Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (Trang 42)

Có rất nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng lớn đến việc QL nói chung và QL CTCNL nói riêng của người Hiệu trưởng nhà trường. Đó là:

- Bối cảnh lịch sử xã hội: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, bùng nổ công nghệ thông tin, cơ chế thị trường, các phương tiện giải trí kỹ thật cao đã có mặt ở khắp nơi cả nông thôn và thành thị;

- Môi trường giáo dục phức tạp hơn với những tác động tích cực cũng như tiêu cực khó kiểm soát;

42

- Điều kiện về kinh tế - xã hội, các cơ chế chính sách mỗi vùng lại khác nhau không đồng nhất, với những vùng nông thôn kinh tế khó khăn, khả năng huy động nguồn lực kinh tế từ việc xã hội hóa giáo dục còn hạn chế nên điều kiện chăm lo cho HS và GV còn thiếu thốn, chưa có chính sách thu hút người tài. Nhà trường và chính quyền địa phương mặc dù đã có chính sách đãi ngộ xong chưa thỏa đáng với công sức, trí tuệ với đội ngũ GV giỏi nên hiện tượng một số GV giỏi bỏ nghề hoặc chuyển vùng lên thành phố xảy ra thường xuyên;

- Hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, các mối quan hệ của cha mẹ HS nhất là vùng nông thôn nghèo để con ở nhà với ông bà già đi làm ăn xa, hoặc mải làm ăn ít quan tâm đến con cái;

- Đặc điểm tâm sinh lý HSTH các em còn nhỏ tuổi các em hiếu động nhanh nhớ, nhanh quên, tình cảm của HSTH mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, kỹ năng sống chưa cao, khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, dễ xúc động, khó kiềm chế cảm xúc, rất hồn nhiên vô tư... Trong quá trình hình thành và phát triển tư duy, tình cảm của HSTH luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu. Nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn; những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ, phát triển tích cực. Việc hình thành nhân cách của con người không thể diễn ra một sớm một chiều, nhất là với HSTH. Vì thế mà các nhà giáo dục trong đó có GVCNL là người có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nhân cách của trẻ, để nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình. Theo tư tưởng của nhà giáo dục J.A.Cô-men-xki người Tiệp Khắc: Đến 90% nhân cách của con người được hình thành ở bậc Tiểu học việc trau dồi đức hạnh cần phải trau dồi từ tuổi còn thơ. Những nguyên tắc hình thành từ tuổi ấu thơ của con người giống như những chữ cái được khắc trên vỏ cây non, chúng sẽ lớn lên cùng nó và trở thành một phần không thể tách rời cùng nó.

- Đội ngũ GVCNL trong các nhà trường phần lớn đều trên chuẩn, nhưng thực tế trình độ chuyên môn của GVCNL chưa đồng đều, một số GV nhận thức

43

chưa đúng đắn về CTCNL, coi CTCNL là công việc phụ kiêm nghiệm, chưa nhiệt tình trong công tác;

- Chế độ trừ giờ (3tiết/tuần) cho GVCNL cấp TH còn thấp, chưa thỏa đáng với công sức GVCNL bỏ ra, chế độ làm thừa giờ chưa có chính sách thỏa đáng.

Tất cả các yếu khách quan trên ảnh hưởng không nhỏ đến việc QL CTCNL của Hiệu trưởng trường TH.

Tiểu kết chƣơng 1

Khoa học QL đã và đang khẳng định vai trò của mình trong mọi mặt của cuộc sống xã hội. QLGD, QL nhà trường, đặc biệt là QL trường TH trong đó có QL CTCNL vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đòi hỏi người Hiệu trưởng mỗi nhà trường phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học QL nói chung, QLGD, QL nhà trường nói riêng để đề ra các biện pháp thích hợp QL CTCNL nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạch định.

Có thể nói rằng chương 1 của luận văn là những nội dung cơ bản, giúp người nghiên cứu nói chung, người Hiệu trưởng nhà trường nói riêng có cơ sở để tìm hiểu, thực hiện trong quá trình QL hoạt động CTCNL, đề ra biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý công tác CNL ở các trường TH huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam và trong các trường TH nói chung. Việc QL CTCNL của người Hiệu trưởng có hiệu quả sẽ góp phần thực hiện thành công phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - HS tích cực”, tạo môi trường sư phạm tích cực, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS TH nói chung, HS Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam nói riêng.

44

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM 2.1. Khái quát về Giáo dục Tiểu học huyện Lý Nhân

2.1.1. Sơ lược đặc điểm huyện Lý Nhân

Huyện Lý Nhân là huyện thuần nông của tỉnh Hà Nam, phía bắc giáp huyện Duy Tiên, phía đông giáp tỉnh Hưng Yên và Thái Bình (danh giới là dòng sông Hồng), phía tây giáp huyện Bình Lục và huyện Duy Tiên, phía Nam giáp tỉnh Nam Định và huyện Bình Lục với tổng diện tích là 167,045 km2, vốn là đất hình thành tại chỗ và do phù sa sông Hồng bồi đắp trong toạ độ 200,35’ độ vĩ Bắc, 1060,5 độ kinh Đông. Hai con sông dọc theo huyện là sông Hồng và sông Châu có tổng chiều dài 78km với diện tích lưu vực khoảng 1.084 ha.

Lý Nhân có 22 xã và 01 thị trấn, với 195.800 nhân khẩu. Lao động của huyện chủ yếu sống bằng nghề nông kết hợp với một số ngành nghề truyền thống như: dệt, sản xuất đồ mộc, làm bánh đa nem... ; là vùng đất hình thành sớm, cư dân sinh sống từ thuở các thời vua Hùng mở nước, người Lý Nhân đã từng phụ thuộc Đông Đô, Hà Nội, tiếp thu những tinh hoa của nền văn minh Thăng Long.

Nguồn nhân lực dồi dào, người dân Lý Nhân có sức chịu đựng gian khổ, có nghị lực phấn đấu cao, có lòng yêu nước thiết tha đồng thời lại có chí hiếu học. Sự nghiệp giáo dục ổn định, phát triển vững chắc (8 năm liền luôn dẫn đầu toàn tỉnh) là nơi cung cấp nguồn lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước, đưa nền kinh tế của Lý Nhân phát triển ngang tầm với khu vực. Trong những năm đổi mới vừa qua và hiện nay, kinh tế xã hội Lý Nhân đã có bước phát triển quan trọng, tạo nền tảng và tạo đà cho Lý Nhân phát triển trong giai đoạn tới. Các cấp chính quyền, nhân dân trong huyện đang và sẽ có những nỗ lực, quyết tâm to lớn trong việc xây dựng, phát triển quê hương Lý Nhân ngày một giàu mạnh.

45

2.1.2. Sơ lược về giáo dục Tiểu học huyện Lý Nhân

Huyện Lý Nhân – Quê hương nhà văn Nam Cao là một vùng đất có truyền thống hiếu học. Từ những năm 1960, Lý Nhân đã nổi tiếng với tiếng trống Bắc Lý – đơn vị hai lần nhận danh hiệu Anh hùng, nơi thực hiện tốt phong trào “Thi đua Hai tốt”. Hiện nay toàn huyện có tổng số 88 trường học, trong đó: 26 trường THCS, 31 trường Tiểu học, 24 trường Mầm non, 06 trường THPT và 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên.

- Chất lượng giáo dục Tiểu học

Bảng 2.1: Chất lượng Giáo dục cấp TH huyện Lý Nhân trong 3 năm

Năm học Tổng số HS Giỏi Khá TB Yếu 2010-2011 12 621 4 759 (37,7%) 4 110 (32,6%) 3 234 (25,6%) 518 (4,1%) 2011-2012 12 446 5 201 (42,3%) 4 592 (37,3%) 2 541 (20,4%) 112 (0,9%) 2012-2013 12 417 4 212 (33,92%) 5 152 (41,49%) 2 889 (23,27%) 164 (1,32%)

(Nguồn: Phòng GD-ĐT Lý Nhân, năm 2013)

Qua bảng số liệu về chất lượng giáo dục cấp Tiểu học huyện Lý Nhân, ta thấy chất lượng HS khá giỏi cao chiếm khoảng 70%, tỉ lệ HS yếu ngày một giảm. Điều này chứng tỏ chất lượng giáo dục cấp Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam những năm gần đây tương đối ổn định cũng do nhiều yếu tố như đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn cao, hệ thống trường lớp đảm bảo và đều đạt chuẩn quốc gia.

- Xếp loại hạnh kiểm của học sinh Tiểu học huyện Lý nhân qua 3 năm học gần đây thì 100% học sinh của toàn huyện được đánh giá thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học sinh (Đ). Nhưng thực tế với cách đánh giá này khó có thể phân loại về xếp loại học sinh trong đánh giá hạnh kiểm vì học sinh thực hiện 10

46

nhiệm vụ cũng như học sinh thực hiện 20 nhiệm vụ và đều được xếp loại là Đạt (Đ) mang tính chất động viên khuyến khích là chính.

- Chất lượng học sinh giỏi cấp Tiểu học

Bảng 2.2. Kết quả giao lưu học sinh giỏi cấp tỉnh huyện Lý Nhân

Năm học Số HS tham gia Xếp thứ trong tỉnh Ghi chú

2010-2011 120 2

2011-2012 120 6

2012-2013 100 2

(Nguồn: Phòng GD-ĐT Lý Nhân, năm 2013)

Việc tổ chức giao lưu HS giỏi cấp Tiểu học tỉnh Hà Nam được tổ chức hàng năm. Trong 3 năm qua, chất lượng HS mũi nhọn của huyện Lý Nhân so với 6 huyện thị của tỉnh Hà Nam chưa ổn định. Năm học 2010-2011, HSG của huyện Lý Nhân xếp thứ 2/6 của tỉnh nhưng đến năm học 2011-2012 lại xếp thứ 6/6 và năm học 2012-2013 xếp thứ 2/6.

- Đội ngũ giáo viên

Bảng 2.3. Đội ngũ giáo viên Tiểu học

Năm học Số lượng GVCN Đạt chuẩn Trên chuẩn Ghi chú

2010-2011 626 449 96 (15,3%) 530 (84,7%) 2011-2012 609 442 66 (10,8%) 543 (89,2%) 2012-2013 627 443 43 (6,9%) 584 (93,1%)

(Nguồn: Phòng GD-ĐT Lý Nhân, năm 2013)

Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy số lượng GV Tiểu học làm công tác chủ nhiệm so với tổng số giáo viên trong nhà trường là rất cao 443/627 = 70%. Đặc biệt là ở huyện Lý Nhân không còn giáo viên có trình độ chưa đạt chuẩn, tỉ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn cao 584/627 = 93,1%.

47

- Tình hình cơ sở vật chất

Bảng 2.4. Tình hình cơ sở vật chất các trường Tiểu học

Năm học Tổng số trường Chuẩn Quốc gia mức II Chuẩn Quốc gia mức II Đang XD chuẩn mức II Đang XD chuẩn mức I Ghi chú 2010-2011 31 3 26 1 1 2011-2012 31 4 24 2 1 2012-2013 31 5 24 2 0

(Nguồn: Phòng GD-ĐT Lý Nhân, năm 2013)

Qua khảo sát thực trạng 3 năm học gần đây, ta thấy phong trào xây dựng trường chuẩn ở huyện Lý Nhân rất mạnh mẽ. Đến năm học 2012-2013, đã có 100% các trường Tiểu học của huyện Lý Nhân đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ I và mức độ II. Điều đó chứng tỏ điều kiện phục vụ cho công tác giáo dục cấp Tiểu học huyện Lý Nhân là rất tốt.

- Thống kê về tai nạn học sinh

Bảng 2.5. Thống kê về học sinh Tiểu học bị tai nạn

Năm học Tổng số trường HS bị tai nạn giao thông HS bị đuối nước HS bị tai nạn thương tích Ghi chú 2010-2011 31 16 5 17 2011-2012 31 25 2 29 2012-2013 31 35 4 19

(Nguồn: Phòng GD-ĐT Lý Nhân, năm 2013)

Qua các bảng thống kê kết quả, xếp loại trên tác giả nhận thấy chất lượng giáo dục của huyện Lý Nhân ổn định và đang phát triển tốt. Quy mô trường lớp ổn định, phong trào xây dựng trường chuẩn Quốc gia phát triển mạnh, đội ngũ giáo viên dần dần cải thiện, tỉ lệ GV đạt trình độ trên chuẩn ngày một cao. Tuy nhiên qua thực tế công tác và qua quan sát, phỏng vấn, tác giả còn băn khoăn về công tác phòng chống tai nạn cho HS còn chưa được chú trọng, việc giáo dục kỹ

48

năng sống của các em chưa được thực hiện thường xuyên, hoạt động công tác chủ nhiệm của đội ngũ GVCNL và hoạt động QL CTCNL của Hiệu trưởng trường Tiểu học huyện Lý Nhân còn chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

2.2. Thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp và quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trƣởng các trƣờng Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam lớp của Hiệu trƣởng các trƣờng Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

2.2.1. Tổ chức quá trình điều tra thực trạng

2.2.1.1. Mục đích khảo sát

Xác định căn cứ thực tiễn để đề xuất các biện pháp QL CTCNL ở các trường TH nói chung và các trường Tiểu học ở huyện Lý Nhân nói riêng.

2.2.1.2. Quy mô, đối tượng khảo sát

Tiến hành khảo sát ở 5 trường TH thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam: Trường TH Vĩnh Trụ, trường TH Nhân Thịnh, trường TH Chính Lý, trường TH Chung Lý, trường TH Nhân Hậu. Đối tượng gồm:

- 05 đồng chí Hiệu trưởng, 05 đồng chí phó Hiệu trưởng (Phụ lục 1); - 88 đồng chí đang trực tiếp làm CTCNL (Phụ lục 2);

- 500 HS các khối lớp đang học (phụ lục 3);

- 05 đồng chí Hiệu trưởng, 05 đồng chí phó Hiệu trưởng, 15 Tổ trưởng chuyên môn, 25 GVCNL giỏi, có kinh nghiệm đang công tác (Phụ lục 4).

2.2.1.3. Thời gian khảo sát

Từ đầu tháng 1 đến hết tháng 5 năm 2013.

2.2.1.4. Nội dung khảo sát

- Thực trạng CTCNL ở các trường TH và nguyên nhân của thực trạng này;

- Thực trạng hoạt động QL CTCNL ở các trường TH huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

2.2.1.5. Phương pháp khảo sát

- Sử dụng phiếu hỏi ý kiến đối với các đồng chí GV đang trực tiếp làm CTCNL, các đồng chí Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng tổ chuyên môn đang công tác, HS của 5 khối lớp đang học tại 5 trường nằm trong số trường khảo sát của đề tài;

49

- Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng kể trên và ý kiến của nhiều cha mẹ HS của cả 5 trường.

2.2.1.6. Nội dung tìm hiểu

* Đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

- Tìm hiểu về thực trạng nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của CTCNL;

- Tìm hiểu thực trạng các biện pháp QL CTCNL trong nhà trường;

- Tìm hiểu về những khó khăn, những bí quyết trong việc QL CTCNL trong nhà trường;

- Tìm hiểu thực trạng việc bồi dưỡng đội ngũ GVCNL của các nhà trường;

- Tìm hiểu những ý kiến đề xuất về chế độ chính sách cho cán bộ QLvà GVCNL ở các nhà trường.

* Với GVCNL

- Tìm hiểu thực trạng nhận thức về tầm quan trọng, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của CTCNL ở trường TH;

- Tìm hiểu thực trạng chỉ đạo CTCNL ở các trường TH;

- Tìm hiểu thực trạng việc thực hiện nội dung CTCNL của GVCNL;

- Tìm hiểu những mong muốn, ý kiến đề xuất của GVCNL đối với HS, cha mẹ HS, Hiệu trưởng nhà trường và chế độ chính sách đối với GVCN.

* Với HS và cha mẹ học sinh

- Khảo sát thực trạng mối quan hệ, sự phối hợp của GVCNL với HS và cha mẹ HS;

- Tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp của GVCN;

- Tìm hiểu những mong muốn, đề nghị của HS về GVCNL và việc QL CTCNL của Hiệu trưởng nhà trường.

2.2.2. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp

Qua khảo sát thực tế bằng cách lấy thông tin, số liệu tại Phòng GD-ĐT, phiếu hỏi ý kiến và trao đổi, phỏng vấn trực tiếp, chúng tôi có:

50

Bảng 2.6: Thống kê số học sinh, số lớp của 5 trường Tiểu học huyện Lý Nhân được khảo sát STT Trường TH Tổng số HS Tổng số lớp Tổng số GV Trên chuẩn Độ tuổi bình quân Xếp loại GV 1 Vĩnh Trụ 562 19 29 28/29 41,8 Tốt: 13 Khá: 16 2 Nhân Hậu 730 23 31 31/31 43 Tốt:12 Khá: 21 3 Chung Lý 301 10 18 17/18 40,9 Tốt: 11 Khá: 7 4 Chính Lý 365 14 19 19/19 39,3 Tốt: 3 Khá: 16 5 Nhân Thịnh 609 22 29 28/29 41,5 Tốt: 8 Khá: 21 Tổng 2567 88 126 123/126 41,3 Tốt: 47 Khá: 81

(Nguồn: Phòng GD-ĐT Lý Nhân, năm 2013)

Bảng thống kê trên cho ta thấy số lớp, GVCNL, số HS các trường không đồng đều, có trường chỉ có 10 lớp nhưng có trường lại có 22 lớp, tuổi bình quân

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)