Qua khảo sát thực tế bằng cách lấy thông tin, số liệu tại Phòng GD-ĐT, phiếu hỏi ý kiến và trao đổi, phỏng vấn trực tiếp, chúng tôi có:
50
Bảng 2.6: Thống kê số học sinh, số lớp của 5 trường Tiểu học huyện Lý Nhân được khảo sát STT Trường TH Tổng số HS Tổng số lớp Tổng số GV Trên chuẩn Độ tuổi bình quân Xếp loại GV 1 Vĩnh Trụ 562 19 29 28/29 41,8 Tốt: 13 Khá: 16 2 Nhân Hậu 730 23 31 31/31 43 Tốt:12 Khá: 21 3 Chung Lý 301 10 18 17/18 40,9 Tốt: 11 Khá: 7 4 Chính Lý 365 14 19 19/19 39,3 Tốt: 3 Khá: 16 5 Nhân Thịnh 609 22 29 28/29 41,5 Tốt: 8 Khá: 21 Tổng 2567 88 126 123/126 41,3 Tốt: 47 Khá: 81
(Nguồn: Phòng GD-ĐT Lý Nhân, năm 2013)
Bảng thống kê trên cho ta thấy số lớp, GVCNL, số HS các trường không đồng đều, có trường chỉ có 10 lớp nhưng có trường lại có 22 lớp, tuổi bình quân của GVTH hiện nay ở Lý Nhân cao bình quân là 41,3 tuổi. Qua phỏng vấn đồng chí Trần Tiến Đang – cán bộ tổ chức Phòng GD-ĐT Lý Nhân cho biết: Nhiều năm nay do số lượng giáo viên dư thừa nên các trường Sư phạm của tỉnh không lấy chỉ tiêu tuyển sinh mới mà chủ yếu đào tạo lại, đào tạo thêm nâng cao trình độ và 6 năm nay mới tuyển GVTH hợp đồng dài hạn 1 lần với số lượng 120. Chính vì thế mà độ tuổi của GVTH huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã già hóa.
Tiến hành khảo sát 88 GV hiện đang làm CTCNL ở 5 trường TH huyện Lý Nhân năm học 2012-2013 và được kết quả là:
51
Bảng 2.7. Thống kê về đội ngũ GVCNL ở 5 trường TH được khảo sát
S T T Trường TH Tổng số GVC NL Nữ Tuổi bình quân Trên chuẩn Bình quân có thâm niên làm CNL Xếp loại CTCN L 1 Vĩnh Trụ 19 19 42,6 18/19 21,5 12/19 2 Nhân Hậu 23 21 43,4 23/23 22,7 10/23 3 Chung Lý 10 9 41,2 9/10 19,9 6/10 4 Chính Lý 14 14 38,3 14/14 17,8 9/14 5 Nhân Thịnh 22 20 42,3 21/22 21,2 12/22 Tổng 88 83 41,56 85/88 20,58 49/88
(Nguồn: Phòng GD-ĐT Lý Nhân, năm 2013)
Theo số liệu thống kê của các bảng trên, qua việc khảo sát điều tra về thực trạng đội ngũ GVCNL ở 5 trường TH ở huyện Lý Nhân cho thấy: Do đặc thù nghề nghiệp và cấp học nên GVCNL đa số là nữ 83/88 = 94,3%, điều đó có thể khẳng định với trẻ em nhỏ tuổi thì GV là nữ với sự nhẹ nhàng, tính kiên trì, cẩn thận chu đáo, tính tình mềm mỏng thích hợp với cấp học TH và thường làm công tác chủ nhiệm tốt hơn GV nam. Trình độ trên chuẩn của giáo viên Tiểu học cao nhưng độ tuổi của đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GVCNL nói riêng cao, hiện tượng già hóa trong đội ngũ giáo viên ở các nhà trường là phổ biến. Điều này cho thấy đội ngũ giáo viên nhiều tuổi do lịch sử để lại đào tạo không được bài bản, tiếp xúc với công nghệ thông tin chậm, trình độ ngoại ngữ thường kém hơn GV trẻ; đặc biệt là có tư tưởng ngại đổi mới. Song có ưu điểm là giáo viên chững trạc, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và CTCNL. Trình độ đào tạo của GVCN trên chuẩn là 85/88 = 96,59%, GVCNL có số năm thâm niên làm CNL là 20,58 năm.
52
GVCNL ở 5 trường khảo sát được xếp loại tốt 49/88 = 55,68% cho thấy đội ngũ GVCNL cần được bồi dưỡng về nhận thức, nghiệp vụ làm CTCNL là rất cần thiết.
2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của GVCNL đối với CTCNL
Qua khảo sát bằng phiếu hỏi và trao đổi trực tiếp với đội ngũ GVCNL (88 đồng chí trong đối tượng khảo sát) được kết quả như sau:
Bảng 2.8. Đánh giá về CTCNL ở trường Tiểu học ảnh hưởng tới rèn luyện của học sinh STT Vai trò Mức độ Rất ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng
1 Ảnh hưởng của CTCNL tới xếp loại học lực của HS 66/88 (75%) 18/88 (20,4%) 4 (4,6%) 2 Ảnh hưởng của CTCNL tới
xếp loại hạnh kiểm của HS
61/88 (69,3%) 25/88 (28,4%) 2 (2,2%) 3 Ảnh hưởng của CTCNL tới
kỹ năng sống của HS 65/88 (73,8%) 20/88 (22,7%) 3/88 (3,4%)
(Nguồn: Phòng GD-ĐT Lý Nhân, năm 2013)
Qua bảng thống kê trên cho thấy đa số các ý kiến đều cho rằng CTCNL có vai trò rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đối với kết quả xếp loại học lực, xếp loại hạnh kiểm và kỹ năng sống của HS. Thống kê cho thấy 75% ý kiến cho rằng CTCNL ảnh hưởng đến kết quả xếp loại học lực của HSTH; 69,3% ý kiến cho rằng CTCNL ảnh hưởng đến kết quả xếp loại hạnh kiểm của HSTH; 73,8% ý kiến khẳng định CTCNL ảnh hưởng đến kỹ năng sống của HSTH.
Qua phỏng vấn một số GV làm CTCNL còn có 20/88 = 22,7% ý kiến cho rằng CTCNL còn ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp của HS, 5/88 = 5,7% ý kiến cho rằng CTCNL rất ảnh hưởng việc phát triển thể chất cho các em.
53
Như vậy qua khảo sát, ta thấy rằng công tác chủ nhiệm ảnh hưởng tới chất lượng học tập, tu dưỡng đạo đức, kỹ năng sống của HS và một số vấn đề ảnh hưởng như kỹ năng giao tiếp hay phát triển thể lực HS.
2.2.2.2. Thực trạng GVCNL thực hiện nội dung làm CTCNL
* Khảo sát về việc GVCNL thực hiện nội dung làm CTCNL ở các trường TH thuộc đối tượng nghiên cứu được kết quả như sau:
Bảng 2.9. GVCNL tự đánh giá việc thực hiện nội dung CTCNL
STT Nội dung CTCNL Mức độ thực hiện X Thứ bậc Tốt (3) Bình thường (2) Chưa tốt (1) 1 Tìm hiểu HS 14 54 20 1.93 4 2 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm 30 40 18 2.14 3 3 Tổ chức thực hiện các nội
dung giáo dục toàn diện 14 50 24 1.89 5
4 Thường xuyên thu thập và
xử lý thông tin ở lớp CN 5 63 20 1.83 6
5 Thực hiện đánh giá và tổ
chức đánh giá HS 2 62 24 1.75 7
6
Thường xuyên cập nhật, lưu trữ hồ sơ công tác GVCN và hồ sơ HS
2 51 35 1.63 8
7
Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
55 27 6 2.56 1
8 Giáo dục kỹ năng sống
cho HS 42 40 6 2.4 2
Qua số liệu thống kê bảng khảo sát, tác giả thấy GVCNL tự đánh giá việc thực hiện nội dung CTCNL chủ yếu ở mức bình thường, có một số nội dung
54
CTCNL dễ làm là: Thường xuyên cập nhật, lưu trữ hồ sơ công tác GVCN và hồ sơ HS xếp thứ bậc 8; việc thực hiện đánh giá và tổ chức đánh giá HS, có lẽ đây là công việc thường xuyên và làm theo hướng dẫn của thông tư 32 về xếp loại đánh giá HS Tiểu học đã quen với mỗi GV đứng lớp nói chung và mỗi GVCNL nói riêng xếp thứ bậc 7; thường xuyên thu thập và xử lý thông tin ở lớp chủ nhiệm đối với GVCNL là việc làm quen thuộc và thường xuyên xếp thứ bậc 6;
Ngược lại, những nội dung mà GVCNL cảm thấy khó làm là: Việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường là một việc làm cần sự khéo léo, tinh tế và mất nhiều thời gian công sức, đó là cả một nghệ thuật xếp ở thứ bậc 1; giáo dục kỹ năng sống cho HSTH còn hạn chế, nhiều GV còn lúng túng, đây cũng là vấn đề xuất phát từ thực tế công việc, nội dung của công việc này là tích hợp, chương trình, nội dung còn nghèo nàn, ít thời gian nên được GVCNL xếp ở thứ bậc 2; xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp sao cho phù hợp với thực tế lớp chủ nhiệm, phù hợp với chỉ tiêu nhà trường giao cho xếp thứ bậc 3.
Với kết quả khảo sát thực tế cho thấy một số ít GV làm CTCNL khẳng định những nội dung ở thứ bậc 1, 2 và 3 chỉ là mức độ bình thường hoặc dễ làm, còn phần đông GVCN cho là khó làm. Chính vì vậy Hiệu trưởng các trường TH cần chú ý bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm CTCNL, chú trọng chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống, hướng dẫn làm kế hoạch chủ nhiệm cho đội ngũ GVCNL để nâng cao chất lượng làm CTCNL nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
2.2.2.3. Thực trạng kỹ năng làm công tác chủ nhiệm của GVCNL
Thống kê việc khảo sát về kinh nghiệm và kỹ năng làm CTCNL qua trả lời phiếu hỏi các đồng chí GV đang làm CTCNL ở 5 trường được hỏi chúng tôi có kết quả sau:
55
Tốt Khá Trung bình Yếu
Biểu đồ 2.1. Giáo viên đánh giá về kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp
Về kinh nghiệm và kỹ năng làm CTCNL thì có:
- 15/88 = 17% số GV được hỏi tự nhận mình đã làm tốt CTCNL; - 59/88 = 67% số GV được hỏi tự nhận mình đã làm khá CTCNL;
- 14/88 = 16% số GV được hỏi tự nhận mình đã làm trung bình CTCNL; - 0% số người được hỏi tự nhận mình đã làm yếu CTCNL.
Qua biểu đồ trên cho ta thấy phần nhiều (84%) GV được hỏi tự nhận mình có kỹ năng làm CTCNL trung bình và khá, có ít (16%) GV tự nhận mình có kỹ năng làm tốt CTCNL còn yếu thì không có ai cả. Như vậy ở các trường TH được khảo sát, kỹ năng làm CTCNL của đội ngũ GVCN chưa được tốt nên họ cần được Hiệu trưởng các nhà trường tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề trong công tác làm chủ nhiệm lớp.
2.2.2.4. Thực trạng giáo dục học sinh cá biệt
Kết quả khảo sát công tác giáo dục HS cá biệt bằng phiểu hỏi và phỏng vấn, tác giả tổng hợp được.
Tốt Khá Trung bình Yếu
Biểu đồ 2.2. GVCNL đánh giá về kết quả giáo dục học sinh cá biệt
Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy có 45/88 = 51% GV đánh giá kết quả giáo dục HS cá biệt tự nhận mức tốt, có 40/88 = 45,1% GV đánh giá kết quả giáo dục
56
HS cá biệt tự nhận xếp ở mức khá, còn lại 3/88 = 3,9% GV đánh giá kết quả giáo dục HS cá biệt tự nhận xếp ở mức trung bình, không có GV nào đánh giá kết quả giáo dục HS cá biệt tự nhận xếp ở mức yếu.
HS cá biệt được hiểu là những HS có những biểu hiện khác thường so với HS bình thường như: HS có khả năng đặc biệt vượt trội, HS khuyết tật, HS hư khó giáo dục, HS có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt (lang thang cơ nhỡ, mồ côi...), HS học kém... của lớp, của nhà trường. Do đó trong giáo dục GVCNL phải hết sức chú ý đến những HS này, cần bỏ nhiều thời gian, công sức và sự khéo léo để phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với từng đối tượng, từng tình huống cụ thể để giúp HS đó tiến bộ như những HS bình thường khác hay phát huy hết khả năng bẩm sinh của các em.
Với lứa tuổi HS Tiểu học các em còn đang hồn nhiên, thần tượng thầy cô giáo, ít bị tác động xấu của môi trường bên ngoài xã hội hơn, nên số HS cá biệt hư ít hơn các cấp học khác mà chủ yếu các em cá biệt là HS khuyết tật học hòa nhập, có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống ảnh hưởng đến quá trình học tập. Qua tìm hiểu, tác giả thấy GVCNL đã đầu tư nhiều thời gian, công sức, trí tuệ để QL và giáo dục các em, tôn trọng, khuyến khích sự tiến bộ của các em. Ngoài ra GVCNL còn phải khéo léo phối hợp nhiều phương pháp giáo dục đối với HS cá biệt như:
- Phương pháp phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội, nghĩa là GVCNL thường xuyên phối hợp với gia đình hoặc người đỡ đầu nuôi dưỡng HS đó để tìm hiểu nguyên nhân, đề ra biện pháp giáo dục thống nhất giữa nhà trường và gia đình, phân công những em học tốt ngoan có uy tín trong lớp mà ở gần nhà giúp đỡ kèm cặp (hình thức đôi bạn cùng tiến), kêu gọi các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội quan tâm, động viên bằng tinh thần, vật chất với những em có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật để động viên các em tiến bộ, các em thấy mình không bị bỏ rơi mà còn được quan tâm hơn để tạo động lực cho các em cố gắng.
- Với những HS hư thì nên dùng phương pháp tác động trực tiếp, GVCNL thuyết phục, trò chuyện, tâm sự bằng tình cảm chân thành tìm hiểu tâm tư
57
nguyện vọng cũng như nguyên nhân của việc em đó hư để cảm hóa đồng thời kết hợp với sự theo dõi sát sao của GVCNL, của tổ chức Đội, của cán sự lớp, của bạn bè để em đó thực hiện tốt các nội quy, quy định của trường, của lớp.
- Với tất cả những HS cá biệt cần coi trọng phương pháp động viên khen thưởng kịp thời dù là những tiến bộ rất nhỏ của các em để các em tự tin, phấn khởi không mặc cảm, tự ti trước tập thể, tạo cơ hội cho các em hòa nhập, phát huy những tiềm năng, năng lực, sở trường của mỗi cá nhân trong tập thể.
Việc quản lý, giáo dục HS cá biệt là một công việc khó yêu cầu người GVCN cần yêu thương HS, bao dung, độ lượng, giàu lòng vị tha, tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp cao, giỏi tổ chức, quản lý, khéo léo phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thì việc giáo dục HS cá biệt chắc chắn thành công nhất là lứa tuổi HS Tiểu học.
2.2.2.5. Thực trạng mối quan hệ giữa GVCNL với HS và gia đình HS
Qua việc khảo sát 500 HS của 5 trường Tiểu học huyện Lý Nhân ở cả 5 khối lớp về mối quan hệ giữa GVCNL với HS và gia đình HS như sau:
* Kết quả khảo sát về sự tin cậy của HS đối với GVCNL
Thường xuyên Chỉ lúc cần Không bao giờ
Biểu đồ 2.3. Thống kê sự trao đổi, chia sẻ của học sinh đối với GVCNL
Qua bảng thống kê trên ta thấy, HSTH rất tin tưởng vào GVCNL, có 349/500 = 69,8% các em thường xuyên trao đổi, chia sẻ, tâm sự với thầy (cô) chủ nhiệm lớp; 129/500 = 25,8% các em tâm sự với thầy (cô) chủ nhiệm lớp khi gặp khó khăn trong cuộc sống, học tập và rất ít HS 22/500 = 4,4% không bao giờ tâm sự với thầy (cô) chủ nhiệm lớp. Có thể những em này tính tình còn nhút nhát hoặc chưa thực sự tin tưởng GVCNL.
58
Phỏng vấn một số GVCNL nhất là các đồng chí GV ở đầu cấp Tiểu học nói rằng các em rất tin tưởng cô giáo thậm chí các em ăn gì ở nhà, được bố mẹ mua cho gì các em cũng đến lớp kể với cô giáo chủ nhiệm.
Như vậy, qua thực tế khảo sát chứng tỏ ảnh hưởng của GVCNL ở cấp Tiểu học là rất lớn, các em thần tượng, tin tưởng thầy cô, coi thầy cô là chỗ dựa tinh thần, là người bạn tâm giao… nên nếu làm tốt CTCNL sẽ hạn chế được HS hư, tự kỉ, chán và bỏ học. Các em tin tưởng GVCNL là vậy, còn đội ngũ cán bộ Đội (Sao Nhi đồng) và cán sự lớp các em có tin tưởng không?
* Kết quả khảo sát về sự đánh giá của HS về cán bộ lớp hoặc Đội (Sao Nhi đồng) trong lớp
Xứng đáng Bình thường Không xứng đáng
Biểu đồ 2.4. Thống kê đánh giá của học sinh về cán bộ lớp hoặc Đội (Sao Nhi đồng) trong lớp
Nhìn vào số liệu thống kê trên, ta thấy HS đánh giá uy tín của đội ngũ cán bộ lớp, Đội (hoặc Sao Nhi đồng) như sau:
- 395/500 = 79% HS tin tưởng vào đội ngũ cán bộ lớp và cán bộ Đội (hoặc Sao Nhi đồng);
- 102/500 = 20,4% HS đánh giá không cao vào đội ngũ cán bộ lớp và cán bộ Đội (hoặc Sao Nhi đồng);
- Chỉ có 3/500 = 0,6% HS không tin tưởng vào đội ngũ cán bộ lớp và cán