Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp chú trọng giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (Trang 87)

khả năng thích ứng cho học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu và ý nghĩa

KNS là năng lực, khả năng tâm lý của con người, nếu HS được trang bị KNS thì các em có thể ứng phó tốt với những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình huống và giao tiếp có hiệu quả.

Khả năng thích ứng là tùy theo từng tình huống cá biệt mà thay đổi cách ứng xử cho phù hợp từng tình huống một sao cho hợp lý nhất.

Trước diễn biến phức tạp của cuộc sống xã hội cũng như sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu thì KNS, khả năng thích ứng là rất cần thiết nhất là trẻ em lứa tuổi TH khi KNS của các em còn hạn chế. Trong xã hội hiện đại dễ nảy sinh những thách thức, nguy cơ rủi ro. Vì vậy lứa tuổi HS TH rất cần được trang bị KNS và khả năng thích ứng.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

* Với lứa tuổi HSTH cần rất nhiều nhóm KNS và khả năng thích ứng cần giáo dục như:

- Nhóm kỹ năng tự phục vụ chính bản thân mình và khả năng lao động vừa sức;

87

- Nhóm kỹ năng giao tiếp, ứng xử;

- Phòng tránh rủi ro như tai nạn giao thông, tai nạn đuối nước, phòng tránh điện giật, tai nạn thương tích;

- Nhóm kỹ năng bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm năng lượng; - Phòng tránh bạo lực học đường;

- Nhóm kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề; - Phòng tránh lạm dụng trẻ em.

* Giáo dục KNS và khả năng thích ứng cho HS qua các con đường sau: - Tích hợp qua các môn học, các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội, Sao... - Lồng ghép qua các buổi chào cờ đầu tuần, những ngày kỷ niệm, các hoạt động của Đoàn, Đội và Sao Nhi đồng;

- Tổ chức, các chủ đề giáo dục KNS chuyên biệt đáp ứng nhu cầu của HS qua hoạt động ngoài giờ lên lớp;

- Lồng ghép qua các chủ đề, các dạng hoạt động ngoài giờ lên lớp khác; - Qua xử lý các tình huống trong thực tiễn cuộc sống;

- Qua tư vấn, tham vấn trực tiếp đối với cá nhân hoặc nhóm HS.

* Các nguyên tắc giáo dục KNS nhằm thay đổi hành vi tiêu cực, rủi ro cho HS:

- Hướng dẫn, giáo dục HS những KNS tự phục vụ và lao động vừa sức qua các buổi lên lớp hàng ngày, qua trò chuyện, qua các hoạt động của thầy và trò;

- Tạo cơ hội cho HS học qua trải nghiệm;

- Cung cấp kiến thức vừa đủ, tránh mang tính hàn lâm, tập trung vào những thông điệp tích cực, hạn chế sử dụng những thông điệp mang tính đe dọa để động viên sự thay đổi hành vi;

- Triển khai theo nhóm nhỏ, cần đủ thời gian để trải nghiệm và củng cố hành vi;

- Khuyến khích tư duy phê phán trong các tình huống lựa chọn;

- Sử dụng tác động của các đoàn thể, người có uy tín và phương pháp đồng đẳng;

88

- Phối hợp với gia đình, cộng đồng để tạo ra môi trường giáo dục khuyến khích sự thay đổi hành vi tiêu cực, rủi ro và phòng ngừa sự lặp lại thói quen cũ.

3.2.4.3. Cách thức tiến hành

- Xác định mục tiêu của chủ đề và phương tiện cần có để tổ chức các hoạt động; - Lựa chọn nội dung của chủ đề giáo dục KNS, khả năng thích ứng và thiết kế các hoạt động cần thiết:

+ Hoạt động 1: Hướng vào làm cho người học hiểu KNS và khả năng thích ứng là gì?

. Bước 1: Hướng vào khai thác kinh nghiệm của HS để xử lý vấn đề đặt ra.

. Bước 2: Phản hồi, chia sẻ những cách xử lý theo thói quen, kinh nghiệm cũ của các nhóm trong phạm vi lớp học.

+ Hoạt động 2: Hướng vào làm cho người học nắm được cách thức (hoặc các bước) hình thành KNS đó.

Tiếp thu, lĩnh hội kỹ năng, cách ứng xử mới thông qua hoạt động nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn (toàn lớp). Thực chất là HS thông hiểu kỹ năng sống đó là gì và các bước thực hiện kỹ năng đó hoặc là mô hình mẫu của hành vi.

+ Hoạt động 3: Hướng vào tạo tình huống, cơ hội để người học rèn luyện KNS, khả năng thích ứng đó, mà thực chất là vận dụng KNS đã tiếp thu ở hoạt động 2 để xử lý các tình huống mới.

- Tổ chức các chủ đề giáo dục KNS cho HS qua Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khi tham gia các chủ đề giáo dục KNS người học lần lượt trải qua:

 Người học được giới thiệu về mục tiêu của hoạt động để định hướng cho hoạt động, kích thích nhu cầu và tạo động cơ của người học;

 Người học được đặt vào tình huống phải động não để đưa ra ý kiến của mình về vấn đề đã có chút ít kinh nghiệm, hiểu biết hoặc về một vấn đề mới trên cơ sở được cung cấp một số thông tin cơ bản, cần thiết bằng phương pháp động não; hội thi; xử lý tình huống; chơi trò chơi...

89

 Người học được đặt vào tình huống giả định để trải nghiệm, để đưa ra cách giải quyết theo kinh nghiệm và hiểu biết của mình, thường sử dụng phương pháp thảo luận nhóm hoặc động nãođể HS cùng tham gia, phỏng vấn…

 Người học được thực hành KNS đã học bằng phương pháp đóng vai hoặc thảo luận trả lời câu hỏi, xử lý tình huống, bày tỏ ý kiến, tuyên truyền vận động...

- GV phối hợp giáo dục kỹ năng sống và khả năng thích ứng cho học sinh qua từng tiết học trên lớp với những nội dung liên quan của các môn học như: Mĩ thuật, Tiếng Việt, An toàn giao thông, Tự nhiên và xã hội...

- GV giáo dục kỹ năng sống và khả năng thích ứng cho HS qua các tiết sinh hoạt lớp, qua giao tiếp hàng ngày, trò chuyện, xử lý tình huống... ở mọi nơi, mọi lúc nếu có thể

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng là người gương mẫu việc giáo dục KNS cho HS qua các buổi sinh hoạt toàn trường, qua các hoạt động tập thể, Hội thi…

- GVCNL luôn chú ý rèn KNS cho HS qua từng tiết học, buổi dạy, qua từng hoạt động hàng ngày…

- Hiệu trưởng chỉ đạo phối hợp tất cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng tham gia giáo dục KNS cho HS đặc biệt là phụ huynh HS và Đội thiếu niên.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (Trang 87)