Tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề của trường Trung cấp nghề Thủ công mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang (Trang 90)

đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của Chuẩn giáo viên dạy nghề

Sau khi đánh giá đội ngũ giáo viên theo Chuẩn, Hiệu trưởng nắm được điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên, mức độ đáp ứng Chuẩn của giáo viên từ đó đưa ra những biện pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ.

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Các yêu cầu nêu trong các tiêu chí, tiêu chuẩn là những yêu cầu cơ bản về năng lực thực hiện nghề dạy học, các mức độ đạt được theo Chuẩn là các mức độ về năng lực nghề nghiệp dạy học. Vì vậy, bồi dưỡng năng lực giáo viên theo Chuẩn giáo viên dạy nghề là một biện pháp bồi dưỡng thiết thực, hiệu quả.

Bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn giáo viên dạy nghề là giúp giáo viên chưa đạt Chuẩn hướng tới đạt Chuẩn và đối với những giáo viên đã đạt Chuẩn thì nâng mức đạt Chuẩn cao hơn. Như vậy đội ngũ giáo viên sẽ ngày càng được củng cố theo Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề giúp nâng cao năng lực cho toàn bộ đội ngũ giáo viên, đây cũng là một trong những mục tiêu của Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp a. Đối tượng bồi dưỡng

Trước khi áp dụng Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề thì việc đào tạo và bồi dưỡng áp dụng cho tất cả giáo viên nhưng đến khi áp dụng Chuẩn vào đào tạo,

bồi dưỡng thì đối tượng đào tạo bồi dưỡng cũng như Luật Viên chức đã nêu trong Điều 33. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức đã được xác định:

- Bồi dưỡng đạt chuẩn nghề nghiệp. - Bồi dưỡng nâng mức chuẩn.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực theo vị trí công việc.

Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.

b. Nội dung bồi dưỡng

- Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghề nghiệp, yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.

- Hình thức đào tạo, bồi dưỡng viên chức gồm:

+ Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý; + Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp;

+ Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.

Việc đào tạo, bồi dưỡng NG, CBQLGD theo Chuẩn nghề nghiệp sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trong Điều 33.

 Về đào tạo: Để đáp ứng được yêu cầu về năng lực nghề nghiệp nêu trong các chuẩn, cần đưa các yêu cầu này vào trong chương trình đào tạo giáo viên, đào tạo CBQL giáo dục để những người được đào tạo đảm bảo được yêu cầu tối thiểu của chuẩn nghề nghiệp.

Hiện nay, trong việc xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo giáo viên THPT đã lồng ghép các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GV THPT; trong khung chuẩn đầu ra chương trình đào tạo sư phạm kỹ thuật trình độ đại học đã lồng ghép các nội dung của chuẩn NVSP GV TCCN.

 Về bồi dưỡng, có nhiều loại chương trình bồi dưỡng, ở đây chúng tôi chỉ giới hạn hai loại chương trình có liên quan đến chuẩn nghề nghiệp:

(i) Chương trình bồi dưỡng cơ bản: Chương trình này được sử dụng để bồi dưỡng cho các đối tượng chưa được đào tạo hay bồi dưỡng về chuẩn nghề nghiệp,

có thể là giáo viên tập sự, CBQL mới được bổ nhiệm, kế cận. Vì vậy, chương trình này gọi là chương trình bồi dưỡng cơ bản hay chương trình bồi dưỡng có tính đào tạo ban đầu. Nội dung của loại chương trình này cần bám sát vào các nội dung của chuẩn nghề nghiệp như:

+ Về lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. + Về đạo đức nghề nghiệp :

+ Bồi dưỡng về năng lực dạy học.

(ii) Chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu và nhu cầu:

Căn cứ vào các tiêu chuẩn, tiêu chí của các chuẩn nghề nghiệp để xây dựng bộ chương trình bồi dưỡng. Trong bộ chương trình này có thể mỗi tiêu chuẩn được xây dựng thành một mô-đun, số mô-đun bằng số các tiêu chuẩn của Chuẩn. Chương trình này phục vụ cho các đối tượng đương chức (Inservice):

- Bồi dưỡng đạt chuẩn đối với những GV, CBQL chưa đạt chuẩn; - Bồi dưỡng nâng mức độ đạt chuẩn: từ mức thấp lên mức cao.

Sau khi đánh giá, xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp, biết rõ được năng lực nghề nghiệp, điểm mạnh, điểm yếu, mỗi GV, CBQL sẽ được yêu cầu đi bồi dưỡng hoặc bản thân GV, CBQL có nhu cầu được bồi dưỡng (tự bồi dưỡng hoặc tự đăng ký tham gia bồi dưỡng).

Phương thức tổ chức bồi dưỡng: - GV, CBQL tự bồi dưỡng;

- Tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của cơ quan quản lý (các Sở, Phòng GD&ĐT tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại GV, CBQL để lên kế hoạch bồi dưỡng, nhất là các GV, CBQL chưa đạt chuẩn) hoặc theo nhu cầu (có tính tự nguyện) của GV, CBQLGD.

Bên cạnh đó cần phải đa dạng hóa loại hình bồi dưỡng như: bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, tự học tập, tự bồi dưỡng cá nhân, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng tại trường, tổ chức hội thảo, hội giảng, thao giảng, thăm quan thực tế, viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu đề tài có hướng dẫn…

(i) Bồi dưỡng ngắn hạn.

Hàng năm nhà trường phải dựa trên kết quả đánh giá và nhu cầu thực tế đội ngũ giáo viên, tập trung khắc phục những điểm yếu của đội ngũ để đáp ứng được

nhu cầu phát triển của nhà trường trong từng năm học, cần tiến hành bồi dưỡng ngắn hạn theo các chuyên đề.

(ii) Bồi dưỡng, đào tạo dài hạn.

Dựa trên cơ sở về nhu cầu số lượng, đối tượng và hình thức bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo dài hạn phải được xây dựng cho nhiều năm. Cần có sự phân loại giáo viên để xác định nhu cầu cần bồi dưỡng cho từng loại.

+ Nâng cao về năng lực chuyên môn, nâng cao chuẩn đào tạo + Nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo nhà trường.

Về bồi dưỡng, đào tạo dài hạn có các đối tượng và nội dung như : + Bồi dưỡng theo chiến lược của nhà trường;

+ Bồi dưỡng theo một chương trình có tính hệ thống ;

+ Bồi dưỡng nâng mức chuẩn giảng viên, giáo viên dạy nghề của đội ngũ giáo viên;

+ Đào tạo nâng chuẩn trình độ đào tạo: đại học và trên đại học… (iii) Tự học, tự bồi dưỡng cá nhân.

Giáo viên xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, về chuyên môn nghiệp vụ. BGH, TTCM hoặc giáo viên cốt cán hướng dẫn giáo viên tự phân tích, tự đánh giá năng lực cá nhân, tư vấn để giúp giáo viên tự tìm ra các vấn đề cần tập trung giải quyết. Vai trò của tác động quản lý thể hiện ở chỗ khẳng định hoặc bổ sung vào những ý kiến tự đánh giá của giáo viên và những vấn đề giáo viên tự lựa chọn. Cần định hướng cho giáo viên lựa chọn các vấn đề thiết thực với hoạt động tự bồi dưỡng.

Tổ chức để giáo viên tự trình bày, chính thức hoá kế hoạch tự bồi dưỡng. tổ chức tốt các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên như: nhóm tự học, phân công theo dõi, giúp đỡ nhau trong nhóm. Sắp xếp thời gian hợp lý để tự học tự bồi dưỡng, chủ động tìm đọc sách báo, tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ, tạo thói quen tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức.

(iv) Bồi dưỡng thường xuyên.

Cử giáo viên giỏi, cốt cán các môn tham gia các lớp tập huấn để tiếp cận thông tin mới, kiến thức mới nhằm sau đó tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên tại trường theo chu kỳ nhất định hàng tháng, hàng quý, hàng năm…

(v) Bồi dưỡng tại trường.

Mời chuyên gia hoặc giáo viên cốt cán của trường giảng để bồi dưỡng cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Tổ chức hội thảo theo tập trung vào các nội dung khoa học mà nhà trường đang nghiên cứu, về tổ chức và quản lý quá trình dạy học, giáo dục chuyên đề như: đổi mới phương pháp, phương tiện dạy- học; quản lý và giáo dục học sinh sẽ giúp cho giáo viên bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng và làm giàu kinh nghiệm dạy học.

Tổ chức hội giảng để giáo viên tự thể hiện đầy đủ năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn của mình, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tìm ra những giáo viên tiêu biểu tài năng, thực sự là những tinh hoa của nhà trường.

Bồi dưỡng thông qua hoạt động của tổ chuyên: Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm. Cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, tạo điều kiện cho giáo viên sáng tạo và học tập kinh nghiệm lẫn nhau, phân công giáo viên có kinh nghiệm, chuyên môn vững kèm cặp giúp đỡ giáo viên còn hạn chế về năng lực, còn thiếu kinh nghiệm trong các hoạt động nghề nghiệp.

Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng liên trường, tổ chức cho giáo viên tham gia giao lưu, đi tham quan các trường trong và ngoài tỉnh để giáo viên học tập các kinh nghiệm, mô hình hoạt động hiệu quả, điển hình.

Tổ chức nghiên cứu khoa học, giúp giáo viên xác định đề tài, xác định đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Hàng năm tổ chức cho giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm hoặc sáng tạo các đồ dùng dạy học. Tạo điều kiện cho giáo viên phát huy những sáng kiến kinh nghiệm, tạo điều kiện về thời gian, vật chất và tinh thần để họ thực hiện công việc này.

Hình thức này nếu khai thác và phát huy tốt sẽ biến quá trình bồi dưỡng trở thành quá trình tự bồi dưỡng.

Sơ đồ 3.3: Hình thức bồi dưỡng giáo viên

Tăng cường các nguồn lực để phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề gồm: nguồn ngân sách nhà nước, đóng góp của người học theo quy định của pháp luật, huy động các nguồn lực xã hội hóa, đầu tư của các tổ chức, cá nhân trên đại bàn và các nguồn hợp pháp khác. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo nguồn lực phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề cho toàn hệ thống (không phân biệt hình thức sở hữu).

Các dự án về dạy nghề vốn ODA, ADB.... phải dành một tỷ lệ kinh phí nhất định để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, nhất là tổ chức cho giáo viên dạy nghề đi rèn luyện kỹ năng, phương pháp giảng dạy ở trong tỉnh, các tỉnh bạn, thậm trí ở các nước tiên tiến có dạy nghề phát triển.

Xây dựng chính sách tài chính ủng hộ giáo viên tham gia học trình độ thạc sĩ, ủng hộ các giáo viên kinh phí tham gia các lớp hội giảng, sinh hoạt chuyên môn định kỳ tại địa phương.

Chỉ đạo việc bồi dưỡng bắt buộc đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn và giáo viên mới về trường gồm: giáo viên chưa đạt chuẩn nâng chuẩn, bồi dưỡng nội dung môn học, quy chế chuyên môn, lý luận dạy học, kỹ năng công tác chủ nhiệm....

3.2.5.3. Mục tiêu cần đạt

+ Các nội dung đào tạo, bồi dưỡng sát yêu cầu chuẩn, phù hợp với các cá nhân và phù hợp với tình hình thực tế của Nhà trường.

Hình thức bồi dƣỡng giáo viên

Bồi dưỡng tại

trường Bồi dưỡng

đào tạo dài hạn Tự học, tự bồi dưỡng cá nhân Bồi dưỡng thường xuyên Bồi dưỡng ngắn hạn

+ 100% giáo viên được tham gia đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của Chuẩn.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề của trường Trung cấp nghề Thủ công mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)