Xây dụng cơ chế tổ chức và điều hành hoạt động giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Cộng Hiền - Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 89)

13 Phối hợp chưa tốt giữa các lực lượng giáo dục đạo đức (NT-GĐ-XH)

3.2.3.Xây dụng cơ chế tổ chức và điều hành hoạt động giáo dục đạo đức

3.2.3.1.Mục đích của biện pháp:

Để tổ chức và chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đạt được những mục tiêu đã xác định theo kế hoạch thì khâu tổ chức và chỉ đạo là vô cùng quan trọng. Để tổ chức và chỉ đạo tốt thì nhất thiết phải xây dựng được một cơ chế tổ chức và điều hành khoa học và hợp l giúp cho các tổ chức, các thành viên trong và ngoài nhà trường nắm được và hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của mình, qua đó cùng thống nhất cao về phương pháp, hình thức tổ chức để phối hợp chặt chẽ có hiệu quả với nhau tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.3.2. Nội dung cơ chế tổ chức và điều hành

Trong nhà trường cần thành lập ban chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Thành viên ban chỉ đạo gồm:

-Hiệu trưởng : trưởng ban

-Phó hiệu trưởng: Phụ trách các hoạt động NGLL- Phó ban thường trực -Bí thư Đoàn TN- Phó ban

- Các ủy viên:

Phó Hiệu trưởng: Phụ trách chuyên môn Phó hiệu trưởng : Phụ trách CS C- An ninh Tổ trưởng chuyên môn môn học GDCN.

Các G CN đứng đầu khối lớp ( là các G CN giỏi được bầu chọn) phụ trách công tác chủ nhiệm của khối

Các thành viên trong ban chỉ đạo trên được ưu tiên khi tham gia các ban chỉ đạo khác liên quan đến vấn đề giáo dục đạo đức cho thầy và trò như : Ban chỉ đạo “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ; “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”...

Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho mọi thành viên, yêu cầu cụ thể về quyền hạn , rõ trách nhiệm từ việc xây dựng kế hoạch cá nhân, bộ phận theo tháng, học kì, cả năm cho đến việc tổ chức điều hành, kiểm tra đánh giá , báo cáo kết quả và chịu trách nhiệm các công tác mà mình phụ trách. Hàng kì họp sơ kết, cuối năm tổng kết, khi cần họp đột xuất.

Nhiệm vụ của các thành viên trong ban chỉ đạo

Hiệu trưởng : Chịu trách nhiệm chung, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch học năm và học kì, tổ chức chỉ đạo các thành viên trong ban thực hiện kế hoạch đã được thông qua ban chỉ đạo.

Phó Hiệu trưởng phụ trách NGLL: Căn cứ các chỉ đạo của Ban chỉ đạo phối hợp với Bí thư đoàn trường, các Tổ trưởng chuyên môn và đặc biệt là Tổ trưởng môn GDCD xây dựng kế hoạch chỉ đạo các hoạt động dạy học lồng

thích đáng đến các môn xã hội và đặc biệt môn GDCD nhằm giáo dục đạo đức , lối sống, tác phong , rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh với nội dung phong phú , hình thức đa dạng , tính hiệu quả cao.

Phó Hiệu trưởng phụ trách NGLL cụ thể hoá kế hoạch, tổ chức các hoạt động ngoài giờ, tổ chức các buổi giao lưu, các hoạt động văn nghệ, thể thao, giờ chào cờ đầu tuần, đánh giá thi đua ở các lớp, giáo dục thức chấp hành nội quy nhà trường, giữ gìn, bảo vệ tài sản chung…

Phó Hiệu trưởng chuyên môn : Ngoài việc quản l chất lượng văn hoá, còn phải quản l chất lượng giáo dục đạo đức thông qua bộ môn đặc biệt là môn giáo dục công dân và các môn xã hội khác.

Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất- An Ninh: Xây dựng kế hoạch đảm bảo CS C, các phương án đảm bảo an ninh an toàn cho các hoạt động giáo dục đạo đức, đặc biệt các hoạt động tập thể mang tính toàn trường, và các hoạt động ngoài trường.

Bí thư Đoàn trường :

Căn cứ chức năng nhiệm vụ giáo dục Đoàn viên của mình, Chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí lành mạnh, lựa chọn hình thức hoạt động cho phù hợp với từng chuẩn mực hành vi đạo đức, các hành vi đạo đức đó phải thể hiện nét đẹp của dân tộc iêt Nam trong sự hòa nhập tinh hoa văn hóa nhân loại.

Tổ chức các hoạt động Đoàn và thanh niên trường học, các chương trình văn hóa văn nghệ , thể thao , vui chơi giải trí, các chương trình tìm hiểu truyền thống địa phương, dân tộc , các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, nhân đạo cho đến việc theo dõi thực hiện nền nếp nội qui học sinh ...

Tổ trưởng chuyên môn môn học GDCD: Căn cứ yêu cầu bộ môn, thống nhất với nhóm các giáo viên dạy GDCD cũng như thống nhất với tổ trưởng chuyên môn các môn học khác về mục đích, nội dung và kết quả cần đạt được của các tiết dạy có các nội dung lồng ghép, tuyên truyền nhằm giáo dục đạo

đức cho học sinh. Có trách nhiệm xây dựng dự thảo kế hoạch, và phụ trách thường trực công tác kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chỉ đạo đối với các giáo viên có liên quan về nững nội dung đã thống nhất.

Các giáo viên chủ nhiệm đứng đầu các khối lớp: Căn cứ nhiệm vụ quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm, dựa vào 6 tiêu chuẩn của G CN giỏi cùng họp bàn và thống nhất với các giáo viên chủ nhiệm của khối mình phụ trách các chương trình công tác của giáo viên chủ nhiệm có liên quan đến việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh như: Tìm hiểu học sinh, các nội dung và hình thức kết hợp với gia đình nhằm nâng cao hiểu biết cho phụ huynh về công tác giáo dục đạo đức cho các em học sinh cũng như thống nhất với các phụ huynh học sinh về các nội dung , hình thức phối hợp nhằm quản lí học sinh, giáo dục đạo đức cho học sinh và đặc biệt giáo dục các học sinh cá biệt, quan tâm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thực hiện có hiệu quả cao các nội dung phối hợp với đoàn thanh niên, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thực hiện đúng các chỉ đạo về đánh giá đạo đức, khen thưởng, kỉ luật học sinh của nhà trường .

Giáo viên chủ nhiệm: trực tiếp xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho lớp mình, phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, G bộ môn và cha mẹ học sinh để giáo dục và đánh giá xếp loại học sinh của lớp. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt hiệu trưởng quản l toàn diện hoạt động giáo dục của một lớp. Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giáo dục học sinh, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện phấn đấu tu dưỡng của từng học sinh trong lớp,nắm bắt tâm l học sinh, hoàn cảnh học sinh, để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp, có hiệu quả. G CN Lấy 6 tiêu chuẩn của giáo viên chủ nhiệm giỏi để tự đánh giá và tự hoàn thiện mình.

Hiệu trưởng phải lựa chọn G CN một cách phù hợp, có ưu tiên những vị trí quan trọng, có đầu đàn, đầu khối, có kế thừa cũ mới để tạo điều kiện cho

một đội ngũ giáo viên chủ nhiệm giỏi, có phẩm chất đạo đức, chuyên môn vững vàng, nhân cách hoàn thiện, có tâm huyết với nghề, thương yêu học sinh,có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm, có kiến thức hoạt động và những kỹ năng vận dụng những tri thức khoa học giáo dục vào thực tiễn sinh động và đa dạng trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh.

Hàng tháng, Hiệu trưởng họp hội đồng G CN thường kì để kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm về công tác giáo dục đạo đức học sinh, có chế độ khen thưởng, động viên thầy cô làm công tác chủ nhiệm giỏi, giáo dục đạo đức tốt và phê bình nhắc nhở G CN cũng như các thầy cô giáo , CBGV chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Các thầy cô giáo trong toàn trường phải thực sự phấn đấu rèn luyện để là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo có thức sâu sắc trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lí luận, năng lực quản lí điều hành học sinh, và khả năng hoàn thành tốt các công tác được giao để thực hiện nhiệm vụ giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng. Các thày cô căn cứ 6 tiêu chuẩn của chuẩn giáo viên phổ thông để tự đánh giá và tự hoàn thiện mình một cách thường xuyên

3.2.3.2. Đối với gia đình và xã hội *Mục đích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường còn phải có cơ chế phối hợp tổ chức , chỉ đạo các lực lượng ngoài nhà trường như gia đình và các tổ chức xã hội. Qua đó, một mặt giúp cho các lực lượng ngoài nhà trường hiểu và quan tâm đến giáo dục, một mặt nâng cao thức thức, trách nhiệm của họ trong việc cùng nhà trường giáo dục HS.Giúp cho học sinh có môi trường thuận lợi để rèn luyện đạo đức. Ngăn chặn kịp thời các hành vi, thói quen, vi phạm, ảnh hưởng xấu từ bên ngoài thâm nhập vào học sinh

*Nội dung cơ chế tổ chức và điều hành

Nhà trường phối hợp với gia đình : Thông qua sự phối hợp BGH - Ban đại diện CMHS của trường và thông qua GVCN- Ban đại diện CMHS của từng lớp

Nhà trường thống nhất với gia đình về mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh ,thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức, tổ chức giáo dục đạo đức học sinh.

Nhà trường chủ động bằng các hoạt động cụ thể: cung cấp tài liệu, tổ chức tọa đàm, hội nghị, trao đổi...chỉ cho các bậc cha mẹ học sinh những khả năng, ưu thế của giáo dục gia đình, giúp họ nhận thức một cách sâu sắc trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc nuôi dạy con, khơi dậy trong con em họ thức về cái tốt, cái xấu, về cái nên làm cái không nên làm, đề cao việc giáo dục đạo đức kính trên nhường dưới, đề cao phẩm cách con người, những nếp sống văn hóa, giá trị truyền thống gia đình, truyền thống làng, xã, địa phương.

Nhà trường xây dựng chương trình trao đổi kiến thức giáo dục đạo đức cho các bậc cha mẹ, nhất là các ông bố, bà mẹ trẻ, nhằm cung cấp các kiến thức nuôi dạy, giáo dục con cái

Gia đình cam kết trách nhiệm của mình :

Tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ ở con em họ, tham gia quản l giáo dục đạo đức cho học sinh.

Gia đình tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường nhằm quản l tốt thời gian học và sinh hoạt của học sinh để tránh các em có thời gian tham gia các hoạt động có hại không kiểm soát được.

Gia đình nghiêm khắc nhắc nhở, giáo dục con em mình thức trách nhiệm người học sinh chấp hành tốt các quy định của nhà trường, pháp luật của nhà nước.

Gia đình không bao che hành vi vi phạm của con em mình và thông báo kịp thời với nhà trường hoặc cơ quan chức năng phối hợp giải quyết.

Đại diện cha mẹ học sinh được tham gia hội đồng khen thưởng, kỷ luật của nhà trường. G CN mời đại diện CMHS tham gia các buổi sinh hoạt lớp hàng tháng, xuống thăm gia đình các trường hợp học sinh cá biệt, các học sinh có hoàn cảng khó khăn, tham dự và cùng G CN tổ chức các hoạt động tập thể lớp như: tham quan, cắm trại,chăm sóc các công trình thanh niên...

Nhà trường phối hợp với cộng đồng xã hội để quản l và giáo dục học sinh: Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn, các lực lượng công an, Đoàn thanh niên...

Nhà trường có trách nhiệm tham mưu với địa phương đưa kết quả xếp loại đạo đức học sinh làm một tiêu chuẩn để xét chọn gia đình văn hóa, xếp loại đảng viên, xếp loại hội viên của cha mẹ học sinh.

Nhà trường thông báo về địa phương những học sinh cá biệt vi phạm đạo đức, phối hợp với địa phương, gia đình cùng giáo dục. Phối kết hợp với công an ngăn chặn những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật của học sinh. Nhà trường cùng địa phương tổ chức bàn giao học sinh về sinh hoạt hè, sinh hoạt tối thứ Bảy tại các địa bàn dân cư do Đoàn thanh niên địa phương phụ trách, nhà trường cử giáo viên về thực tế phối hợp thực hiện.

Đầu năm học Hiệu trưởng nhà trường chủ động tổ chức hội nghị, mời đại diện của các tổ chức nhà trường, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức ngoài xã hội để bàn về phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh. Bầu ra ban chỉ đạo có từ 5 đến 7 thành viên đại diện cho nhà trường, đại diện cho hội cha mẹ học sinh và các tổ chức chính trị - xã hội do hiệu trưởng đứng đầu để chủ động điều hành hoạt động phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội để giáo dục đạo đức học sinh.

Nhà trường chủ động xây dựng cam kết với cộng đồng về trách nhiệm giữa nhà trường, gia đình và xã hội tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Cộng Hiền - Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 89)