94
3.2.6.1. Mục tiêu và ý nghĩa
Như Bác Hồ nói: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, Hiệu trưởng nhà trường phải coi trọng công tác thi đua khen thưởng để kích thích tinh thần làm việc tích cực, tạo động cơ phấn đấu cho mọi thành viên trong nhà trường lao động đạt chất lượng cao.
Lãnh đạo nhà trường luôn tạo các điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để các GVCN thực hiện tốt nhiệm vụ của một GV nói chung và GVCN nói riêng. Khi hoạt động chủ nhiệm của lớp nào đó có thành tích hoặc có tiến bộ Hiệu trưởng nhà trường hay các đoàn thể cần động viên khen thưởng kịp thời, đúng quy chế để khuyến khích GVCNL và tập thể HS của lớp đó cố gắng vươn lên nhiều hơn nữa trong các hoạt động hoặc các công việc được giao.
3.2.6.2. Nội dung biện pháp
- Lãnh đạo nhà trường, công đoàn luôn quan tâm về vật chất và tinh thần phục vụ cho CTCNL; quan tâm, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, năng lực sở trường của từng GVCNL, kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ cho những đồng chí gặp khó khăn. Nắm bắt kịp thời tình hình thực tế các tập thể lớp nếu có vướng mắc hoặc gặp vấn đề khó giải quyết thì tư vấn giúp đỡ;
- Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN, phát huy tối đa năng lực của GVCNL “đầu đàn”, phân công GVCNL giỏi kèm cặp giúp đỡ cho những GV trẻ, những GVCN thiếu kinh nghiệm;
- Yêu cầu và tạo điều kiện để GVCNL ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Phổ cập giáo dục, QL hồ sơ, QLHS; đánh giá, trao đổi thông tin đa chiều trong giáo dục của nhà trường; trong việc phối hợp giữa GVCNL với GV bộ môn, các đoàn thể khác, với cha mẹ HS (đăng trên Website nhà trường, QLHS trên phần mềm E.Mis, Ve’Mis, phần mềm Phổ cập giáo dục);
- Tôn trọng nguyên tắc khen thưởng kịp thời, đúng người, đúng việc, đảm bảo dân chủ, khách quan, công khai trong đánh giá khen thưởng. Ngay từ đầu năm đề ra tiêu chí đánh giá thi đua, thống nhất mức, hình thức khen thưởng cho từng cá nhân tập thể phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Từ đó tạo ra
95
động cơ thi đua lành mạnh, kích thích được các cá nhân, tập thể cố gắng vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện Bước 1. Xây dựng kế hoạch
- Dựa trên cơ sở thực tế, xây dựng các tiêu chí để đánh giá thi đua, khen thưởng kịp thời tạo động cơ phấn đấu cho GVCN;
- Xây dựng chỉ tiêu và định hướng cho các hoạt động quản lý, nội dung giáo dục theo từng thời kì cụ thể;
- Lên kế hoạch xây dựng chủ đề thi đua, danh hiệu thi đua rồi phát động các đợt thi đua hợp lý.
Hiệu trưởng nhà trường, BGH, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, tập thể giáo viên cùng tham gia xây dựng nội dung tiêu chí đánh giá cụ thể, thống nhất và ban hành ngay từ đầu mỗi đợt thi đua để làm căn cứ đánh giá.
Bước 2. Tổ chức thực hiện
- Tổ chức các hoạt động thi đua theo kế hoạch đã đề ra;
- Phát động phong trào thi đua giữa các cá nhân, tập thể GV và HS trong trường trong lớp;
- Tổ chức đánh giá một cách khách quan, công bằng sau mỗi đợt thi đua; - Kịp thời khen thưởng, động viên hoặc nhắc nhở, rút kinh nghiệm.
Bước 3. Chỉ đạo và giám sát
- Chỉ đạo việc thực hiện giám sát các hoạt động chủ nhiệm lớp thông qua ban thi đua của nhà trường với những việc như: dự giờ các lớp, theo dõi các hoạt động, thực hiện nội quy của nhà trường, các hoạt động tập thể, sinh hoạt lớp... để nắm bắt tình hình của tập thể lớp và điều chỉnh kịp thời;
- Thực hiện chế độ khen thưởng, động viên, khuyến khích GVCNL và tập thể HS có thành tích hoặc phê bình nếu sai phạm;
- Luôn tham dự, chỉ đạo các buổi bình xét thi đua tại các tổ, đoàn thể trong nhà trường.
Bước 4. Đánh giá công tác thi đua, khen thưởng
96
- Triển khai việc xét duyệt và công nhận thi đua khen thưởng căn cứ trên kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì, đột xuất của quá trình thực hiện CTCNL coi trọng chất lượng công việc làm hàng đầu;
- Tổ chức phát thưởng và vinh danh cá nhân, tập thể có thành tích một cách trang trọng để kích thích tạo động cơ phấn đấu cho các cá nhân, tập thể được khen thưởng;
- Sau mỗi đợt thi đua cần rút kinh nghiệm để phát huy những mặt mạnh và tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục những hạn chế, khuyết điểm.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng nhà trường tạo bầu không khí sư phạm thi đua tích cực, mọi thành viên trong nhà trường đoàn kết, phát huy sức mạnh tập thể vững mạnh, tạo cơ hội phát triển, cơ hội thăng tiến cho tất cả GV và HS; động viên, chia sẻ kịp thời những lo toan, niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, công tác và học tập.
- Tất cả mọi thành viên trong nhà trường nhận thức đúng đắn về vai trò, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm lớp;
- Tiêu chí đánh giá, định mức thi đua khen thưởng phải công khai, rõ ràng được sự nhất trí cao với tinh thần vì hiệu quả công việc và sự tiến bộ là chính;
- Hiệu trưởng và các trưởng ban, đoàn thể ưu tiên nguồn kinh phí để khen thưởng, quan tâm tới GVCN, HS có thành tích xuất sắc và hoàn cảnh khó khăn;
- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài để đầu tư vật chất và tinh thần cho CTCNL nói riêng và cho các phong trào nói chung của nhà trường.