Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (Trang 61)

Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

Để tìm hiểu về việc QL CTCNL ở các nhà trường, tác giả đã tiến hành khảo sát 100% cán bộ QL của 5 trường thuộc đối tượng khảo sát (01 Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng/1 trường) bằng phiếu hỏi và đã có kết quả của một số thông tin sau:

2.2.3.1. Thực trạng nhận thức

Bảng 2.11: Tìm hiểu về nhận thức của cán bộ quản lý trường TH về CTCNL

STT Nội dung công tác CNL ảnh hƣởng đến Các mức độ X Thứ bậc Rất ảnh hưởng (3) Có ảnh hưởng (2) Không ảnh hưởng (3)

1 Việc thực hiện nhiệm vụ

chính trị của nhà trường. 8 2 0 2,8 3

2 Việc giáo dục kỹ năng

sống cho HS 9 1 0 2,9 2

3 Việc rèn luyện đạo đức

của HS. 10 0 0 3,0 1

4 Việchọc tập kiến thức văn

hóa của HS. 8 2 0 2,8 3

Nhìn vào bảng thống kê trên cho thấy đa số các ý kiến đều cho rằng CTCNL có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến việc việc rèn luyện đạo đức, học tập kiến thức văn hóa, giáo dục kỹ năng sống cho HS và thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Do vậy, 100% cán bộ QL ở các nhà trường được hỏi đều khẳng định CTCNL rất ảnh hưởng và ảnh hưởng tới giáo dục toàn diện HS và ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu, sự phát triển của nhà trường. Nên CTCNL ở mỗi trường TH hiện nay cần được quan tâm đúng mức để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS.

61

Qua phỏng vấn, trò chuyện với một số giáo viên ở trường TH Nhân Hậu và trường TH Chung Lý, qua kinh nghiệm quản lý của tác giả được biết những lớp nào làm CTCNL tốt, lớp đó có nề nếp tốt, HS lớp đó ngoan hơn, học giỏi hơn… so với những lớp học khác.

2.2.3.2. Thực trạng việc phân công GVCNL ở các trường Tiểu học

* Khảo sát về việc phân công GVCNL qua ý kiến của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.

Qua phiếu hỏi tới Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường Tiểu học ở 5 trường thuộc đối tượng khảo sát việc phân công GVCNL được kết quả như sau:

Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3

Biểu đồ 2.5: Ý kiến của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng về việc phân công GVCNL

Theo số liệu khảo sát, ta thấy:

- 70% số Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường được hỏi phân công GVCNL theo khối lớp cố định – phương pháp chuyên môn hóa. Vì mỗi lớp có một đặc thù riêng, khi phân công theo phương án này HS sẽ được tiếp cận nhiều phương pháp giáo dục khác nhau của nhiều GVCNL (mỗi năm một người), khả năng thích ứng của HS sẽ được rèn luyện còn giáo viên thì chuyên sâu về chuyên môn lớp đó, nắm vững nội dung chương trình, sách giáo khoa, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS của khối lớp đó. Nhưng có hạn chế là GV mất nhiều thời gian để nắm bắt rõ hoàn cảnh gia đình cũng như khả năng đối tượng HS, HS phải làm quen nhiều phương pháp của nhiều thầy cô...

- 20% số Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường được hỏi phân công GVCNL không theo cố định nào mà tùy theo thực tế nhà trường từng năm để phân công;

62

- 10% số Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường được hỏi phân công GVCNL theo HS lên lớp cả khóa học. Họ cho rằng cách phân công này giúp GVCNL nắm bắt rất rõ hoàn cảnh gia đình cũng như năng lực, sở trường của từng HS và HS cũng quen với phương pháp dạy, QL và giáo dục của cô, không mất nhiều thời gian cho GV và HS làm quen. Song biện pháp này ít người dùng vì như vậy sẽ làm cho HS và GV có phần nhàm chán, không thay đổi phương pháp, phong cách quản lý, hạn chế khả năng thích ứng của HS và GV. GV không được chuyên môn hóa trong chuyên môn và tâm lý học lứa tuổi HS, GV mất nhiều thời gian nghiên cứu nội dung chương trình và không chuyên sâu chuyên môn.

Ngoài ra còn 30% người được hỏi cho ý kiến việc bố trí, phân công GVCNL nên theo cách: Riêng GVCN lớp 1 là chuyên môn hóa, còn lại tùy tình hình của nhà trường để phân công các khối còn lại cho hợp lý.

Qua phỏng vấn cán bộ quản lý và một số GVCNL ở trường TH Nhân Thịnh, trường TH Chung Lý được tác giả được biết, nhiều ý kiến cho rằng các nhà trường phân công GVCNL theo chuyên môn hóa dạy nhiều năm liền ở một khối lớp kể từ năm 2002 thay sách giáo khoa, các giáo viên từng khối được tập huấn chuyên sâu và phân công từ đó. Nhà trường cũng có thay đổi nhưng do có biến động về GV nghỉ hưu, chuyển đi, chuyển đến hay nghỉ chế độ thai sản. Khi trò chuyện với một số cán bộ quản lý của 5 trường được khảo sát tác giả còn biết rằng nhiều cán bộ quản lý nhiều tuổi ngại đổi mới, ngại thay đổi, ngại tìm hiểu nên trước quen phân công thế nào thì hằng năm cứ phân công như thế chứ thực chất cũng chưa phân tích được những ưu điểm và hạn chế của mỗi cách phân công sao cho linh hoạt và hiệu quả nhất.

Như vậy mỗi cách lựa chọn, phân công GVCNL có những ưu điểm, nhược điểm riêng, Hiệu trưởng nhà trường phải biết phân tích cách phân công nào nhiều ưu điểm, ít hạn chế hơn để lựa chọn sao cho phù hợp và hiệu quả.

63

Luân phiên không cố định

Cố định theo khối Theo lớp cả khóa Cách khác

Biểu đồ 2.6. Giáo viên chủ nhiệm lớp ý kiến về cách phân công GVCNL của nhà trường

Qua khảo sát thống kê, ta thấy:18/88 = 20,5% ý kiến cho rằng nhà trường phân công GVCNL luân phiên không cố định; 41/88 = 46,6% ý kiến cho rằng nhà trường phân công GVCNL cố định theo khối hàng năm; 19/88 = 21,6% ý kiến cho rằng nhà trường phân công GVCNL theo lớp cả khóa và 10/88 = 11,3% ý kiến cho rằng nhà trường phân công GVCNL theo cách khác.

Qua phỏng vấn một số giáo viên trường Tiểu học Vĩnh Trụ, đa số giáo viên chủ nhiệm bằng lòng về cách phân công của nhà trường nhưng cũng có cô

(Trần Thị Hoa sinh năm 1971 – là GV dạy giỏi cấp Quốc gia) đã dạy và làm CTCNL nhiều năm lớp 1 cho rằng: “Tôi chán dạy lớp một rồi, dạy nhiều năm lớp một quá, kiến thức các lớp trên tôi quên gần hết, nhiều năm đề nghị Hiệu trưởngnhà trường cho lên lớp trên mà không được.” Chính tác giả công tác tại trường này nên tác giải hiểu tại sao Hiệu trưởng không muốn luân chuyển cô giáo Hoa lên lớp trên bởi lẽ cô Hoa giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp một nhiều năm nên cô nắm rất vững nội dung chương trình, phương pháp dạy học, giáo dục… Bản thân đồng chí Hoa là Tổ trưởng tổ chuyên môn nên Hiệu trưởng muốn đồng chí Hoa có chuyên môn vững vàng như vậy sẽ chỉ đạo, bồi dưỡng GV trong tổ tốt hơn. Mặt khác phụ huynh tin tưởng cô dạy lớp một, nếu phân công lên lớp trên khả năng cô dạy không tốt bằng, phụ huynh còn ngờ vực về khả năng dạy khối lớp khác…

Như vậy ở cấp TH Hiệu trưởng nhà trường có rất nhiều cách phân công GVCNL song cách phân công cố định theo khối có tỉ lệ cao hơn cả.

64

2.2.3.3. Thực trạng việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chủ nhiệm lớp cho GVCN của nhà trường.

Qua khảo sát bằng phiếu hỏi GV nhận xét về sụ quan tâm của Hiệu trưởng nhà trường đến CTCNL.

Quan tâm Ít quan tâm Không quan tâm

Biểu đồ 2.7. Giáo viên đánh giá về sự quan tâm của Hiệu trưởng nhà trường đến CTCNL

Sau khi khảo sát bằng phiếu hỏi, ý kiến của GVCNL nhận xét Hiệu trưởng nhà trường quan tâm đến CTCNL: 25/88 = 28,4% ý kiến cho rằng quan tâm; 43/88 = 48,9% ý kiến cho rằng ít quan tâm còn 20/88 = 22,7% ý kiến cho rằng không quan tâm.

Qua số liệu khảo sát, qua trò chuyện trực tiếp với giáo viên các nhà trường trong huyện Lý Nhân tác giả biết được: Hiện nay, nhiều Hiệu trưởng nhà trường không quan tâm hoặc ít quan tâm đến CTCNL mà chú trọng nhiều về chất lượng mũi nhọn, chất lượng học văn hóa các môn học như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh… chú trọng đến thành tích bề nổi qua các Hội thi như: thi GV giỏi, thi thể dục thể thao, tiếng hát dân ca… Do đó chất lượng CTCNL và QL CTCNL chưa thực được sự nâng cao ở các nhà trường nói chung và ở các trường TH ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam nói riêng.

* Khảo sát về việc lãnh đạo nhà trường tổ chức bồi dưỡng kỹ năng làm chủ nhiệm lớp cho GVCNL.

65

Thường xuyên Theo định kì Ít khi

Không bao giờ

Biểu đồ 2.8. Giáo viên ý kiến về việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chủ nhiệm lớp cho GVCN của nhà trường

Theo số liệu khảo sát, GV có ý kiến về việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chủ nhiệm lớp cho GVCN của nhà trường: 7/88 = 7,9% ý kiến cho rằng nhà trường thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kỹ năng làm CTCNL, 31/88 = 35,2% ý kiến cho rằng nhà trường tổ chức bồi dưỡng theo định kì; 38/88 = 43,2% ý kiến cho rằng nhà trường ít khi tổ chức bồi dưỡng còn 12/88 = 13,6% ý kiến cho rằng nhà trường không bao giờ tổ chức bồi dưỡng kỹ năng làm CTCNL. Với số liệu này ta có thể nói rằng việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng làm CTCNL cho GVCN của các nhà trường chưa đồng đều và chưa được coi trọng.

Sau khi phỏng vấn một số cán bộ quản lý của một số trường thuộc đối tượng khảo sát tác giả biết được: Bởi lẽ khác với những cấp học trên, GVTH phần lớn làm CTCNL. Nên hiện nay, còn một phần không nhỏ Hiệu trưởng nhà trường không quan tâm hoặc ít quan tâm đến CTCNL mà coi đó là công việc bình thường, mặc nhiên, trách nhiệm mà GV phải làm. Chính vì vậy, việc tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kỹ năng chủ nhiệm lớp cho GVCN ít được Hiệu trưởng nhà trường quan tâm. Dẫn đến chất lượng CTCNL và QL CTCNL ở các trường TH ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam những năm gần đây phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục Tiểu học.

2.2.3.4. Thực trạngchế độ chính sách đối với GVCNL cấp Tiểu học

66

Chưa hợp lí 51,1

Ít hợp lí 46,5

Hợp lí 3,4

Biểu đồ 2.9. Giáo viên nhận xét về chế độ chính sách đối với GVCNL

Qua biểu đồ trên ta thấy, GV nhận xét về chế độ chính sách cho GVCNL cấp Tiểu học chưa hợp lý là 45/88 = 51,1%, ít hợp lý là 40/88 = 46,5% và hợp lý là 3/88 = 3,4%. Như vậy là đa số GV được hỏi đều cho rằng chế độ chính sách đối với GVCNL cấp Tiểu học là ít hợp lý và chưa hợp lý, do vậy ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác chủ nhiệm và QL CTCNL nói chung ở các trường Tiểu học.

2.2.3.5. Thực trạngchỉ đạo công tác thi đua khen thưởng về CTCNL

* Việc chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng về CTCNL

Kịp thời Theo định kì Chưa kịp thời

Biểu đồ 2.10: Cán bộ quản lý ý kiến về việc chỉ đạo thực hiện công tác thi đua khen thưởng công tác chủ nhiệm lớp

Thực tế các trường cũng đã chú ý tới phong trào thi đua khen thưởng trong nhà trường, song đối với CTCNL ít được quan tâm hơn. 10% ý kiến cho rằng công tác thi đua khen thưởng đối với CTCNL kịp thời, 60% ý kiến cho rằng công tác thi đua khen thưởng đối với CTCNL được thực hiện theo định kì, 30% ý kiến cho rằng công tác thi đua khen thưởng đối với CTCNL chưa kịp

67

thời. Một số đồng chí QL cũng thừa nhận biết là CTCNL là quan trọng nhưng chưa kịp thời khen thưởng những cá nhân tập thể làm tốt CTCNL mà thường hay chú ý đến chất lượng mũi nhọn như: Giáo viên dạy giỏi, HS thi HS giỏi đạt giải cao, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học.... Chính vì vậy Hiệu trưởng trường Tiểu học cần khắc phục hạn chế này.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)