Tổ chức Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường hàng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (Trang 100)

3.2.8.1. Mục tiêu và ý nghĩa

- Tuyển chọn công nhận GV đạt danh hiệu GVCNL giỏi, tạo điều kiện để GV thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về CTCNL;

100

- Phát hiện, tuyên dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến, tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục, thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục HS;

- Góp phần đánh giá thực trạng năng lực, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực làm chủ nhiệm lớp cho GV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

3.2.8.2. Nội dung biện pháp

- Hiệu trưởng nhà trường đưa nội dung tổ chức Hội thi GVCNL giỏi vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường ngay từ đầu năm học để mỗi GVCN lớp chủ động nắm được và chuẩn bị tinh thần tham gia;

- Xây dựng tiêu chuẩn cho đối tượng tham gia Hội thi, tiêu chí đánh giá rõ ràng, công khai;

- Thời gian tổ chức nên bố trí vào dịp kết thúc học kỳ I, bắt đầu sang học kỳ II sau khi các GVCN lớp đã có một học kỳ làm việc với lớp chủ nhiệm.

- Nội dung Hội thi thường bao gồm:

+ Phần 1. Thi hồ sơ GVCN gồm có: sổ công tác giáo viên chủ nhiệm Tiểu học, sổ theo dõi kết quả học tập HS, sổ theo dõi sức khỏe HS, sổ liên lạc, sổ theo dõi HS khuyết tật học hòa nhập, báo cáo thành tích công tác chủ nhiệm lớp, sáng kiến kinh nghiệm hoặc nghiên cứu khoa học về CTCNL và nâng cao chất lượng giáo dục học sinh;

+ Phần 2. Thi hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục, các nội dung chỉ đạo của ngành, của địa phương liên quan đến CTCNL (có thể tự luận hoặc trắc nghiệm hay cả tự luận và trắc nghiệm);

+ Phần 3. Thi vấn đáp (xử lý các tình huống sư phạm), thi năng khiếu;

+ Phần 4. Thi năng lực như: GV kể lại một việc làm để lại ấn tượng sâu sắc nhất của bản thân trong CTCNL của mình hoặc tổ chức một hoạt động ngoại khóa hay tiết sinh hoạt lớp…

101

Chú ý: Mỗi năm hay mỗi trường có thể thay đổi hình thức thi bằng bầu

chọn hay nội dung thi cho phù hợp tránh trùng lặp các năm. Có thể thay viết về phương pháp giáo dục đạo đức HS, giáo dục HS cá biệt, khuyết tật, thi tổ chức một buổi sinh hoạt lớp, thi năng khiếu...

- Kết quả của Hội thi được đánh giá vào kết quả thi đua cuối học kỳ và cuối năm học. GVCNL tham gia đạt giải thì cũng được tôn vinh, công nhận danh hiệu như danh hiệu giáo viên dạy giỏi các môn văn hóa.

3.2.8.3. Cách thức tiến hành

Bước 1. Xây dựng kế hoạch Hội thi

- Khảo sát, đánh giá khả năng, năng lực GVCNL ở nhà trường; - Xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi:

+ Mục đích, yêu cầu; + Nội dung, hình thức thi;

+ Đối tượng, số lượng và điều kiện đăng kí dự thi; + Thời gian, địa điểm, kinh phí tổ chức;

+ Cơ cấu giải thưởng...

- Phân công các ban: ban tổ chức, ban giám khảo, ban ra đề thi, ban thư kí phù hợp với thực tế.

- Thông qua kế hoạch trước hội đồng, giao nhiệm vụ cho các tiểu ban, dự kiến các tình huống xảy ra và phương án giải quyết các tình huống;

Bước 2. Chuẩn bị tổ chức thi

- Tuyên truyền sâu rộng tới tất cả CB, GV, công nhân viên, HS, phụ huynh và các tổ chức có liên quan;

- Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, loa đài, máy chiếu, phòng thi... - Thông báo ngày giờ, địa điểm, các quy định, biểu điểm của hội thi;

- Chuyển giấy mời tới các đại biểu tới dự (đại biểu của ngành, của địa phương, của Hội cha mẹ HS, các tổ chức, các nhà hảo tâm... )

- Rà soát danh sách GV tham gia dự thi, các tổ chuyên môn giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho GV của tổ mình dự thi;

102

- Hiệu trưởng họp với các tiểu ban, kiểm tra lại việc chuẩn bị Hội thi, nếu có vấn đề gì khó khăn thì cùng bàn bạc và giải quyết;

- Công khai nội dung, hình thức và biểu điểm của Hội thi; - Chuẩn bị giải thưởng, giấy chứng nhận...

Bước 3. Tổ chức thi

- Hiệu trưởng chỉ đạo Hội thi diễn ra theo đúng kế hoạch, chương trình; - Các tiểu ban thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm, coi trọng hiệu quả công việc;

- Hội thi mang tính chất ngày hội long trọng nhưng vui vẻ, thu hút được sự chú ý của các cấp lãnh đạo, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường;

- Hội thi thể hiện cách làm việc trí tuệ, công bằng, khách quan vô tư, tạo cơ hội cho các GV được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và được thể hiện mình;

- Tổng kết và công bố kết quả Hội thi, trao giải và công nhận danh hiệu GVCNL giỏi, bế mạc hội thi.

Bước 4. Đánh giá, rút kinh nghiệm sau Hội thi

- Hiệu trưởng họp nghe báo cáo việc thực hiện theo kế hoạch của các tiểu ban, có gì vướng mắc, đề xuất;

- Hiệu trưởng đánh giá chung việc thực hiện kế hoạch Hội thi, ưu, nhược điểm, phân tích nguyên nhân của nhược điểm để rút kinh nghiệm;

- Giải quyết khiếu nại (nếu có).

3.2.8.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hội thi đảm bảo khách quan, trung thực, công bằng, có tác dụng giáo dục, khuyến khích động viên GV học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp cho đồng nghiệp;

- Hội thi không làm quá mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến hoạt động dạy và hoạt động học trong nhà trường.

103

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Tác giả xây dựng và đề xuất các biện pháp QL CTCNL ở các trường Tiểu học nói chung và ở các trường Tiểu học ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam nói riêng trên cơ sở của 4 chức năng QL cơ bản trong chu trình QL.

Trong luận văn tác giả đề xuất tám biện pháp QL CTCNL và đã đi sâu vào từng chức năng QL đồng thời cụ thể hóa chúng trong hoạt động QL CTCNL của nhà trường. Tám biện pháp đó là một thể thống nhất, có mối quan hệ biện chứng với nhau trong chu trình QL nhà trường nói chung và trong QL CTCNL nói riêng.

Trong các biện pháp đó có biện pháp xuyên suốt trong quá trình QL CTCNL đó là biện pháp 1- Kế hoạch hóa việc QL CTCNL và biện pháp 3- Đổi mới trong việc kiểm tra đánh giá. Trong chu trình QL nói chung và QL CTCNL nói riêng thì tất cả các biện pháp đều bắt đầu bằng việc lập kế hoạch và kết thúc bằng việc kiểm tra đánh giá.

Tất cả các biện pháp nêu trên đều quan trọng nhưng nếu cần phải nêu ra một biện pháp mấu chốt, quan trọng hơn cả thì trên cơ sở lý luận ta có thể nhắc đến biện pháp 2- Tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kỹ năng chủ nhiệm lớp cho GVCNL. Vì xét cho tới cùng, hiệu quả CTCNL chủ yếu do sự nỗ lực của mỗi GVCNL quyết định phần nhiều. Đấy là một công việc hết sức cần thiết hội tụ nhiều yếu tố cần thiết vì không chỉ do con người tích cực, nỗ lực là đủ mà còn phải cần có kiến thức, kỹ năng cơ bản, nghiệp vụ cần thiết, cách tiến hành công việc khoa học, phù hợp với thực tiễn. Mặt khác, nếu tổ chức việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kỹ năng chủ nhiệm lớp tốt thì chất lượng GVCNL được nâng cao, ý thức nghề nghiệp và công việc đảm bảo yêu cầu, GVCN có thể lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch một cách có hiệu quả, biết tích hợp giáo dục kỹ năng sống cần thiết cho HS, có khả năng phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tham gia thi GVCNL giỏi có chất lượng ...

Biện pháp này có thể là điều kiện cần (như biện pháp 1; 2; 3), là tác nhân kích thích (biện pháp 6, 7) cho biện pháp kia đạt kết quả cao (biện pháp 8). Vì vậy, mỗi biện pháp QL nêu trong luận văn có những ưu, nhược điểm riêng, nghĩa là không có biện pháp QL nào là vạn năng. Người Hiệu trưởng nhà trường

104

phải biết phối hợp vận dụng một cách linh hoạt nhiều biện pháp QL để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện thực tế ở trường mình QL với mục tiêu cuối cùng là vì sự tiến bộ của mọi cá nhân, tập thể của nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biệp pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp đã đề xuất

Để đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của tám biện pháp được đề xuất ở trên, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm thông qua phiếu hỏi các chuyên gia. Các chuyên gia được xin ý kiến và trả lời bảng hỏi là những Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, các GV làm CTCNL giỏi trong nhiều năm ở 5 trường TH huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Tổng số người được hỏi hỏi ý kiến và đã hợp tác trả lời là 50 đồng chí.

- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng là 10 đồng chí;

- Tổ trưởng tổ chuyên môn của các nhà trường là 15 đồng chí;

- GV giỏi và có nhiều kinh nghiệm về CTCNL là 25 đồng chí. Danh sách những người được hỏi có số năm thâm niên làm CTCNL trung bình là 23,4 năm. Tác giả đã hỏi 02 vấn đề:

+ Vấn đề 1. Tính cấp thiết của các biện pháp; + Vấn đề 2. Tính khả thi của các biện pháp.

Sau khi phát phiếu hỏi, những người tham gia hỏi đã trả lời đầy đủ thông tin, tác giả đã thống kê kết quả như sau:

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp

ST T Biện pháp đề xuất Ý kiến đánh giá X Thứ bậc Rất cấp thiết (3) Cấp thiết (2) Không cấp thiết (1) 1

Chỉ đạo việc lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp theo thời gian, theo cấp bậc và

105

theo nội dung.

2

Tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kỹ năng chủ nhiệm lớp cho GVCN.

50/50 0 0 3.0 1

3

Lựa chọn, phân công GVCNL phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể.

48/50 2/50 0 2.96 2

4

Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp chú trọng giáo dục kỹ năng sống và khả năng thích ứng cho HS. 48/50 2/50 0 2.96 2 5 Chỉ đạo GVCNL phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh.

50/50 0 0 3.0 1

6

Tổ chức thi đua, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho CTCNL.

50/50 0 0 3.0 1

7 Đổi mới việc kiểm tra đánh

giá công tác chủ nhiệm lớp. 45/50 5/50 0 2.9 3

8 Tổ chức Hội thi GVCN giỏi

cấp trường hàng năm. 50/50 0 0 3.0 1

Qua bảng thống kê trên ta thấy cả 8 biện pháp đề xuất ở trên đều được đánh giá cao, không có ý kiến nào cho là không cấp thiết. Trong đó, biện pháp 1; 2; 5; 6 và 8 được 100% ý kiến đánh giá là rất cấp thiết còn các biện pháp 3; 4 và 7 được 90% đến 96% cho là rất cấp thiết còn có 4% đến 10% cho là cấp thiết, không có ý kiến nào cho là không cấp thiết.

106

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

STT Biện pháp đề xuất Ý kiến đánh giá X Thứ bậc Rất hhả thi (3) Khả thi (2) Không khả thi (1) 1

Chỉ đạo việc lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp theo thời gian, theo cấp bậc và theo nội dung.

50/50 0 0 3.0 1

2

Tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kỹ năng chủ nhiệm lớp cho GVCN.

45/50 2/50 3/50 2.84 6

3

Lựa chọn, phân công GVCNL phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể.

50/50 0 0 3.0 1

4

Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp chú trọng giáo dục kỹ năng sống và khả năng thích ứng cho HS.

41/50 9/50 0 2.82 7

5

Chỉ đạo GVCNL phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh.

45/50 4/50 1/50 2.88 5

6 Tổ chức thi đua, tạo điều kiện

thuận lợi phục vụ cho CTCNL. 48/50 2/50 0 2.96 3

7 Đổi mới việc kiểm tra đánh giá

công tác chủ nhiệm lớp. 45/50 5/50 0 2.9 4

8 Tổ chức Hội thi GVCN giỏi cấp

107

Với số liệu ở bảng thống kê trên, tác giả nhận thấy các biện pháp đề xuất trong luận văn được các chuyên gia đánh giá khả thi cao. Biện pháp khả thi đó là biện pháp 1 và 3 được 100% ý kiến cho rằng rất khả thi và khả thi; biện pháp 2; 5 và 8 còn một số ít ý kiến cho là không khả thi. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và điều tra thực tế tác giả cũng thấy rằng ở biện pháp 2 - Tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kỹ năng chủ nhiệm lớp cho GVCNL; biện pháp 5 - Chỉ đạo GVCNL phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường và biện pháp 8 -

Tổ chức thi GVCNL giỏi cấp trường hàng năm là còn gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình thực hiện. Tác giả đã phân tích được nguyên nhân hạn chế của các yếu tố ảnh hưởng là do hạn hẹp về thời gian, chế độ chính sách, kinh phí, áp lực công việc, cường độ lao động lớn của GV và ảnh hưởng của xã hội phức tạp hiện nay nên các biện pháp đó có khó khăn hơn một chút chứ không phải là không thực hiện được. Điều quan trọng là người Hiệu trưởng nhà trường phải có kế hoạch phù hợp, tổ chức khéo léo, huy động được sức mạnh tập thể thì nhất định các biện pháp đề xuất trên đều thực hiện được một cách có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng CTCNL hiện nay nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung.

Nói chung các biện pháp tác giả đề xuất lấy ý kiến của các chuyên gia tại 5 trường khảo nghiệm ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà nam đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Ta có thể biểu thị kết quả khảo nghiệm bằng biểu đồ sau:

88% 90% 92% 94% 96% 98% 100% 102% BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7 BP8 Rất cấp thiết và cấp thiết Rất khả thi và khả thi

Biểu đồ 3.1: Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Nhìn vào thống kê và biểu đồ trên, tác giả thấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia về tính cấp thiết là 100% cả 8 biện pháp còn tính khả thi của các biện

108

pháp đề xuất trong luận văn đều trên 90% trở lên. Như vậy các biện pháp đề xuất là cấp thiết cần thực hiện và có tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tế QL CTCNL ở các trường Tiểu học ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam nói riêng và ở các trường Tiểu học nói chung.

Tiểu kết chƣơng 3

Sự thành bại của một tổ chức nói chung hay chất lượng công việc nói riêng phụ thuộc nhiều vào công tác QL của chủ thể quản lý. Ở nhà trường người đứng đầu là Hiệu trưởng, do đó chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và chất lượng CTCNL nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động QL của người Hiệu trưởng. Dựa trên căn cứ tính khoa học của QL và nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi đề xuất 8 biện pháp QL CTCNL ở các trường TH huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện, đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục Tiểu học hiện nay. Các biện pháp QL của Hiệu trưởng trường TH góp phần nâng cao năng lực QL cho cán bộ QL, từ đó giúp cho GV nâng cao năng lực nghề nghiệp, QL tốt HS, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục, năng lực

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)