Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp chặt chẽ với các lực

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (Trang 90)

giáo dục trong và ngoài nhà trường

3.2.5.1. Mục tiêu và ý nghĩa

Giáo dục và phát triển nhân cách HS là nhiệm vụ chính trong mỗi nhà

trường nói chung, của mỗi GV nói riêng. Để giáo dục HS lớp chủ nhiệm một cách hiệu quả toàn diện, GVCN không thể thực hiện một mình mà cần có sự phối, kết hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường. Hoạt động đó cần được Hiệu trưởng nhà trường quan tâm, tạo điều kiện chỉ đạo GVCNL thực hiện tốt sẽ giúp GVCN quản lý, giáo dục, tổ chức các hoạt

90

động cho HS lớp mình một cách toàn diện nhất, hiệu quả nhất trong CTCNL, tạo môi trường đồng bộ, thống nhất trong việc giáo dục HS.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

CTCNL là một hoạt động phức tạp, cần thực hiện thường xuyên, lâu dài trong suốt năm học hay cả khóa học. Muốn vậy Hiệu trưởng chỉ đạo mỗi GVCN cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: GV bộ môn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, Hội cha mẹ HS, Hội khuyến học địa phương...

Để thực hiện tốt biện pháp này Hiệu trưởng nhà trường cần:

- Nâng cao nhận thức cho tất cả cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường về sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục (công tác xã hội hóa);

- Có kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng giáo dục, triển khai tới toàn Hội đồng sư phạm nhà trường và các lực lượng ngoài nhà trường có liên quan;

- BGH nhà trường chỉ đạo và tổ chức các hoạt động phối hợp giữa GVCNL với giáo viên bộ môn, với cha mẹ HS, với các tổ chức trong và ngoài nhà trường có liên quan để thông báo nội quy, quy định của nhà trường, giáo dục KNS cho HS, làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền truyền thống quê hương, nhà trường, công tác an ninh trật tự, phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước, thương tích....

3.2.5.3. Cách thức tiến hành

- BGH chỉ đạo sát sao GVCN và GVCN kịp thời báo cáo với BGH nhà trường. Hiệu trưởng phân công các thành viên trong BGH phụ trách từng mảng công việc và yêu cầu các GVCNL báo cáo các nội dung hoạt động của lớp với thành viên của BGH theo đặc thù công việc họ được phân công. Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo cho các GVCNL phải thường xuyên báo cáo tình hình của lớp, kết quả giáo dục nhất là có những bất thường, những nguyện vọng chính đáng. Khi có vấn đề khó khăn GVCNL chủ động gặp lãnh đạo nhà trường xin ý

91

kiến về biện pháp giáo dục và đề xuất với Lãnh đạo nhà trường cho ý kiến chỉ đạo. Trước vấn đề khó khăn cần được giải quyết, lãnh đạo nhà trường cần hội ý nhanh, tìm hiểu nguyên nhân và hướng giải quyết thích hợp nhất với phương châm tất cả vì sự an toàn, tiến bộ của HS;

- Chỉ đạo phối hợp giữa GVCNL với các GV bộ môn.

Nhà trường cần tạo ra sự đồng bộ, thống nhất giữa GVCNL và GV bộ môn dạy ở lớp đó trong việc giáo dục HS. GV trong nhà trường cần nhận thức rõ giáo dục HS là nhiệm vụ chung của Hội đồng sư phạm nhà trường, GV bộ môn cũng có trách nhiệm chung với GVCNL trong việc quản lý, giáo dục HS. GVCNL và GV bộ môn có chung đối tượng quản lý, giáo dục, do đó cần được phối hợp chặt chẽ với những biện pháp cụ thể sau:

+ Thống nhất nội quy, quy chế của lớp đã đề ra; các yêu cầu giáo dục đối với HS nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để giáo dục toàn diện cho HS;

+ GVCN chủ động nắm bắt tình hình học tập của HS thường xuyên qua GV bộ môn và thông báo cho GV bộ môn biết các nội dung, các trọng tâm giáo dục HS của GVCN trong từng giai đoạn của năm học;

+ Thông báo cho GV bộ môn hiểu rõ hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm lý của từng HS trong lớp nhất là các đối tượng HS có hoàn cảnh đặc biệt hoặc những HS có vấn đề về sức khỏe, tâm lý không bình thường và cả những em có năng khiếu bẩm sinh,... đồng thời tiếp thu ý kiến phản ánh của giáo viên bộ môn một cách kịp thời để có biện pháp phù hợp tác động đến tập thể lớp giúp tập thể lớp học tập các môn học một cách hiệu quả nhất.

- Chỉ đạo phối hợp giữa GVCNL với các tổ chức, đoàn thể trong trường. + Hiệu trưởng cần thông qua các buổi họp chi bộ, họp Hội đồng sư phạm, họp với chi đoàn Thanh niên, công đoàn nhà trường, Đội Thiếu niên để chỉ đạo các đoàn thể phối hợp với GVCNL xây dựng và tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú để các em phát triển toàn diện, tăng vốn hiểu biết, vốn sống, hứng thú trong các hoạt động, phát triển tư duy sáng tạo, đoàn kết trong tập thể...

92

+ Chỉ đạo Đoàn, Đội tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động, làm từ thiện, bảo vệ môi trường, phòng chống tai nạn, giáo dục KNS, thành lập các câu lạc bộ, đôi bạn cùng tiến... theo chủ đề từng giai đoạn của năm học như ngày: 20 tháng 10; 20 tháng 11; 22 tháng 12; 8 tháng 3; 19 tháng 5; 1 tháng 6; 27 tháng 7...

+ Ở trường TH thì tổ chức Đội Thiếu niên và Sao Nhi đồng có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc tham mưu giúp lãnh đạo nhà trường nói chung, các GVCNL nói riêng quản lý, giáo dục HS. GVCNL phối hợp với tổ chức Đội Thiếu niên và Sao Nhi đồng giáo dục HS thông qua các hoạt động phù hợp với lứa tuổi các em, có thi đua xếp loại, khen thưởng để động viên các em. Thông qua các hoạt động này, HS sẽ được củng cố, bổ sung, mở rộng kiến thức, kỹ năng đã học, phát triển thể lực, óc thẩm mĩ, nâng cao về nhận thức xã hội, ý thức đội viên, bổn phận của mình, yêu trường lớp, quê hương đất nước. Từ đó HS có thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết, thân ái với bạn bè, kính trọng thầy cô cha mẹ và người lớn tuổi, ý thức bảo vệ môi trường, phòng tránh tai nạn thương tích... góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Chỉ đạo phối hợp giữa GVCNL với Hội cha mẹ HS của lớp chủ nhiệm. Để quản lý, giáo dục HS cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội mà thời gian các em ở với gia đình là rất nhiều, sự quan tâm chăm sóc và giáo dục của gia đình là thường xuyên, nhiều mặt. Vì vậy GVCNL phải luôn phối hợp, nắm bắt thông tin, thống nhất cách giáo dục với gia đình các em, cần có các buổi họp phụ huynh theo định kì, thăm hỏi gia đình các em, thông tin hai chiều để có biện pháp giáo dục kịp thời và phù hợp nhất.

- Chỉ đạo phối hợp giữa GVCNL với chính quyền và các đoàn thể địa phương, các nhà hảo tâm, tài trợ của lớp, của trường.

93

+ BGH, các đoàn thể và GVCN của nhà trường phải tạo mối quan hệ mật thiết với Đảng, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các nhà tài trợ như thường xuyên phối hợp trong công tác, kết nghĩa, bảo trợ, đỡ đầu...

+ Chỉ đạo Đoàn, Đội, GVCNL phối hợp với Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Mặt trận Tổ quốc để mời các lão thành cách mạng, anh hùng lực lượng vũ trang đến nói chuyện truyền thống nhân các ngày lễ lớn như 22 tháng 12; 3 tháng 2; 30 tháng 4;... nhằm giáo dục truyền thống cho HS và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và các đoàn thể của địa phương;

+ Tổ chức các mạng lưới thông tin đa chiều để nắm bắt tình hình HS trong cộng đồng nơi cư trú;

+ Tổ chức cho GV và HS hưởng ứng tích cực các hoạt động xã hội và hoạt động của địa phương như tham gia lễ hội của làng xã, thăm viếng, lao động vệ sinh trồng cây ở di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ; giữ gìn đường làng, thôn xóm, phố xanh, sạch, đẹp; cắm trại thu tại lũy tre xanh...

Thông qua các hoạt động trên giúp HS có thêm hiểu biết về kinh tế, văn hóa, chính trị của địa phương; thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và địa phương, thu hút sự chú ý của cộng đồng, từ đó đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Huy động các cá nhân và tổ chức xã hội cùng động viên tinh thần; chăm lo, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường; giúp nhà trường làm tốt phong trào “Trường học thân thiện – HS tích cực” và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phải tạo được mối quan hệ mật thiết, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường;

- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục;

- Được Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt cả về vật chất và tinh thần.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (Trang 90)