Trường Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (Trang 33)

Theo Điều lệ trường Tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT), tại Điều1, 2 quy định: Tổ chức và hoạt động của trường Tiểu học bao gồm: tổ chức và QL nhà trường; chương trình và các hoạt động giáo dục; GV; HS; tài sản của nhà trường; nhà trường, gia đình và xã hội. Trường Tiểu học là cơ sở giáo

33

dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Tại Điều 3 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học như sau:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục tiểu học do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành;

- Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em tàn tật, khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và QL các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục TH theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình TH của học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn QL của trường;

- QL cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;

- QL, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.

- Tổ chức cho cán bộ QL, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng;

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Giáo dục phổ thông nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, trường TH.

Theo PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào: “ Tiểu học là cấp học tương đối độc lập và là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục phổ thông, có mối quan hệ khá chặt chẽ giữa các lớp học nối tiếp trong nội tại, ít phụ thuộc vào GD mầm non và GD cấp Trung học cơ sở. TH được coi là cấp học có tính chất nền móng, được quan tâm đặc biệt ở nước ta và trên thế giới.” [31, tr1]

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (Trang 33)