điều kiện cụ thể
83
Như Bác Hồ nói: “Dụng người như dụng mộc”, chính vì vậy mà việc lựa chọn, phân công GVCNL phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể là một biện pháp QL CTCNL hết sức quan trọng. Khi Hiệu trưởng nhà trường lựa chọn phân công hợp lý, hiệu quả GVCNL sẽ giúp cho GVCN phát huy tối đa năng lực sở trường, kỹ năng sư phạm của mình trong việc thực hiện CTCNL một cách có hiệu quả nhất. Đồng thời làm cho tư tưởng giáo viên thoải mái, tạo bầu không khí tâm lý tích cực, lành mạnh trong tập thể lao động.
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
+ Phương án 1: Phân công GVCN lớp từ đầu năm lớp 1 và liên tục chủ nhiệm lớp đó cho đến hết lớp 5. Phương án này có điểm tích cực ở chỗ trong cả 5 năm học GVCNL sẽ nắm vững đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh sống, năng lực cá nhân của từng HS đồng thời sẽ giúp cho GVCNL thuận lợi hơn trong việc xây dựng kế hoạch CTCNL (nếu chỉ chủ nhiệm một năm thì chỉ có thể xây dựng được kế hoạch CTCNL trong vòng một năm - kế hoạch ngắn hạn, nếu chủ nhiệm cả 5 năm thì GVCN lớp ngoài việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp cho từng năm còn có thể xây dựng được kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp cho cả 5 năm học - kế hoạch chiến lược). Đó là điều kiện thuận lợi cho GVCNL triển khai các dự định, những ý tưởng giáo dục của mình một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên phương án này cũng có mặt hạn chế ở chỗ nếu GVCNL thiếu sự sáng tạo trong công tác quản lý, điều hành lớp, các biện pháp giáo dục sẽ trở nên đơn điệu, nhàm chán làm cho các em HS không có hứng thú cộng tác, hiệu quả giáo dục vì thế sẽ không cao.
+ Phương án 2: Phân công GVCNL theo đặc điểm tình hình đội ngũ GV của nhà trường từng năm học không cố định. Có nghĩa là GVCNL có thể chủ nhiệm lớp 1B năm học này, năm học sau lại chủ nhiệm lớp 3A mà không theo lớp 1B trong suốt cả 5 năm học TH. Phương án này có điểm tích cực là HS được giáo dục qua nhiều phương pháp khác nhau mà không gây sự nhàm chán. GVCNL sẽ có điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục của mình với nhiều đối tượng HS khác nhau qua đó sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm giáo dục hơn.
84
Tuy nhiên cũng có điểm hạn chế ở chỗ sẽ làm cho mối quan hệ giữa GVCN với HS thiếu gắn bó chặt chẽ, việc theo dõi và phát triển nhân cách HS bị gián đoạn, khó có thể triển khai được kế hoạch CTCNL mang tính chiến lược, chuyên môn của GV không chuyên sâu.
+ Phương án 3: Phân công GVCNL theo chuyên môn hóa, theo khối lớp học có nghĩa là GV chuyên dạy và chủ nhiệm một khối trong nhiều năm công tác. GV nào dạy và chủ nhiệm lớp 1 thì chuyên về lớp 1 hoặc lớp 2, 3... Phương án này có điểm tích cực là HS được giáo dục qua nhiều phương pháp khác nhau mà không gây sự nhàm chán. GVCNL có chuyên môn sâu về lớp đó hiểu rõ đặc điểm lứa tuổi đối tượng như: Với những em lớp 1 mới vào trường thì tâm lý các em còn sợ sệt, kỹ năng giao tiếp chưa cao, ý thức tự giác chưa rõ nét,... GV sẽ có biện pháp phù hợp (qua nhiều năm làm CNL) tổ chức giáo dục các em sớm làm quen với nền nếp của lớp, của nhà trường hay những GV chuyên chủ nhiệm lớp 5 lớp cuối cấp cũng sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm riêng để quản lý, tổ chức giáo dục các em tốt hơn; cả thầy và trò sẽ năng động, có khả năng thích ứng cao. Tuy vậy cũng có điểm hạn chế ở chỗ sẽ làm cho mối quan hệ giữa GVCN với HS thiếu gắn bó chặt chẽ, việc theo dõi và phát triển nhân cách HS bị gián đoạn, khó có thể triển khai được kế hoạch CTCNL mang tính lâu dài, giáo viên có thể lúng túng, ít kinh nghiệm hơn khi phải giảng dạy và chủ nhiệm nhiều khối khác nhau.
3.2.1.3. Cách thức tiến hành
Bước 1. Rà soát trình độ năng lực của GVCNL và điều kiện thực tế của nhà trường trước khi phân công
- Sau khi năm học cũ kết thúc, Hiệu trưởng cần rà soát lại đội ngũ GVCNL của nhà trường, đối chiếu với kế hoạch phát triển năm học tới để có kế hoạch xin thêm GV nếu còn thiếu và đề nghị điều chuyển giáo viên nếu thừa cho phù hợp với thực tế nhà trường. Sau đó cân nhắc, xem xét, lựa chọn để dự kiến phân công GVCNL cho năm học tới;
85
- Cần lựa chọn, phân công GVCNL ngay từ giữa tháng 7 lúc nhà trường tổ chức ôn tập hè cho HS vì HSTH tuổi còn nhỏ, khả năng thích ứng chưa cao. Do đó, nhà trường nên phân công GVCNL ngay từ hè để GVCNL có thời gian làm quen, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, trình độ, năng lực cũng như khả năng, sở thích, sở trường của HS từ đó có kế hoạch, biện pháp phù hợp cho năm học mới.
Bước 2: Tham khảo ý kiến của các tổ chuyên môn và đoàn thể trong nhà trường
- Việc phân công chuyên môn nói chung và lựa chọn, phân công GVCNL nói riêng hết sức quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Vì vậy, Hiệu trưởng nhà trường cần đầu tư nhiều công sức, trí tuệ để lãnh, chỉ đạo, xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng thì việc thực hiện kế hoạch năm học mới đạt kết quả cao;
- Để lựa chọn, bố trí phân công GVCNL đúng người, đúng việc thì người Hiệu trưởng không những dựa vào kinh nghiệm, mắt quan sát tinh tường của mình mà luôn cần phải tranh thủ ý kiến đóng góp xây dựng của các tổ trưởng tổ chuyên môn, GV có kinh nghiệm trong CTCNL và các đoàn thể trong nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường cần có buổi họp với nội dung dự kiến phân công GVCNL trước khi năm học bắt đầu (họp liên tịch);
Mỗi phương án phân công GV làm CTCNL đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, Hiệu trưởng nhà trường phải vận dụng linh hoạt, phù hợp với tình hình đặc điểm của các yếu tố trong nhà trường mới đạt hiệu quả cao.
Bước 3. Lựa chọn, phân công giáo viên làm CTCNL
- Tổ chức họp Hội đồng sư phạm để nêu lên đặc điểm tình hình, chiến lược lâu dài, nhiệm vụ trọng tâm của năm học, chỉ tiêu phấn đấu của nhà trường để các thành viên trong nhà trường hiểu rõ; sau đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cá nhân và đoàn thể nói chung và cho GV làm CTCNL nói riêng;
- Giao chỉ tiêu phấn đấu cho từng tổ chuyên môn, lớp và từng GVCNL.
86
Để lựa chọn, phân công được GVCN lớp phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất Hiệu trưởng nhà trường cần:
- Phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đặc biệt là vai trò của tổ trưởng chuyên môn để tạo sự đồng thuận cao trong công tác;
- Các cấp lãnh đạo, tổ chức đoàn thể cần quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt để giúp đỡ GV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
- Tạo tâm lý thoải mái cho tất cả các GVCNL nói chung và các thành viên trong nhà trường nói riêng;
- Hiệu trưởng phải là con chim đầu đàn trong việc tạo được bầu không khí thi đua tích cực trong lao động.