Ngày nay với sự nhận thức về quản lý giáo dục có thể coi GVCNL ở trường phổ thông nói chung và ở trường Tiểu học nói riêng như một nhà QL - nhà QL không có dấu đỏ. GVCN không chỉ QL toàn diện tập thể lớp, mà còn QL các hoạt động giáo dục toàn diện HS ở lớp mình.
27
Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục vừa là nội dung vừa là điều kiện để làm tốt CTCNL. Nội dung cần tìm hiểu là:
- Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của lớp chủ nhiệm như: đặc điểm tình hình của lớp (truyền thống, phong trào, thuận lợi, khó khăn, chất lượng giáo dục...); GV bộ môn giảng dạy tại lớp về uy tín, trình độ, khả năng... để hình dung được rõ nét quá trình phát triển nhân cách, phát triển tập thể với những yếu tố mới, những mầm mống mới tích cực;
- Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương;
- Tìm hiểu và nắm vững các đặc điểm cơ bản của từng HS về tâm lý, tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thể lực, khả năng, sở thích, sở trường, ý thức lao động, hoàn cảnh sống và các mối quan hệ với tập thể, với những người xung quanh… Tìm hiểu những biến đổi về sự phát triển thể chất, tâm lý và tình cảm của từng HS kể cả những thay đổi về nội tâm, về sức khỏe; những HS cá biệt, HS có hoàn cảnh đặc biệt, HS khuyết tật, từ đó thấy được những mặt mạnh, những mặt yếu cơ bản của từng HS để đề ra những giải pháp tác động phù hợp có hiệu quả.
Đối với HS TH còn nhỏ tuổi nên việc tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục là việc làm hết sức quan trọng, một quá trình lâu dài, phức tạp đòi hỏi GVCNL phải kiên trì, có trách nhiệm cao, yêu nghề, mến trẻ, chia sẻ, cảm thông với HS. GVCNL có thể trở thành thần tượng, người bạn tâm giao để HS tin cậy trò chuyện, chia sẻ, trình bày những nguyện vọng, ước mơ hay những khó khăn vướng mắc trong cuộc sống và học tập.
1.3.2.2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.
Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp bao gồm lập kế hoạch năm học và các kế
hoạch giáo dục ngắn hạn để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, các chủ trương, nhiệm vụ nhà trường giao cho, đồng thời để phát triển tập thể lớp chủ nhiệm.
Kế hoạch phải xác định một cách chính xác tập thể lớp của mình muốn đi đến đâu và cần phải làm gì? Làm như thế nào để đạt được điều đó? Kế hoạch cụ thể là toàn bộ nội dung, chương trình hành động ứng với thời gian, công việc, địa điểm, người thực hiện, dự kiến kết quả đạt được. Nghĩa là kế hoạch có định rõ
28
đầu (điều kiện) và đầu ra (sản phẩm), các hoạt động cùng với tiến độ, phân công trách nhiệm (Thực hiện vào thời điểm nào? Ở đâu? Do những ai thực hiện?).
1.3.2.3. Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm thông qua việc tổ chức bộ máy tự quản
Lựa chọn đội ngũ cán bộ tự quản theo quan điểm: chọn đúng người, giao đúng việc dựa trên sự lựa chọn dân chủ, bình đẳng, phù hợp với năng lực, sở trường của cá nhân HS; khuyến khích ứng cử với những cương lĩnh, kế hoạch hành động phù hợp với từng vị trí. Khi đã xây dựng được bộ máy tự quản của lớp chủ nhiệm, người GVCN cần bồi dưỡng năng lực tổ chức và QL tập thể cho bộ máy tự quản đó để bộ máy hoạt động có hiệu quả cao nhất, đảm bảo sự thống nhất giữa QL của GVCNL và tự quản của HS. Tuy nhiên ở những lớp đầu cấp TH việc xây dựng đội tự quản lớp học là rất khó, GVCNL luôn phải sát sao, hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ để HS dần dần làm quen với công việc và luôn khuyến khích, động viên các em.
1.3.2.4. Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện
Tổ chức các hoạt động giáo dục và các hình thức giao lưu đa dạng như: hoạt động ngoài giờ lên lớp, chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội Thiếu niên, sinh hoạt Sao Nhi đồng, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao... đều được GVCNL quan tâm, thực hiện. Đây là một nhiệm vụ cơ bản của GVCNL. Thông qua tổ chức các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng để giáo dục hành vi, thói quen ứng xử văn hóa cho HS về các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, lao động… đồng thời, qua đó phát triển tập thể lớp và từng HS.
1.3.2.5. Quan tâm giáo dục học sinh cá biệt
Học sinh cá biệt là những học sinh có biểu hiện đặc biệt so với học sinh bình thường. Những biểu hiện này diễn ra theo 2 hướng:
- Tích cực: thể hiện khả năng vượt trội, luôn có sự sáng tạo đòi hỏi GVCN phải nhạy cảm để nắm bắt và hướng dẫn các em phát triển đúng hướng, phát triển tối đa khả năng của các em;
- Tiêu cực: thể hiện thiếu ý thức tổ chức kỷ luật; học tập kém; vô lễ, thiếu tôn trọng thầy, cô và người lớn tuổi; không vâng lời cha mẹ; chây lười trong các
29
hoạt động chung; quậy phá... hoặc những em có sức khỏe khác thường (bị bệnh tật hoặc khuyết tật), hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn….
GVCNL chú ý phát hiện những HS cá biệt, tìm hiểu nguyên nhân, đề ra kế hoạch GD phù hợp có hiệu quả.
1.3.2.6. Giám sát, thu thập thông tin thường xuyên về lớp chủ nhiệm
Chức năng QL của GVCNL còn thể hiện là người QL, theo dõi, đôn đốc và nắm bắt kịp thời mọi thông tin có liên quan đến lớp chủ nhiệm (thậm chí còn phải thường xuyên lưu tâm đến việc kiểm tra phòng học, bàn ghế, nước uống, những vật dụng trong phòng học có đảm bảo an toàn không? đã được vệ sinh sạch sẽ chưa?....). Theo quy định của cấp Tiểu học GVCN luôn có mặt ở lớp chủ nhiệm vào đầu giờ học 15 phút để xem xét tình hình lớp như xếp hàng đầu giờ, truy bài, hát đầu giờ; bám lớp trong các hoạt động tập thể như chào cờ, lao động hay các hoạt động ngoại khóa khác. GVCNL nắm bắt tình hình diễn biến của HS từng ngày qua đội ngũ tự quản của lớp, GV bộ môn, sổ trực tuần của Đội, Cờ đỏ, tổng phụ trách theo dõi về trật tự kỉ luật của HS trong nhà trường… để kịp thời động viên, biểu dương những mặt tốt của HS, nhắc nhở HS vi phạm nội quy nhà trường và giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh hoặc phản ánh nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của lớp lên Hiệu trưởng nhà trường, với GV bộ môn và các lực lượng khác trong nhà trường, gia đình, xã hội.
1.3.2.7. Kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu học
Kiểm tra, đánh giá kết quả tu dưỡng, học tập và sự tiến bộ của HSTH về các mặt giáo dục thực hiện theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD-ĐT ban hành quy định một số việc phải làm cụ thể của GVCN về đánh giá kết quả học tập và hạnh kiểm của HS để xếp loại mang tính quản lý hành chính. Mục đích cuối cùng của đánh giá là nhằm thúc đẩy sự cố gắng, động cơ phấn đấu tích cực, hình thành niềm tin vào khả năng của bản thân các em, tin vào tập thể, đặc biệt là tin vào thầy, cô giáo.
Việc kiểm tra, đánh giá của GVCNL được thực hiện qua nhiều hình thức và qua nhiều luồng thông tin như: thông qua đội tự quản, qua sự theo dõi đánh giá của bản thân GVCNL, qua GV bộ môn, tổng phụ trách.... Sự đánh giá đó phải
30
được cập nhật thường xuyên hồ sơ công tác GVCN, hồ sơ HS bằng sổ theo dõi kết quả học tập, tu dưỡng đạo đức HS, sổ liên lạc, sổ chủ nhiệm, học bạ, giấy khen, phần mềm công nghệ thông tin QLHS, Website của nhà trường...
1.3.2.8. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
GVCNL thường xuyên cần kết hợp với GV bộ môn để giáo dục HS và tổ chức hoạt động tự học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng học tập cho HS lớp mình. GVCNL cũng phải phối hợp với tổ chức Đoàn, Đội các tổ chức xã hội khác để giáo dục đạo đức, lối sống cho HS. Đặc biệt, GVCN cần phối hợp với cha mẹ HS để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dựa trên tình cảm, quan hệ huyết thống, tác động giáo dục đến con, em theo mục tiêu giáo dục, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động tối đa các nguồn lực tham gia vào quá trình giáo dục sẽ tạo cảnh quan trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn hơn, thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - HS tích cực”.
13.3. Những yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học hiện nay
Điều II Luật phổ cập giáo dục đã nêu: Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Tiểu học đào tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu, những đường nét cơ bản của nhân cách. Do vậy giáo dục ở bậc Tiểu học có tính chất đặc biệt, với tính sư phạm đặc trưng.
Vì vậy, GVTH cần chú trọng những kỹ năng nghề nghiệp đặc thù.
* Căn cứ theo yêu cầu về chính trị, đạo đức, GVCNL cần có phẩm chất của một nhà giáo nói chung: Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước; quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động; có nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng; tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và HS.
* Căn cứ theo yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục Tiểu học. Người GVTH cần giúp cho HS nắm vững nội dung: Có hiểu biết đơn giản, cần
31
thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể giữ gìn vệ sinh và hiểu biết ban đầu về nghệ thuật.
Phương pháp giáo dục ở cấp Tiểu học cần:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; - Phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;
- Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. (theo điều 24 Luật giáo dục năm 2005).
* Căn cứ vào chức năng của giáo viên trong thời kỳ đổi mới và hệ thống những năng lực nghề nghiệp thì: Người giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục, có tác động tích cực đến học sinh thông qua bản thân nhân cách của mình. Bản thân nhân cách của người giáo viên có vai trò như một năng lực tổng hợp. Bên cạnh đó người giáo viên cần có những năng lực nghề nghiệp mới. Kết hợp với những năng lực truyền thống, có thể kể ra những năng lực cần được hình thành cho người giáo viên Tiểu học như:
- Năng lực chẩn đoán: là năng lực phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác và kịp thời sự phát triển của HS, những nhu cầu được giáo dục của từng HS. Đối với GVTH đây là năng lực đặc biệt quan trọng vì sự phát triển về các mặt của HS ở lứa tuổi Tiểu học diễn ra rất nhanh, nhưng lại không đồng đều;
- Năng lực đáp ứng: là đưa ra được những nội dung và biện pháp giáo dục đúng đắn, kịp thời, phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của mục tiêu giáo dục;
- Năng lực đánh giá: Là năng lực nhìn nhận sự thay đổi trong nhận thức, kỹ năng thái độ và tình cảm của học sinh. Năng lực đánh giá giúp giáo viên Tiểu học nhìn nhận tính đúng đắn của chẩn đoán và đáp ứng;
- Năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác: Như quan hệ đồng nghiệp, quan hệ với phụ huynh học sinh và nhất là quan hệ với học sinh;
32
- Năng lực triển khai chương trình dạy học: là năng lực tiến hành dạy học và giáo dục. Căn cứ vào mục đích và nội dung giáo dục và dạy học đã được quy định, nhưng lại phù hợp với đặc điểm của đối tượng;
- Năng lực đáp ứng với trách nhiệm xã hội: Là năng lực tạo nên những điều kiện thuận lợi cho giáo dục trong nhà trường và từ cuộc sống bên ngoài nhà trường.
Hệ thống kỹ năng nghề nghiệp cần cho giáo viên Tiểu học gồm: Kỹ năng chuẩn bị giảng dạy, kỹ năng giảng dạy và các kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp. Các kỹ năng đó được cụ thể hóa thành các nhóm kỹ năng:
- Kỹ năng thể hiện sự mẫu mực: Do đặc trưng bậc học, người GVTH ngay từ những tiếp xúc ban đầu với học sinh và trong suốt thời gian hành nghề dài lâu, luôn cần có kỹ năng thể hiện, sự mẫu mực (phong thái, hành vi, cư xử…) như một trong các điều kiện để hành nghề dạy học;
- Kỹ năng ngôn ngữ sư phạm: Sử dụng ngôn ngữ bảo đảm tính sư phạm, giản dị, trong sáng phù hợp đối tượng;
- Kỹ năng viết chữ, trình bầy bảng: Điểm nổi bật của GVTH so với GV các bậc học khác, phải có kỹ năng viết đúng, viết đẹp, trình bày bảng khoa học, thẩm mỹ trong giờ học;
- Kỹ năng giao tiếp sư phạm: Nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ thày trò, quan hệ với phụ huynh học sinh, quan hệ với cộng đồng xã hội và giải quyết tốt quan hệ giữa các học sinh trong lớp;
- Kỹ năng giáo dục: Các kỹ năng tiến hành các hoạt động giáo dục học sinh trong và ngoài giờ lên lớp.
1.4. Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học
1.4.1. Trường Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Theo Điều lệ trường Tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT), tại Điều1, 2 quy định: Tổ chức và hoạt động của trường Tiểu học bao gồm: tổ chức và QL nhà trường; chương trình và các hoạt động giáo dục; GV; HS; tài sản của nhà trường; nhà trường, gia đình và xã hội. Trường Tiểu học là cơ sở giáo
33
dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Tại Điều 3 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học như sau:
- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục tiểu học do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành;
- Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em tàn tật, khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và QL các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục TH theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình TH của học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn QL của trường;
- QL cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;
- QL, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.
- Tổ chức cho cán bộ QL, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng;
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.