền đạt cho con người hiểu biết từ trình độ thông thường đến trình độ lí luận về đạo đức để con người tự điều chỉnh hành vi của mình, biết đánh giá hành vi của mình và của người khác.
Thông qua các hoạt động tìm hiểu những giá trị đạo đức, giáo dục truyền thống của dân tộc: Qua các hoạt động giáo dục NGLL, sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ, trong giờ dạy của giáo viên bộ môn, hay các hoạt động ngoại khóa...các em được tiếp thu các tri thức đạo đức, những giá trị đạo đức để tự nhận thức và điều chỉnh các hành vi đạo đức của chính mình.
Giáo dục đạo đức thông qua lao động và hoạt động xã hội: Trong lao động, con người thể hiện một cách trực tiếp quan hệ của mình với người khác, với xã hội, con người phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa mình với người khác và
giữa mình với xã hội. Cho nên, lao động giúp con người hình thành nhân cách đạo đức. Đạo đức của con người trước hết được thẩm định bằng thái độ lao động, hiệu quả lao động, lời nói đi đôi với việc làm.
Giáo dục đạo đức thông qua tấm gương đạo đức: Nêu gương về đạo đức đã được biết từ lâu trong lịch sử như là một yêu cầu, một phương thức giáo dục đạo đức. Khổng tử coi đức trị là phương thức quản l xã hội tốt nhất, đề cao về biểu hiện gương mẫu của người cầm quyền. Tu thân và gương mẫu (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ) là yêu cầu đạo đức hàng đầu của nho giáo đối với việc giáo dục con người và quản l xã hội. Tuy nhiên, nho giáo chỉ đặt trọng tâm nêu gương vào những người quản l xã hội (Quân tử). Đó là những người đồng thời là chủ thể của giáo dục đạo đức, nên rèn luyện (tu thân) và nêu gương là yêu cầu và thiên chức của họ.
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc sinh thời, Người đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục con người, sự nghiệp trồng người. Trong giáo dục đạo đức, Người rất coi trọng đến nêu gương. Người đã vận dụng phương thức của người xưa: “dĩ nhân di giáo, dĩ ngôn nhi giáo”, tức là trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của chính mình đã, sau đó mới giáo dục bằng lời nói. Hồ Chí Minh nhiều lần căn dặn giáo dục đạo đức cho học sinh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. ì vậy, để giáo dục, rèn luyện học sinh về đạo đức trước hết những người làm công tác giáo dục nói chung và đảng viên, cán bộ, công chức nói riêng phải luôn nêu gương về đạo đức, tức là “Tự mình phải
chính trước, mới giúp được người khác chính”.
Những tấm gương ứng xử đạo đức hàng ngày giữa con người với con người trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Thực tế chứng minh: Không thể nói đến hiệu quả của việc giáo dục đạo đức nếu người đi giáo dục lại không phải là người mô phạm, không tuân theo những chuẩn mực đạo đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, lòng yêu nước,
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay là sự thể hiện sinh động phương pháp giáo dục đạo đức theo hình thức nêu gương.
Giáo dục đạo đức thông qua hình tượng nghệ thuật:Giáo dục đạo đức bằng hình tượng nghệ thuật sẽ đi vào lòng người một cách tự nguyện, vì vậy nó có hiệu quả rộng lớn và lâu bền. Nghệ thuật ở đây là sự thể hiện những giá trị chân - thiện – mĩ của dân tộc và của thời đại. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng chỉ rõ: “ ăn học, nghệ thuật là một bộ phận quan trọng trong nền văn hoá, gắn bó với đời sống nhân dân và sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Khuyến khích tự do sáng tác, nghệ thuật vì sự hoàn thiện của con người, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cao đẹp, đề cao tinh thần tự hào dân tộc, chí tự lực, tự cường, phấn đấu làm cho dân giàu nước mạnh, phê phán những thói hư tật xấu, cái độc ác, cái thấp hèn”.
1.1.5.5. Phương pháp giáo dục đạo đức.
Phương pháp tác động vào nhận thức tình cảm: đàm thoại, tranh luận, kể chuyện, giảng giải, khuyên răn.
Phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen…
phương pháp kích thích tình cảm và hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt…