Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường Tiểu học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (Trang 34)

34

Hiệu trưởng nhà trường đã quy định tại điều 54, Luật Giáo dục năm 2005:

“Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm QL các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.”

Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ QL trường học. “Hiệu trưởng là thủ trưởng nhà trường, đại diện cho Nhà nước về mặt pháp lý, có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về chuyên môn, hành chính trong nhà trường, chịu trách nhiệm trước các cấp QLGD và nhân dân, tổ chức và QL toàn bộ hoạt động của nhà trường.” [36, tr15]

Hiệu trưởng là người làm công tác QL nhà trường – một mô hình QL khác với mô hình QL doanh nghiệp hay QL đơn vị hành chính sự nghiệp. Sự khác biệt đó do đặc thù công việc chi phối. Người Hiệu trưởng trường TH QL một đơn vị hành chính với đa số thành viên là nữ giới, học sinh của nhà trường nhỏ tuổi. Sản phẩm của đơn vị cũng như kết quả lao động của người Hiệu trưởng không thể đem ra cân đo hoặc nhìn thấy để định lượng, định giá. Sản phẩm đó chỉ có thể khẳng định trong một quá trình lâu dài sau hàng năm, hàng nhiều năm. Đó chính là trí tuệ và nhân cách con người. Để QL nhà trường có hiệu quả người Hiệu trưởng cần xây dựng mô hình QL phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, nắm vững khoa học QL, vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, làm dây nối vững chắc giữa các bộ phận trong nhà trường, phát huy được sức mạnh tập thể, tạo nên một môi trường thi đua tích cực trong nhà trường để nhà trường thực hiện được mục tiêu giáo dục, thực hiện được sứ mệnh, chiến lược của nhà trường. Hiệu trưởng vừa là người lãnh đạo, vừa là người QL các hoạt động trong đơn vị mình.

Hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ có kết quả cao khi Hiệu trưởng biết huy động tham gia đồng bộ, nhịp nhàng ăn khớp các bộ phận trong và ngoài nhà trường trong đó có việc QL CTCNL.

1.4.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường Tiểu học

Căn cứ vào các quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ trường TH thì Hiệu trưởng trường TH có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

35

- Lập kế hoạch năm học, tổ chức chỉ đạo tập thể cán bộ, GV, công nhân viên và HS trong trường thực hiện kế hoạch đó. Kế hoạch năm học phải được quán triệt đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của trường TH được quy định tại điều 58, Mục 2 – Luật Giáo dục.

+ Trực tiếp QL công tác của cán bộ, GV, nhân viên và HS theo nhiệm vụ được giao; thường xuyên kiểm tra GV trong công tác giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác;

+ Chỉ đạo công tác hành chính quản trị, đảm bảo các điều kiện vật chất, tài chính cho các hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trường.

- Hiệu trưởng là người đại diện chức trách hành chính, quán triệt các văn bản Nhà nước, việc tập hợp, vận dụng các văn bản pháp quy là hết sức cần thiết, tạo cơ sở pháp lý cho Hiệu trưởng có khả năng:

+ Đưa ra quyết định QL phù hợp với quy chế;

+ Bồi dưỡng GV, tạo điều kiện cho họ cùng tham gia QL nhà trường;

+ Trả lời những ý kiến của cha mẹ HS, các tổ chức xã hội về những vấn đề có liên quan đến nhà trường, tạo điều kiện cho họ hiểu biết và tham gia có kết quả vào công tác giáo dục của nhà trường.

Mặt khác, Hiệu trưởng còn phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình theo điều 6, điều 7 – Pháp lệnh cán bộ công chức và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hiệu trưởng có nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện, vận động thực hiện xã hội hóa giáo dục, tham mưu cho cấp ủy và chính quyền đề ra chủ trương phù hợp với địa phương nơi trường đóng tại đó. Người Hiệu trưởng phải thường xuyên nắm vững và xử lý các thông tin để luôn có những quyết định đứng đắn, nhanh chóng, kịp thời, thực hiện quyền thủ trưởng của mình qua 4 chức năng quản lý.

Làm công tác QL, người Hiệu trưởng cần chú ý đến hiệu quả, chất lượng công việc, nghĩa là cần làm sao chi phí thấp về thời gian, nhân lực, vật lực, tài lực mà kết quả lại cao. Người Hiệu trưởng cần đạt được mục tiêu lãnh đạo thông qua người khác, bằng người khác. Người Hiệu trưởng chỉ thực sự làm QL khi

36

biết giao việc cho người khác. Hiệu trưởng nào luôn thấy quá bận vì phải làm mọi việc thì không phải làm quản lý.

Để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người Hiệu trưởng phải là nhà sư phạm mẫu mực, có uy tín với tập thể và cộng đồng dân cư, phong cách làm việc đổi mới, dân chủ và khoa học, đáp ứng được mong đợi của xã hội. Bằng các hoạt động tích cực, tinh thần trách nhiệm cao, người Hiệu trưởng sẽ là luồng gió nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, xây dựng được một tập thể sư phạm mẫu mực, xuất sắc, khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nhà trường và xã hội.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (Trang 34)