Tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kỹ năng chủ nhiệm lớp cho giáo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (Trang 80)

chủ nhiệm lớp

3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa

Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng chủ nhiệm lớp cho GVCN là việc làm thiết thực nhằm tăng cường nhận thức về vai trò, trách nhiệm, năng lực; củng cố những kiến thức kỹ năng cần thiết về CTCNL; ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, tự học tập, công tác, trong việc QL HS, QL hồ sơ chủ nhiệm; tổ chức các hoạt động giáo dục HSTH đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Hiệu trưởng coi trọng và tổ chức tốt việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kỹ năng chủ nhiệm lớp cho GVCN để tạo điều kiện thuận lợi cho GVCNL có cơ hội học hỏi, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về CTCNL; tăng động cơ, hứng thú học tập và tự học tập bồi dưỡng của mỗi GVCNL.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Hiệu trưởng cần phải xác định nhu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chủ nhiệm lớp cho GVCNL. Đó là việc làm hết sức cần thiết từ đó đề ra kế hoạch bồi dưỡng: Nên bồi dưỡng thêm phần nào? Cho ai? Cách thức bồi dưỡng ra sao? Kiểm tra đánh giá thế nào?...

3.2.1.3. Cách thức tiến hành

Bước 1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng

- Điều tra, khảo sát nhu cầu học tập, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng các chuyên đề về CTCNL cho GVCN và đánh giá thực trạng năng lực của đội ngũ GVCN của nhà trường;

- Thống kê, tổng hợp kết quả khảo sát, phân loại trình độ năng lực GVCNL cần bồi dưỡng và kết luận những nội dung cần bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để từ đó xác định nội dung, phương pháp bồi dưỡng;

80

- Chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho các đợt bồi dưỡng, tự bồi dưỡng như: tài liệu, phòng học, trang thiết bị, máy móc cần thiết... kết hợp cả tài liệu điện tử và tài liệu in;

- Lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp bồi dưỡng thích hợp với từng giai đoạn trong năm học, tăng hứng thú, phát huy tính tích cực cho người được bồi dưỡng như:

+ Mở lớp tập huấn tại trường;

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho GV có cơ hội học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ như: Đi học tại chức, chuyên tu, học từ xa, học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn...

+ Tăng cường sách báo tài liệu để ở thư viện, phòng hội đồng, phòng chờ; khuyến khích GV đọc tài liệu, truy cập mạng Internet để tăng vốn kiến thức cần thiết, tạo điều kiện tốt nhất cho GV tự bồi dưỡng;

+ Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn, đưa nội dung CTCNL vào nội dung sinh hoạt để GV cùng bàn bạc thống nhất việc xử lý tình huống sư phạm khó, cách QLHS sao cho hiệu quả hay làm thế nào để xây dựng đội tự quản lớp tích cực...

+ Phân công GV giỏi kèm cặp GV còn lúng túng về kỹ năng CNL;

+ Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm cho tất cả các GVCNL của nhà trường;

+ Tổ chức đi tham quan học tập những trường điểm, những cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong CTCNL;

+ Tổ chức thi GVCNL giỏi;

+ Hội thảo, viết báo cáo, sáng kiến kinh nghiệm về CTCNL; + Coi trọng công tác thi đua khen thưởng về CTCNL.

- Chuẩn bị các phương tiện phục vụ, chuẩn bị máy móc trang thiết bị và văn phòng phẩm thiết yếu, đồ dùng dạy và học, kinh phí cho đợt bồi dưỡng.

Bước 2. Tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng theo kế hoạch

- Triển khai các tổ phát tài liệu, học viên tự nghiên cứu tài liệu; giao các nhóm nghiên cứu, trao đổi, thảo luận và chuẩn bị nội dung đã nghiên cứu được,

81

ghi lại các câu hỏi thắc mắc cần được giải đáp; khuyến khích GV tăng cường truy cập mạng Internet để cập nhật thông tin và kiến thức kỹ năng về CTCNL; tăng cường chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn đưa nội dung về CTCNL vào sinh hoạt....

- Yêu cầu Tổ trưởng chuyên môn theo dõi việc áp dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn hoạt động chủ nhiệm lớp và hỗ trợ GVCN xử lý tình huống sư phạm khó, mới nảy sinh, kinh nghiệm quản lý học sinh, phương pháp giáo dục HS cá biệt, khuyết tật; phối hợp giữa GVCN với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường….

- Hiệu trưởng khuyến khích, động viên các GVCN tích cực tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và ứng dụng những kiến thức kỹ năng được bồi dưỡng vào thực tế chủ nhiệm lớp sao cho có hiệu quả.

Bước 3. Giám sát việc áp dụng nội dung bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kỹ năng chủ nhiệm lớp và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bồi dưỡng

- Phát động GVCNL vận dụng những nội dung được bồi dưỡng vào thực tế tổ chức các hoạt động sinh hoạt lớp, công tác QLHS, QL hồ sơ, phối hợp các lực lượng giáo dục, đánh giá HS theo thông tư 32 về đánh giá xếp loại HS Tiểu học của Bộ GD-ĐT...

- Chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn giám sát việc thực hiện kỹ năng làm chủ nhiệm lớp, áp dụng nội dung bồi dưỡng CTCNL vào thực tế tổ chức các hoạt động giáo dục, quản lý, đánh giá... HS;

- Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng nhà trường thường xuyên giám sát về CTCNL của các GVCN, nắm bắt những ưu điểm, hạn chế của những nội dung, hình thức bồi dưỡng để rút kinh nghiệm hay điều chỉnh bổ sung vào kế hoạch cho phù hợp;

- Phát động phong trào GVCN tự học, tự bồi dưỡng; điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng và áp dụng vào thực tiễn nhằm phát triển tối đa khả năng, năng lực của các GVCNL.

82

- Yêu cầu GVCNL tự đánh giá kết quả bồi dưỡng về kỹ năng làm CNL và việc áp dụng nội dung bồi dưỡng vào thực tế của từng lớp mình, mặt nào làm được, mặt nào chưa làm được, chỗ nào còn khó khăn thì cùng bàn bạc trong tổ để có hướng giải quyết;

- Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng về kiến thúc, kỹ năng chủ nhiệm lớp của các GVCN, từ đó rút kinh nghiệm nhận ra những ưu điểm, nhược điểm; thuận lợi và khó khăn trong tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm CTCNL của các GVCN.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng cần phải gương mẫu trong việc tự bồi dưỡng, tự rèn luyện nghiên cứu các nội dung trong công tác QL, chỉ đạo và là thành viên tích cực trong các lớp bồi dưỡng, hội thảo,... để làm gương cho cấp dưới noi theo;

- Tài liệu gồm các văn bản có nội dung quy định về nhiệm vụ của GVCNL hiện hành, tài liệu do Bộ, Sở, Phòng GD-ĐT cung cấp; tài liệu do sưu tầm và tài liệu tự biên soạn. Trên cơ sở đó các trường nên biên tập tài liệu bồi dưỡng cho phù hợp với điều kiện từng nhà trường;

- Khi tổ chức lớp tập huấn để bồi dưỡng thì giảng viên là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng hoặc GV cốt cán đã được tham gia tập huấn do Bộ, Sở, Phòng GD-ĐT tổ chức; các GVCN có kinh nghiệm, có năng lực làm CTCNL hay mời giảng viên của các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm. Học viên là cán bộ QL, GVCNL của nhà trường với yêu cầu có nhận thức đúng đắn về việc học tập bồi dưỡng, nhu cầu học tập phát triển chuyên môn và nâng cao năng lực QLHS, tổ chức các họat động giáo dục… trong CTCNL. Các cán bộ, GV phải có tinh thần trách nhiệm, tinh thần vươn lên trong học tập và công tác;

- Phương tiện: Máy chiếu Projector, máy tính, máy quét, mạng Internet... - Các điều kiện khác: thời gian, phòng học, kinh phí...

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (Trang 80)