Khảo sát tính thiết thực và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề của trường Trung cấp nghề Thủ công mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang (Trang 99)

Để khảo sát tính thiết thực và tính khả thi của các biện pháp cũng như mối tương quan giữa các biện pháp, chúng tôi đã tổ chức trưng cầu ý kiến của toàn bộ đội ngũ GV và CBQL trong trường. Số lượng CBQL, Tổ trưởng CM, GV tham gia khảo nghiệm: Tổng số 18, trong đó 5 CBQL (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Phó phòng Đào tạo, 4 tổ trưởng chuyên môn), 10 GV đang công tác tại các trường trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang.

Cách tính điểm đánh giá dựa trên phương pháp toán học và quy ước cho điểm:

+ Rất thiết thực: 3 điểm; Thiết thực: 2 điểm; Không thiết thực: 1 điểm + Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm

Bảng 3.2. Tƣơng quan giữa tính thiết thực và tính khả thi của các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo Chuẩn giáo viên dạy nghề

ở Trƣờng Trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang

STT Các biện pháp Tính thiết thực Tính khả thi Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về tác dụng của việc xây dựng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề

2,72 2 3,0 1

2 Vận dụng Chuẩn giáo viên dạy nghề trong

tuyển dụng giáo viên 3,0 1 2,78 2 3 Thực hiện đánh giá đội ngũ giáo viên theo

Chuẩn giáo viên dạy nghề 2,33 6 2,67 4 4 Đổi mới công tác sử dụng đội ngũ giáo viên 2,38 5 2,72 3

5

Tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dáp ứng yêu cầu của Chuẩn giáo viên dạy nghề

2,61 4 2,39 6

6 Thực hiện các chế độ chính sách và đẩy

mạnh công tác thi đua khen thưởng 2,55 3 2,44 5

Tỷ lệ chung 2,60 2,66

Kết quả khảo sát cho thấy tính thiết thực của các biện pháp xây dựng đội ngũ GV theo Chuẩn giáo viên dạy nghề có mức độ thiết thực rất cao bởi vì với điểm trung bình = 2,60. Điều này khẳng định các biện pháp đề xuất trong luận văn là rất thiết thực trong việc nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn của GV nghề của Trường.

Về tính khả thi các biện pháp, các chuyên gia đánh giá với điểm trung bình chung = 2,66 có tính khả thi tương đối cao, điểm bình quân của các biện pháp đề xuất tập trung, độ phân tán ít 2,39 < TB < 3,0 tất cả các biện pháp đều có điểm trung bình > 2,3. Mức độ khả thi của các biện pháp được đánh giá không giống nhau, đó là tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của Nhà trường tại những thời điểm nhất định. Điều này khẳng định các biện pháp đề xuất trong luận văn có tính khả thi tương đối cao.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng mức độ đáp ứng Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề trường Trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên theo Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề.

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về tác dụng của việc xây dựng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề.

Thứ hai: Vận dụng Chuẩn giáo viên dạy nghề trong tuyển dụng giáo viên

Thứ ba: Thực hiện đánh giá đội ngũ giáo viên theo Chuẩn giáo viên dạy nghề

Thứ tư: Đổi mới công tác sử dụng đội ngũ giáo viên

Thứ năm: Tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của Chuẩn giáo viên dạy nghề

Thứ sáu: Thực hiện các chế độ chính sách và đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng

Qua kết quả khảo nghiệm có thể khẳng định các biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề của Trường Trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang mà luận văn đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi ở mức độ cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 3. Kết luận

1.1. Về lý luận

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về GV nghề, Chuẩn, Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề; tìm hiểu một số khái niệm có liên quan đến chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề như: chuẩn nghề nghiệp và mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giảng viên, GV nghề; nghiên cứu về chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề cụ thể là: mục đích, nội dung, và quá trình áp dụng Chuẩn. Bên cạnh đó luận văn cũng đi sâu nghiên cứu một số vấn đề lý luận về các nguyên tắc đề xuất biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề của trường Trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang. Việc nghiên cứu lý luận nói trên đã định hướng và xác lập nên cơ sở giúp cho tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề của Trường Trung cấp Nghề Thủ công Mỹ nghệ 19- 5 Bắc Giang.

1.2. Về thực trạng

Luận văn đã đánh giá một cách khá đầy đủ, khái quát về tình hình GD nói chung và tình hình GD, ĐT nghề ở Trường Trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang nói riêng; tình hình đội ngũ GV nghề của Nhà trường với những điểm mạnh về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo. Bên cạnh đó là những hạn chế như: Chất lượng giáo viên được tuyển dụng và phân công giảng dạy tại trường chưa đồng đều; một số GV chưa tích cực trong viêc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đổi mới phương pháp dạy học.

Việc áp dụng Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề để đánh giá GV đã được tiến hành từ năm học 2010-2011 đến nay. Căn cứ vào số liệu điều tra, khảo sát từ các Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và GV trong các trường thuộc đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã tổng hợp những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai áp dụng Chuẩn.

Luận văn đã phân tích thực trạng về mức độ đáp ứng Chuẩn theo từng tiêu chí nhằm tìm ra những yếu tố tác động tới việc đáp ứng Chuẩn và nguyên nhân của thực trạng trên. Kết quả cho thấy phần lớn GV tự đánh giá hoặc được đánh giá ở

mức xuất sắc và Khá; hầu hết GV đạt điểm tối đa ở các tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong và cách ứng xử. Những tiêu chí có mức độ đáp ứng thấp là: xây dựng kế hoạch dạy học, xây dựng môi trường học tập, giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng, phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong GD.

1.3. Đề xuất một số biện pháp thực hiện

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn được trình bày trong luận văn, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp cơ bản nhằm nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn của GV trong giai đoạn hiện nay, đó là các biện pháp:

1/ Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về tác dụng của việc xây dựng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề

2/ Vận dụng Chuẩn giáo viên dạy nghề trong tuyển dụng giáo viên

3/ Thực hiện đánh giá đội ngũ giáo viên theo Chuẩn giáo viên dạy nghề

4/ Đổi mới công tác sử dụng đội ngũ giáo viên

5/ Tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của Chuẩn giáo viên dạy nghề

6/ Thực hiện các chế độ chính sách và đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng

4. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo

Ban hành các chế độ chính sách quan tâm hỗ trợ nhà giáo, tiếp tục điều chỉnh và thực hiện chế độ tiền lương, có chế độ ưu đãi đặc biệt với đội ngũ cán bộ, GV để tạo điều kiện cho GV phát triển năng lực nghề nghiệp.

Nhà nước cần tìm giải pháp nâng cao chất lượng sinh viên các trường sư phạm nghề, có biện pháp khuyến khích học sinh giỏi thi tuyển vào các trường sư phạm nghề.

Có chủ trương tổ chức bồi dưỡng thường xuyên hơn nữa đối với GV nghề; có chính sách hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, GV đi học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nên đưa thêm mức độ đánh giá xếp loại “Tốt” sau mức độ “Xuất sắc” để đỡ khó khăn và thiệt thòi khi đánh giá, xếp loại giáo viên.

Cần điều chỉnh tiêu chí của Chuẩn cho ngắn gọn, cụ thể dễ nhớ, dễ đối chiếu để GV soi vào đó thấy được những tiêu chí còn tồn tại để phấn đấu.

2.2. Đối với Bộ lao động Thương binh và Xã hội.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ động phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề sao cho ngắn gọn, dễ nhớ và tương đồng với chuẩn giáo viên THPT.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh.

Xem xét và đưa ra hình thức tuyển dụng GV hiệu quả hơn thay cho hình thức đang áp dụng hiện nay là không thi tuyển mà chỉ dựa trên hồ sơ dự tuyển và kết quả học tập của GV tại các trường sư phạm và các trường sư phạm nghề.

Sở GD&ĐT tổ chức các buổi trao đổi, toạ đàm cho CBQL, tổ trưởng chuyên môn và GV cốt cán các trường nghề về việc đánh giá GV nghề theo Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề.

2.4. Đối với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh.

Nghiên cứu tình hình lao động địa phương, khả năng đáp ứng nghề nghiệp của học viên sau khi học các trường nghề trên địa bàn tỉnh, trú trọng vào các nghề truyền thống từ đó có chính sách thu hút những giáo viên nghề để đào tạo nâng cao chất lượng tay nghề lao động của địa phương.

2.5. Đối với Trường Trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang.

Định hướng và chủ động quy hoạch phát triển trường lớp và đội ngũ GV, xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQL và GV ngắn hạn, dài hạn….

Triển khai Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề phải triệt để nhằm giúp GV đánh giá chính xác mức độ đáp ứng Chuẩn của họ để phấn đấu vươn lên phát triển năng lực nghề nghiệp.

Có nhiều hình thức thi đua, động viên, khen thưởng khuyến khích GV nghề trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư 30/2009/TT-BGD-ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009: Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT. 2. Bộ Lao động Thƣơng Binh và Xã hội, Thông tư 30/2012/TT-BLĐTBXH ngày

29 tháng 9 năm 2010: Ban hành quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề.

3. Đặng Quốc Bảo, Quản lý nhà trường. Bài giảng lớp cao học khóa 8. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.

4. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001), Lý luận đại cương về quản lý, Hà Nội.

5. Chính phủ,Nghị định số: 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 Quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

6. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

7. Chính phủ,Chiến lược Phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 711/2012/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ).

8. Nguyễn Đức Chính (2009), Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đào tạo. Bài giảng lớp cao học quản lý, Hà Nội.

9. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD-Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2009.

10. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

11. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

12. Nguyễn Minh Đƣờng(1996),Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Hà Nội.

13. Trần Ngọc Giao (Chủ biên), Phạm Viết Nhụ, nnk, Triển khai Chuẩn hiệu trưởng trường trung học, NXB Giáo dục, 2012.

14. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich. Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB Khoa học Kỹ thuật, 1998.

15. Đặng Xuân Hải (2011),Cơ cấu tổ chức và QL hệ thống GD quốc dân. Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Đại học Giáo dục.

16. Đặng Xuân Hải(2011), Quản lý sự thay đổi. Tập bài giảng dành cho học viên cao học QLGD.

17. Đặng Xuân Hải(2007), Vai trò của cộng đồng xã hội đối với giáo dục và quản lý Giáo dục. Tập bài giảng dành cho học viên cao học.

18. Nguyễn Trọng Hậu( 2011), Quản lí phát triển nhân sự trong giáo dục. Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Đại học Giáo Dục.

19. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội – kinh tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

20. Đặng Bá Lãm (6/2005), Báo cáo tổng kết đề tài: Luận cứ khoa học cho các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục ở nước ta trong thập niên đầu thế kỷ 21.

21. Luật Giáo dục 2005.

22. Luật Giáo dục sửa đổi 2009.

23. Luật số 22/2008/QH12, Luật Cán bộ, Công chức.

24. Luật số 58/2010/QH12, Luật Viên chức.

25. Trƣơng Đình Mậu (Chủ biên), Phạm Viết Nhụ, nnk,Triển khai Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, NXB Giáo dục, 2012.

26. Phạm Viết Nhụ, Hệ thống thông tin quản lý giáo dục. Bài giảng, Học viện QLGD, 2004.

27. Phạm Viết Nhụ, Vận dụng chuẩn nghề nghiệp trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, Học viện QLGD, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Người CBQLGD trong xu thế đổi mới và hội nhập, Hà Nội 2012.

28. Sở GD - ĐT Bắc Giang (2006), Quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo Bắc Giang, giai đoạn 2006 – 2010.

29. Tổng cục Dạy nghề, Công văn số 1329/TCDN-GV ngày 11 tháng 8 năm 2011, V/v Hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên, giảng viên dạy nghề theo chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề

30. Trƣờng trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 19-5 Bắc giang, Báo cáo tổng kết của trường trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang các năm học 2009-2010, 2010-2011, 2011-2012.

31. Trƣờng trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang, Điềulệ trường

ban hành theo quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 28/10/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang.

32. Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc tỉnh Bắc Giang (Ban hành kèm theo Quyết định số 208/2010/QĐ-UBND ngày 30/11/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang)

PHỤ LỤC Phiếu 1.

Mẫu 1a

(kèm theo CV số 1329/TCDN-GV ngày 11 tháng 8 năm 2011 của TCDN)

Cơ quan quản lý ...

Cơ sở dạy nghề: ...

PHIẾU GIẢNG VIÊN/GIÁO VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ Năm học : . . .

Họ và tên giảng viên/giáo viên: . . . . . . . .

Khoa/phòng, tổ bộ môn: . . . . . .

Môn học, môđun đƣợc phân công giảng dạy: . . . .

Các tiêu chí và tiêu chuẩn

Số chỉ số Điểm đạt đƣơ ̣c Các minh chứng Ghi chú TC1. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống + tc1. Phẩm chất chính trị 4 + tc2. Đạo đức nghề nghiệp 4 + tc3. Lối sống, tác phong 4

TC2. Năng lực chuyên môn

+ tc1. Kiến thức chuyên môn 4 Trong đó: Chỉ số thứ nhất

+ tc2. Kỹ năng nghề 4

Trong đó: Chỉ số thứ nhất

TC3. Năng lực sƣ phạm nghề

+ tc1. Trình độ nghiệp vụ SPDN, thời gian tham gia giảng dạy

2

Trong đó: Chỉ số thứ nhất

+ tc3. Thực hiện hoạt động giảng dạy 4 + tc4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề của trường Trung cấp nghề Thủ công mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang (Trang 99)