Đổi mới việc kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (Trang 97)

3.2.7.1. Mục tiêu và ý nghĩa

Ngành giáo dục đang thực hiện “Đổi mới căn bản và toàn diện”, nên việc đổi mới việc kiểm tra đánh giá trong QL nói chung và đổi mới trong kiểm tra đánh giá CTCNL của Hiệu trưởng trường TH nói riêng là cần thiết và tất yếu.

Vì vậy cần chú trọng đổi mới trong kiểm tra đánh giá; lấy chất lượng, hiệu quả công việc làm đầu; kiểm tra đánh giá đúng giúp Hiệu trưởng nắm bắt thực chất, kịp thời tình hình, kết quả QL, giáo dục và tổ chức thực hiện các hoạt động

97

giáo dục cho HS,.... Từ đó giúp Hiệu trưởng có các biện pháp chỉ đạo, khen, chê, điều chỉnh kế hoạch kịp thời, đúng đắn để nâng cao chất lượng giáo dục.

3.2.7.2. Nội dung biện pháp

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động kiểm tra đánh giá của bản thân; kiểm tra, phê duyệt kế hoạch của tổ trưởng chuyên môn và các đoàn thể, các GV trong nhà trường;

- Thực hiện đa dạng nội dung kiểm tra đánh giá: hồ sơ ghi chép, lưu trữ và theo dõi thường xuyên của GV, nề nếp của lớp chủ nhiệm, việc thực hiện nội quy của nhà trường, các phong trào, hoạt động của lớp, các hội thi, cách theo dõi đánh giá HS, kết quả giáo dục của HS, sự phối hợp các lực lượng giáo dục....

- Thông tin kiểm tra đánh giá nhiều chiều lấy từ: Chính bản thân người Hiệu trưởng, BGH nhà trường, tổ khối trưởng, các GV bộ môn, đoàn thể trong và ngoài nhà trường nhất là từ phía HS và cha mẹ HS;

- Nhiều hình thức, cách thức tiến hành kiểm tra đánh giá như:

+ Xây dựng đoàn kiểm tra có sự phân công hợp lý với mục đích để nhắc nhở GVCNL làm tốt kế hoạch của mình và tư vấn, góp ý cho các GVCN rút ra bài học kinh nghiệm để làm tốt hơn cũng là hình thức chia sẻ kinh nghiệm;

+ Quan sát, nắm bắt nề nếp, việc thực hiện nội quy của nhà trường, ý thức tự quản của các lớp;

+ Tham gia các hoạt động giáo dục của các lớp cũng là hình thức kiểm tra không chính thức nhưng có thể nắm vững tình hình thực tế của GVCNL và HS;

+ Đánh giá qua quan sát giờ dạy, chuẩn bị bài học, sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, qua không khí tiết học, nề nếp học tập của lớp...

+ Điều tra, phỏng vấn, trò chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp HS, phụ huynh HS, các đồng chí GV khác, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để hiểu về việc giảng dạy, CTCNL của giáo viên;

+ Đánh giá chất lượng công tác của GV thông qua kết quả của HS vì sản phẩm của người thầy là chất lượng HS, có thể nói: về cơ bản kết quả học tập của HS phản ánh trình độ chuyên môn của GV, thầy giỏi thì trò giỏi;

98

+ Kiểm tra đánh giá qua việc tự đánh giá của GV, qua bản kiểm điểm cá nhân theo định kì, tự đánh giá xếp loại GV cuối năm theo chuẩn nghề nghiệp GV Tiểu học...

3.2.7.3. Cách thức tiến hành

Bước 1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá

- Lập kế hoạch chi tiết kiểm tra đánh giá thường xuyên, đột xuất với từng đối tượng, theo những nội dung gì? Hình thức ra sao? Thông tin lấy từ những nguồn nào?

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá dựa vào nhiệm vụ năm học, chỉ tiêu phấn đấu của nhà trường, chỉ tiêu giao cho GVCN và giao cho lớp, đánh giá GV nên dựa vào các tiêu chí chuẩn nghề nghiệp GV Tiểu học.

Bước 2. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra đánh giá

- Thực hiện việc kiểm tra theo kế hoạch đã định;

- Phân công Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, các đoàn thể tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá;

- Lấy ý kiến đánh giá GVCNL thông qua ý kiến của HS và phụ huynh HS, thông qua các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và GV bộ môn;

- Trao đổi chia sẻ và rút kinh nghiệm sau hoạt động kiểm tra, đánh giá;

- Thực hiện nhiều hình thức kiểm tra đánh giá, đa dạng về nội dung, thu thập thông tin kiểm tra từ nhiều chiều dựa trên nguyên tắc lấy chất lượng hiệu quả công việc, vì sự tiến bộ của các cá nhân và tập thể được đánh giá.

Bước 3. Chỉ đạo và giám sát công tác kiểm tra đánh giá

- Thực hiện việc kiểm tra thường xuyên, đột xuất theo kế hoạch có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường (khi thật cần thiết);

- Bằng nhiều hình thức, nhiều nguồn thông tin, Hiệu trưởng giám sát, kiểm chứng kết quả kiểm tra đánh giá của cấp dưới.

Bước 4. Đánh giá công tác kiểm tra đánh giá

- Họp ban thi đua để đánh giá lại kết quả thực hiện công tác kiểm tra đánh giá CTCNL về tác dụng, tính hữu ích, sự cần thiết, những bài học kinh nghiệm trong công tác QL, chỉ đạo của nhà trường;

99

- Lấy ý kiến các đối tượng có liên quan đến việc kiểm tra đánh giá CTCNL để đối chiếu với kế hoạch phân tích những thuận lợi, khó khăn, những ưu điểm, hạn chế của việc kiểm tra đánh giá để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tiếp theo;

- Lưu trữ, thống kê, công khai đánh giá, xếp loại lớp và GVCN theo từng tháng, từng kì và cả năm, nhiều năm;

- Động viên, khen, chê kịp thời kịp thời để khích lệ, rút kinh nghiệm với các tập thể, cá nhân tham gia kiểm tra đánh giá.

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Kiểm tra đánh giá phải thực chất, công bằng, khách quan, không thiên vị và có các tiêu chí đánh giá chuẩn, không gây áp lực, vì sự tiến bộ của đối tượng được đánh giá;

- Hiệu trưởng và cán bộ QL nhà trường nhận thức được sự cần thiết của việc đổi mới kiểm tra đánh giá lấy chất lượng, hiệu quả công việc và sự tiến bộ của các cá nhân, tập thể giáo dục làm đầu;

- Các đối tượng được kiểm tra đánh giá nhận thức đúng được ý nghĩa của kiểm tra đánh giá là nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ, tư vấn của những người có kinh nghiệm để làm tốt hơn, không bị gây áp lực về kiểm tra đánh giá;

- Khen ngợi, động viên và khích lệ kịp thời đối với các GVCN, nhất là những GV có thành tích đặc biệt, đột biến hoặc có những thay đổi nhanh chóng từ phía HS;

- Tổ chức các buổi hội thảo để các GVCNL được trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện CTCNL, nhất là những GVCN giỏi hướng dẫn giúp đỡ những GV trẻ, GV còn ít kinh nghiệm trong CTCNL.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (Trang 97)