Nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (Trang 37)

1.4.3.1. Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp

Dựa vào tình hình thực tế các nguồn lực của nhà trường, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch QL CTCNL, đề ra chỉ tiêu, kế hoạch của nhà trường nói chung và chỉ tiêu, kế hoạch QL CTCNL nói riêng sau đó chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chuyên môn triển khai GVCNL tìm hiểu lớp chủ nhiệm, điều tra về lý lịch, hoàn cảnh gia đình HS, xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu. GVCNL lập kế hoạch từng tháng, học kỳ, năm dựa vào kế hoạch chung của tổ, của nhà trường chỉ ra công việc cần làm của mình. Khi GVCNL xây dựng xong kế hoạch thì duyệt với tổ trưởng chuyên môn, duyệt với ban giám hiệu nhà trường. Hiệu trưởng luôn theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết qua các tổ chuyên môn, hoặc trực tiếp với GVCNL;

Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch như: GVCNL tìm hiểu và nắm vững đối tượng, môi trường, điều kiện giáo dục để từ đó xây dựng các lớp học thành các tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, thân ái; đề ra biện pháp giáo dục, làm CTCNL có hiệu quả, phù hợp; theo dõi đánh giá học sinh thường xuyên, cập nhật sổ đăng bộ, sổ phổ cập, sổ liên lạc, sổ sức khỏe HS… để quản lý.

1.4.3.2. Quản lý chỉ đạo phân công đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

Hiệu trưởng phải căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh, môi trường thực tế, cơ sở vật chất, căn cứ vào đội ngũ để lựa chọn GV làm CTCNL phù hợp với điều

37

kiện của trường sao có hiệu quả nhất. Việc lựa chọn GVCNL cấp TH thường dựa qua theo dõi từ những năm học trước, phỏng vấn, trò chuyện, nghiên cứu hồ sơ, trao đổi nhằm hiểu thêm về đội ngũ để xây dựng thành kế hoạch chọn, phân công đội ngũ GVCNL thường tuân theo quy trình:

- Tìm hiểu thực tế, xem xét đối tượng, họp bàn cân nhắc, thống nhất trong ban giám hiệu (hoặc trong ban liên tịch);

- Ra quyết định;

- Thu thập thông tin phản hồi;

- Kiểm tra điều chỉnh (khi thật cần thiết).

1.4.3.3. Quản lý bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm lớp

Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; các kỹ năng cho giáo viên Tiểu học nói chung và cho GVCNL cấp Tiểu học nói riêng là một nội dung hết sức quan trọng mà người Hiệu trưởng cần phải làm.

* Nội dung bồi dưỡng:

- Tư tưởng, chính trị cho đội ngũ giáo viên;

- Kĩ năng tiếp thu công nghệ thông tin vận dụng vào giảng dạy, quản lý, tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;

- Kỹ năng sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh; khai thác nội dung các môn học, tích hợp kiến thức mới một cách triệt để nhằm giáo dục học sinh đạt hiệu quả…

- Kỹ năng giải quyết các vấn đề, xử lý tình huống sư phạm, giáo dục học sinh cá biệt, phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, kỹ năng kiểm tra đánh giá học sinh, theo dõi, quản lý hồ sơ chủ nhiệm….

- Kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể; cách tổ chức các buổi sinh hoạt lớp, các buổi hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống… phù hợp để thu hút học sinh tham gia, qua đó giáo dục các em có hiệu quả.

38

- Tổ chức thường xuyên theo chu kỳ về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng, Sở, Bộ GD-ĐT;

- Bồi dưỡng tại trường thông qua quan sát, thăm lớp, dự giờ, cùng sinh hoạt tổ chuyên môn; tổ chức các hội thảo chuyên đề như: tổ chức các hoạt động Đoàn, Đội, Sao nhi đồng, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp…

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuẩn hóa đội ngũ thông qua các hình thức kèm cặp, giúp đỡ theo nhóm, tổ chuyên môn hoặc tổ chủ nhiệm. Nêu cao việc tự học, tự bồi dưỡng của mỗi GV, tạo điều kiện cho GV nâng cao năng lực bản thân… Bố trí thời gian cho GVCN có điều kiện đến thư viện và phòng đọc, vào mạng Internet tự nghiên cứu, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ;

- Tổ chức hội thi thi ứng xử sư phạm; giáo viên chủ nhiệm giỏi, chú trọng công tác viết sáng kiến kinh nghiệm và đề tài công tác chủ nhiệm lớp.

1.4.3.4. Quản lý chỉ đạo GVCNL phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

- Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra GVCNL liên kết với các lực lượng trong và ngoài giáo dục, họp phụ huynh HS, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục;

- Chỉ đạo GVCNL phối hợp chặt chẽ với Đội Thiếu niên, chi đoàn trường, GV bộ môn với GVCNL để quản lý giáo dục các em;

- Chỉ đạo GVCNL phối hợp chặt chẽ với cha mẹ HS, với các lực lượng giáo dục để giới thiệu về truyền thống, chiến lược phát triển nhà trường, nêu những quy định bắt buộc đối với HS ... để các lực lượng đó cùng tham gia giáo dục HS và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhà trường;

- Hiệu trưởng chỉ đạo GVCNL giải quyết các công việc bất thường xảy ra tại lớp; tổ chức đánh giá thi đua theo tuần, tháng, học kỳ. Triển khai, kiểm tra các hoạt động ngoại khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp như lao động, văn nghệ, TDTT... Hiệu trưởng thu thập thông tin phản hồi, điều chỉnh các chỉ đạo cho phù hợp với tình hình nhà trường.

39

- Hiệu trưởng thu thập thông tin thông qua kiểm tra các hoạt động CTCNL như: kiểm tra việc cập nhật thông tin lớp và HS lớp chủ nhiệm; kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch: nề nếp lớp học, chất lượng giáo dục, việc tổ chức họp phụ huynh, ghi sổ liên lạc, giải quyết giáo dục HS cá biệt, việc thực hiện chế độ, chính sách với HS diện ưu tiên, chính sách...

- Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra đánh giá thông qua chỉ đạo phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn về CTCNL, kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách, nề nếp lớp, chất lượng giáo dục của HS, chất lượng các hoạt động của tập thể lớp và cá nhân HS;

1.4.3.6. Quản lý công tác thi đua khen thưởng

Bất cứ một hoạt động nào thì việc động viên khen thưởng kịp thời của cấp trên là nguồn cổ vũ lớn lao, là động lực thúc đầy họ vươn lên trong công tác.

- Hiệu trưởng nhà trường, Công đoàn, Tổng phụ trách Đội, Đoàn thanh niên, tập thể giáo viên xây dựng nội dung, tiêu chí, đánh giá cụ thể, thống nhất và ban hành ngay từ đầu năm học để làm căn cứ đánh giá cuối đợt;

- Coi trọng nguyên tắc khen thưởng đúng người, đúng việc đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, có tác dụng động viên trong đánh giá và khen thưởng;

- Tạo ra những động cơ lành mạnh, kích thích mọi thành viên tự cố gắng vươn lên và tự khẳng định mình trước tập thể.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)