2.3.1. Những ưu điểm và hạn chế trong việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp
2.3.1.1. Ưu điểm
- Một số cán bộ QL của các nhà trường được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn và trình độ QL, phần nào nhận thức đúng đắn về vai trò của CTCNL, quan tâm, QL các hoạt động của nhà trường, hoạt động CTCNL. Hiệu trưởng nhà trường bước đầu kiểm tra đánh giá chất lượng công việc qua các bộ Chuẩn đánh giá nghề nghiệp GVTH, trong đó có đánh giá về CTCNL (tiêu chí 40 và 41); chỉ đạo GVCNL phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, thực hiện việc xã hội hóa giáo dục; thi đua khen thưởng...
- Trình độ giáo viên ngày được hoàn thiện, trình độ GV trên chuẩn cao, đời sống dần dần được cải thiện. GVCNL có kinh nghiệm làm CTCNL từ việc tìm hiểu HS về chất lượng, hoàn cảnh gia đình, khả năng bản thân HS; xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cụ thể cho từng giai đoạn của năm học, đánh giá xếp loại HS theo thông tư 32 của Bộ GD-ĐT theo đúng quy trình, tôn trọng sự tiến bộ của HS; chú ý giáo dục HS cá biệt, làm tốt phổ cập giáo dục TH đúng độ tuổi...
- Cơ sở vật chất của các trường tương đối đảm bảo, tính đến tháng 5 năm 2013 thì 100% các trường TH ở huyện Lý Nhân đều đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ I và mức độ II góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện;
- Khoa học công nghệ phát triển, cung cấp nhiều nguồn tài nguyên cần thiết cho cán bộ QL, GV và HS một cách nhanh chóng, dễ dàng qua mạng Internet, QLGV và HS trên phần mềm thực hiện nhanh, chính xác, lưu trữ tốt. Điện thoại phát triển thuận lợi trao đổi thông tin giữa GVCN với phụ huynh HS, giữa GVCN với Hiệu trưởng và các lực lượng GD khác trong và ngoài nhà
68
trường; các thông tin của nhà trường được công khai trên Website nên GV, HS và phụ huynh tiện theo dõi…
2.3.1.2. Hạn chế
Việc QL CTCNL của Hiệu trưởng nhà trường nói chung làm tương đối tốt nhưng vẫn còn một số hạn chế, khó khăn cần khắc phục.
- Trình độ QL của một số Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng còn chưa tiếp cận được những tiến bộ khoa học mới;
- Một số cán bộ QL, GV có kiến thức, trình độ công nghệ thông tin, kỹ năng QL và kỹ năng sư phạm, làm CTCNL còn hạn chế, nhất là trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục Tiểu học hiện nay;
- Hiện nay các trường Tiểu học đồng loạt triển khai học chương trình 2 buổi/ngày nên cường độ lao động của giáo viên Tiểu học nói chung và của GVCNL cấp Tiểu học nói riêng là rất cao, 2/3 số giáo viên trong trường làm CTCNL nên hầu như các GV phải đến trường cả ngày, nếu có trống một số tiết lại đi dự giờ không có nhiều thời gian để soạn và nghiên cứu bài dạy, làm đồ dùng và làm CTCNL, những việc đó đa số làm vào buổi tối hoặc vào ngày thứ bẩy, chủ nhật. Chế độ trừ giờ, phụ cấp cho GVCNL ở cấp Tiểu học chưa thỏa đáng. Những điều đó phần nào ảnh hưởng đến việc tổ chức các Hội thi, tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cho GV, hạn chế trong việc GVCNL thăm hỏi, trao đổi với phụ huynh HS tại gia đình các em,...
- Việc chỉ đạo GVCN tìm hiểu HS, phân loại HS và xây dựng kế hoạch CTCNL trong suốt cả năm học đã được Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo, phê duyệt nhưng trên thực tế một số GVCNL tìm hiểu HS còn mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả, chưa đạt được mục đích đề ra và mới chỉ dừng lại ở những thông tin cơ bản, bên ngoài, chưa đi sâu tìm hiểu tâm lý, tình cảm, nhận thức, thái độ, hoàn cảnh sống một cách tường tận, cụ thể của từng HS bởi họ chưa sử dụng hoặc sử dụng rất ít các kỹ thuật tìm hiểu mang tính khoa học hay sợ mất nhiều thời gian nên phần nào đó hạn chế đến việc giáo dục toàn diện và phát huy hết khả năng tiềm ẩn ở HS;
69
- Việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GVCNL đã được một số Hiệu trưởng nhà trường quan tâm, như tạo điều kiện cho GV đi học các lớp ngắn hạn, dài hạn nâng cao trình độ, phát động phong trào tự học qua sách báo, thông tin đại chúng nhưng việc tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn tại trường, các buổi hội thảo, các Hội thi cấp trường nhất là chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn còn nặng về thủ tục hành chính, chưa thực sự có hiệu quả, chưa áp dụng triệt để vào thực tế công tác;
- Công tác thi đua, khen thưởng của một số nhà trường chưa được quan tâm kịp thời, chỉ chú ý đến chất lượng mũi nhọn như giáo viên dạy giỏi, HS giỏi... mà chưa thật sự chú ý đến nề nếp của lớp, giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, phòng tránh tai nạn giao thông, thương tích...
- Việc chỉ đạo GVCNL phối hợp với các lực lượng khác trong xã hội một số trường chưa thực hiện có hiệu quả nên chưa tạo được sức mạnh của toàn xã hội đầu tư, quan tâm, chăm lo cho giáo dục;
- Một số gia đình còn thiếu ý thức giáo dục con em mình, chạy theo cơ chế đồng tiền nên sao nhãng việc giáo dục con cái, phó mặc cho nhà trường và xã hội. Môi trường xã hội có nhiều phức tạp với các tệ nạn khó kiểm soát, bạo lực học đường ngày một gia tăng một phần nào đó ảnh hưởng tới đạo đức HS. Cơ chế thị trường mở cửa ảnh hưởng tiêu cực tới cách nghĩ, cách học của một số HS, phụ huynh. Máy tính, mạng Internet phát triển, phim ảnh, trò chơi điện tử tràn lan làm một số HS lạm dụng dẫn đến chểnh mảng học tập. HSTH đang trong độ tuổi cần được chăm sóc và giáo dục nhiều, các em chưa có kỹ năng sống cao và việc làm chủ được bản thân còn hạn chế nên dễ bị bạn bè xấu lôi kéo làm việc xấu. Một số gia đình quá cưng chiều con cái nên các em ỉ nại, lười hoạt động tự phục vụ bản thân và các hoạt động lao động phù hợp với lứa tuổi chưa được phát huy đúng mức.
2.3.2. Nguyên nhân của thực trạng
Qua điều tra, nghiên cứu thực tế trong 3 năm gần đây, tác giả nhận thấy CTCNL và việc QL CTCNL ở các trường Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà
70
Nam còn một số hạn chế như trên. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến những hạn chế đó? Tác giả đã tìm hiểu được một số nguyên nhân sau:
- Công việc của các nhà trường ngày càng tăng. So với những năm trước, những năm gần đây thêm nhiều công việc mới như: HSTH đồng loạt học Tiếng Anh với 4 tiết/tuần đối với khối 3; 4 và 5; khối 1; 2 học chương trình Tiếng Anh Phonics 2 tiết/tuần, học thêm môn Tin học, học thêm 6 tiết An toàn giao thông ở tất cả các khối lớp mà chương trình các môn khác không giảm. Nhiều Hội thi được tổ chức trong năm học như: Tin học trẻ, Violympic Tiếng Anh, Violympic Toán trên mạng Internet từ cấp trường đến cấp Quốc gia, thi Tiếng hát dân ca, giao lưu đàn Piano kỹ thuật số, thi tìm hiểu về An toàn giao thông, thi thể dục thể thao...; tích hợp dạy về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, kỹ năng sống ... vào các tiết học. Như vậy chương trình cũ vẫn giữ nguyên mà thêm nhiều môn học, thêm nhiều cuộc thi, rất nhiều tích hợp dẫn đến không đồng bộ, quá tải trong nội dung chương trình, nhiều văn bản, báo cáo chồng chéo; áp lực công việc ngày càng lớn ảnh hưởng đến việc QL CTCNL của Hiệu trưởng và làm chủ nhiệm lớp của GVCN.
- Do nhận thức của một số cán bộ quản lý, GV, phụ huynh và các em HS chỉ chú ý đến việc học văn hóa, học để đạt được điểm cao các môn học nhiều giờ, đạt giải trong các kì thi HS giỏi mà ít chú ý đến giáo dục toàn diện nên phần nào đó ảnh hưởng đến chất lượng QL CTCNL và CTCNL ở trường Tiểu học;
- Một số đồng chí cán bộ QL, GVCN nhất là những đồng chí đã nhiều tuổi ngại thay đổi, ngại đổi mới, ngại học hỏi kiến thức, kỹ năng, công nghệ thông tin, ngoại ngữ mà quản lý, giáo dục theo lối mòn và kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong QL và công tác;
- Kinh phí đầu tư cho giáo dục ở các nhà trường nói chung và cho CTCNL nói riêng còn hạn hẹp dẫn đến việc động viên, khen thưởng cho những cá nhân, tập thể có thành tích hay tiến bộ chưa thỏa đáng, chưa thực sự khuyến khích được phong trào thi đua trong CTCNL. Chế độ chính sách của GVCNL chưa phù hợp với công sức họ bỏ ra. Một số đồng chí cán bộ QL cũng như GVCNL nhận thức chưa đúng đắn nên thường đầu tư nhiều cho chất lượng mũi
71
nhọn, dạy văn hóa dễ nổi bật, thành tích được coi trọng hơn so với làm tốt CTCNL nên phần nào cùng ảnh hưởng đến chất lượng CTCNL và QL CTCNL của các nhà trường hiện nay;
- Một số phụ huynh nhận thức hạn chế, hay che đậy khuyết điểm của con, chưa cộng tác tích cực với GVCNL để giáo dục con em mình, thậm chí có phụ huynh còn xúc phạm đến GVCNL nên tạo ra tâm lý chán nản, giảm lòng nhiệt tình trong công tác của GV. Một bộ phận GVCNL ngại va chạm, ngại đối đầu với phụ huynh nhất là những phụ huynh có con học kém hoặc hư nhưng những phụ huynh đó lại bênh con dẫn đến chất lượng của CTCNL không cao;
- Việc chỉ đạo QL của các cấp lãnh đạo ngành GD-ĐT từ cấp Bộ đến cấp trường nhiều năm chưa thật sự quan tâm thỏa đáng đến CTCNL và QL CTCNL, chưa thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức Hội thi, Hội thảo, viết báo cáo về CTCNL nên phong trào này chưa thật sự hiệu quả...
Từ những nguyên nhân kể trên dẫn đến những hạn chế trong CTCNL và QL CTCNL ở các trường TH nói chung và những trường TH huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam nói riêng. Để khắc phục tình trạng này bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của mỗi GVCNL, sự nhiệt tình, quan tâm, sát sao, vận dụng sáng tạo của người CBQL thì cần có sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên, sự cộng tác giúp đỡ của tất cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Công việc này không phải là trách nhiệm của riêng ai mà cần sự đồng thuận của cả xã hội, quan tâm hơn nữa của Đảng và nhà nước, chính quyền địa phương đúng theo tinh thần “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” để nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện tốt “Đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT”. Vậy trước mắt mỗi nhà trường hay Hiệu trưởng trường Tiểu học cần phải làm gì để khắc phục tình trạng trên? Đó là câu hỏi cần được giải quyết.
72
Tiểu kết chƣơng 2
Qua các kết quả khảo sát thực trạng hoạt động QL CTCNL của Hiệu trưởng và CBQL, CTCNL qua các GVCN, HS của các trường TH huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam cho thấy bước đầu Hiệu trưởng và các CBQL ở trường TH đã coi trọng vai trò của GVCNL trong việc quản lý, giáo dục HS. Các biện pháp QL CTCNL được thực hiện, đã xây dựng, duy trì nền nếp dạy học và giáo dục đạo đức. Kết quả khảo sát cũng cho thấy trong QL CTCNL cũng còn gặp nhiều khó khăn từ sự quan tâm và chỉ đạo của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, từ GV, HS, môi trường XH, chế độ chính sách, nội dung chương trình, giáo dục kỹ năng sống ít được quan tâm, việc bồi dưỡng kỹ năng làm CTCNL còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả… và còn một số hạn chế cơ bản trong việc thực hiện các chức năng QL.
Chính vì vậy, để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục ở địa phương, nơi giàu truyền thống hiếu học, có kinh tế phát triển bằng nghề nông nghiệp, nghề thủ công và dịch vụ là chính, đòi hỏi cán bộ QL và GVCNL các nhà trường TH phải đổi mới các biện pháp QL CTCNL thiết thực, khả thi nhằm khắc phục khó khăn trước mắt và lâu dài, tạo được lòng tin của xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền GD trong những năm tới.
73
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
Từ kết quả khảo sát, phân tích thực trạng CTCNL và QL CTCNL ở các trường TH huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam cho thấy các biện pháp QL CTCNL đang thực hiện phần nào đã duy trì được nền nếp, kỷ cương trường học. Tuy nhiên, các biện pháp QL CTCNL vẫn còn một số hạn chế, chưa thúc đẩy được chất lượng giáo dục đạt mức đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do đó, các biện pháp QL CTCNL được đề xuất phải căn cứ từ thực tiễn QL CTCN và phục vụ thực tế nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục các hạn chế, yếu kém của các biện pháp đang thực hiện, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục TH hiện nay.
Các nguyên tắc khi xây dựng các biện pháp:
3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa
Kế thừa là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Việc xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa nghĩa là phải có sự tiếp nối giữa những biện pháp QL đang thực hiện và những biện pháp đang được xây dựng đề xuất với sự vận động, phát triển của vấn đề QL. Cán bộ QL và GVCN biết nhìn nhận, đánh giá và chắt lọc ra những ưu điểm và loại bỏ nhược điểm của các biện pháp đang sử dụng; tránh tình trạng phủ định toàn bộ các biện pháp cũ, tạo ra các biện pháp mới hoàn toàn không dựa trên thực tiễn biện pháp cũ đã và đang được thực hiện.
Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp QL yêu cầu người nghiên cứu phải xác định được những điểm mới, biện pháp QL mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp QL cũ đang tiến hành. Đồng thời, các biện pháp được đề xuất phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn QLGD. Thực hiện tốt nguyên tắc kế thừa giúp cho nhà nghiên cứu nhìn nhận, giải quyết các vấn đề QL một cách biện chứng, tránh được tình trạng siêu hình.
Do đó, các biện pháp QL CTCNL được đề xuất sẽ phải kế thừa, phát huy ưu điểm của các biện pháp đã và đang thực hiện, đồng thời khắc phục nhược
74
điểm, bổ sung các nội dung mới mà các biện pháp cũ chưa có hoặc đã có nhưng thực hiện kém hiệu quả.
3.1.2. Đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn
Lý luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Do đó, việc đề xuất xây dựng các biện pháp đảm bảo tính thực tiễn là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Bởi vậy, khi đề xuất các biện pháp QL CTCNL ở các trường TH huyện Lý Nhân phải căn cứ vào thực tiễn CTCNL và QL CTCNL ở các trường TH huyện Lý Nhân với những vấn đề cấp thiết, đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn QL, điều kiện thực tế của đội ngũ GVCNL và tình hình HS ở địa phương, cộng đồng như: đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội; đặc điểm lịch sử và địa lý, văn hóa dân tộc, truyền thống, con người... của địa phương có tác động đến việc hình thành nhân cách của HS. Vì vậy, Hiệu trưởng ở các nhà trường phải hết sức linh hoạt và nhạy bén, sát với thực tế để điều chỉnh biện pháp khi cần thiết.
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi
Tính khả thi được hiểu là các biện pháp vận dụng và thực hiện có hiệu