Tạo môi trường và động lực để giáo viên phát huy năng lực nghề

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề của trường Trung cấp nghề Thủ công mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang (Trang 39)

của bản thân

Kết quả đánh giá theo Chuẩn là một căn cứ để xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ giáo viên. Đây là nội dung khá quan trọng trong hoạt động quản lý giáo viên. Bởi vì, mục tiêu của nhà quản lý là hình thành một môi trường mà con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật còn với kiến thức thì quản lý là một khoa học. Vì vậy để quản lý tốt và có hiệu quả trong sử dụng đội ngũ giáo viên, các nhà quản lý giáo dục phải tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển có hiệu quả đó.

Căn cứ vào kết quá đánh giá theo Chuẩn, Hiệu trưởng tạo môi trường và động lực để giáo viên phát huy năng lực nghề nghiệp của bản thân bằng các quyết định về mặt tổ chức như: Đề bạt, thăng chức, bố trí giáo viên có kết quả đánh giá cao vào các vị trí then chốt trong nhà trường…

Đãi ngộ liên quan đến quyết định về lương, phúc lợi và thưởng. Trong bối cảnh hiện nay, thách thức lớn nhất trong lĩnh vực này là làm sao để cải thiện chế độ tiền lương, tạo ra các điều kiện sống và làm việc trong một môi trường tốt cho giáo viên.

Tiểu kết chƣơng 1

Nội dung chương 1 đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận làm cơ sở lý luận cho đề tài, nêu ra một số khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động quản lý, quản lý nguồn nhân lực, quản lý đội ngũ giáo viên và các nội dung quản lý đội ngũ giáo viên theo Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề nhằm làm cơ sở cho phân tích thực trạng và đề ra các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề của trường Trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

THEO CHUẨN GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN DẠY NGHỀ CỦA TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 19-5 BẮC GIANG

2.1. Khái quát tình hình phát triển của Trƣờng Trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang

2.1.1. Đặc điểm tình hình địa phương

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Bắc Giang - Là địa danh lịch sử, xưa thuộc Bộ Vũ Ninh... là trấn thứ tư, trong bốn kinh trấn và đứng đầu phên dậu phía Bắc của quốc gia Đại Việt, có vị trí quân sự trọng yếu gắn liền với chiến thắng Xương Giang vẻ vang, muôn thủa còn truyền ...

Thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Bắc Giang, nằm ở tọa độ 21009’ - 21015’ vĩ độ bắc và 106007’ - 106020’ kinh độ đông; phía Bắc giáp huyện Tân Yên; phía Đông giáp huyện Lạng Giang; phía Nam giáp huyện Yên Dũng; phía Tây giáp huyện Việt Yên; diện tích tự nhiên 66,64 km2, gồm 16 đơn vị hành chính (7 phường, 9 xã); dân số 148.172 nhân khẩu, trong đó khu vực thành thị 70.019, khu vực nông thôn 78.153 (số liệu Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2011) và nhiều các cơ quan Trung ương, quân đội, các cơ quan của tỉnh, doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, ở vị trí trung lộ trên tuyến giao thông huyết mạch (đường bộ, đường sắt liên vận quốc tế) nối Thủ đô Hà Nội với thành phố Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng; ở vào vị trí đầu mối giao thông cấp liên vùng quan trọng: nằm cận kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ 1A cũ và mới, 31, 37, tỉnh lộ 398; các tuyến đường sắt: Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Kép - Hạ Long, Hà Nội - Kép - Thái Nguyên chạy qua; có tuyến đường sông nối thành phố với các trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch lớn như Phả Lại, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử, Hải Phòng; tiếp cận thuận lợi với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng nội địa Gia Lâm, cảng nước sâu Cái Lân, cảng Hải Phòng và các cửa khẩu

quốc tế trên biên giới Lạng Sơn.

Thành phố Bắc Giang trước kia và nay được biết đến với vai trò là một trong những trung tâm lớn của vùng về công nghiệp đạm - hoá chất, công nghiệp may mặc, đồng thời là trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa từ Trung Quốc cho miền Bắc, cũng như là nơi tập kết các sản phẩm nội địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Thành phố có các làng nghề truyền thống như bánh đa Kế, Mỳ Chũ, rượu làng Vân, Bánh đa Thổ Hà và một số làng nghề nhỏ lẻ khác chuyên sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, một số cụm công nghiệp vừa và nhỏ gắn với hệ thống các khu, cụm công nghiệp lớn của tỉnh liền kề thành phố như: Quang Châu, Đình Trám, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng... đó những thuận lợi cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội và đô thị.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế

Với lợi thế về vị trí địa lý, đầu mối giao thông liên vùng, trong những năm qua hoạt động thương mại - dịch vụ thành phố Bắc Giang liên tục phát triển, tiếp cận với nền kinh tế thị trường và thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,5%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2008 đạt 9.153 tỷ đồng. Các loại hình thương mại - dịch vụ ngoài quốc doanh không ngừng tăng, năm 2008 thành phố có 5.779 doanh nghiệp, hộ kinh doanh (tăng 612 cơ sở so năm 2005), với tổng số vốn trên 2.700 tỷ đồng. Hoạt động Tài chính - Ngân hàng và một số ngành dịch vụ: Giao thông - Vận tải, Bưu chính - Viễn thông, các dịch vụ phục vụ phát triển Công nghiệp - TTCN, Nông nghiệp... ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Cơ sơ hạ tầng thương mại, dịch vụ được quan tâm đầu tư; đã xây dựng, đưa vào sử dụng 01 chợ trung tâm (chợ Thương) và 05 chợ khu vực (chợ Kế, chợ Hà Vị, chợ Đa Mai, chợ Tiền Môn và chợ Quán Thành) với tổng vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Các công trình điểm vui chơi, trung tâm thương mại, siêu thị, trụ sở ngân hàng... được đầu tư xây dựng mới, tạo bộ mặt đô thị khang trang và nếp sống văn minh thương mại của người dân thành phố. Sản xuất CN-TTCN tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,05%. Giá trị sản xuất CN-TTCN trên địa bàn năm 2008 đạt 1.150 tỷ đồng, tăng 56% so năm 2005. Đã và đang triển khai 10 cụm và điểm công nghiệp, diện tích 152,3ha (trong đó xây dựng và lấp đầy cụm CN Thọ Xương, cụm CN Dĩnh Kế, cụm

CN số 2 Xương Giang, điểm công nghiệp Dĩnh Kế); thu hút 52 doanh nghiệp vào đầu tư với tổng vốn trên 250 tỷ đồng; ngoài ra đã thu hút 33 doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn thành phố với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng. Ngành nghề truyền thống được quan tâm và phát triển, triển khai xây dựng thương hiệu mỳ Kế (xã Dĩnh Kế). Trong sản xuất nông nghiệp tiếp tục có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích.

Trên cơ sở Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2007 - 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Mục tiêu đặt ra là xây dựng thành phố Bắc Giang phát triển nhanh, có trọng tâm và bền vững, phấn đấu đưa nhịp độ tăng trưởng đạt 19,6%/năm giai đoạn 2006 - 2010; khoảng 17,4%/năm giai đoạn 2011 - 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp và Xây dựng - Nông nghiệp - Thủy sản; đời sống của người dân được nâng cao; kết cấu hạ tầng đô thị từng bước đồng bộ theo hướng văn minh, hiện đại.

2.1.1.3. Về văn hóa - giáo dục

Lĩnh vực văn hóa - xã hội luôn được quan tâm. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được chú trọng theo phương châm 3 hoá (xã hội hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá), tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 91,2%, có 42/52 trường chuẩn Quốc gia (đạt 73%), 16/16 phường, xã đều có trung tâm học tập cộng đồng, chất lượng giáo dục luôn duy trì vị trí tốp đầu của tỉnh. Công tác đào tạo, dạy nghề được quan tâm và có nhiều chuyển biến; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2008 đạt 36,1%. Hiện trên địa bàn thành phố có 8 ngành đào tạo học nghề với 15 trường Trung học chuyên nghiệp; trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề; giáo dục thường xuyên và cao đẳng... mỗi năm có hơn 16.000 học sinh, sinh viên được đào tạo.

2.1.2. Đặc điểm của Nhà trường

Trường Trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang (tiền thân là Trung tâm dạy nghề 19-5 Bắc Giang) được thành lập ngày 28 tháng 10 năm 2009 theo Quyết định của UBND tỉnh. Trường có địa chỉ tại Km 4 - Bãi Bò -Tân Mỹ - TP Bắc Giang - tỉnh Bắc Giang.

Có lợi thế là đi lên từ một trung tâm có lịch sử lâu đời nên những ngày đầu thành lập, trường chỉ có hơn 300 HS theo học ở các nghề, trong đó một nửa là theo học Hệ Cao đẳng nghề kế toán do Nhà trường liên kết đào tạo, cũng vào thời điểm đó Nhà trường chỉ có 17 thầy cố giáo và cán bộ nhân viên. Sau khi thành lập, Nhà trường bắt đầu bước vào việc xây dựng cơ sở vật chất cũng như mua sắm trang thiết bị. Tuy vậy, sau 3 năm thành lập trường, Nhà trường đã và đang đào tạo các nghề theo các nghề đăng ký hoạt động, góp phần đào tạo hàng vạn người lao động có trình độ, hàng ngàn CB có trình độ sơ cấp nghề, Cao đẳng nghề và Đại học.

Mặc dù công việc xây dựng còn đang ngổn ngang theo dự án xây dựng Trường đến năm 2015 nhưng Nhà trường vẫn tiếp tục tuyển sinh và đào tạo các nghề như; Nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu, Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), Mây tre đan xuất khẩu, gốm sứ thủ công... bên cạnh đó, Nhà trường vẫn tiếp tục tuyển và dạy học hệ trung cấp nghề (nghề đi đôi với BTVH). Thực hiện cuộc vận động Hai không với bốn nội dung, cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", thực hiện chủ đề năm học "Tăng cường ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện", trước yêu cầu bức thiết của việc nâng cao trình độ tin học, ứng dụng CNTT vào quản lý, soạn giảng, toàn thể CB quản lý và GV đã tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng ứng dụng CNTT.

Được sự quan tâm, ủng hộ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, của UBND tỉnh cũng như các đơn vị liên quan cùng với sự nỗ lực của đội ngũ CB quản lý và CBGV nhà trường, chất lượng GD toàn diện liên tục tăng, nhất là trong năm 2012: Nhà trường đã đào tạo và cung cấp cho tỉnh trên 1000 lao động có chất lượng tay nghề cao. Năm 2010 Nhà trường bắt đầu đào tạo hệ Trung cấp nghề nên đến nay vẫn chưa có học sinh tốt nghiệp. Từ năm đầu thành lập đến nay, 2 năm liền trường Trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh. Song song với công tác dạy nghề, Nhà trường còn trú trọng đến công tác hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho các học viên của Nhà trường và người lao động bên ngoài có nhu cầu việc làm. Ngoài nhiệm vụ trọng tâm là dạy học những môn văn hóa cơ bản, công tác GD hướng nghiệp, công tác dạy

nghề được đầu tư đúng mức, các phong trào văn hóa, văn nghệ thể thao cũng được quan tâm đẩy mạnh, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú, bổ ích cho HS góp phần đẩy lùi tiêu cực, tệ nạn xã hội. Với những thành tích đã đạt được, nhà trường vinh dự được đón nhận những phần thưởng cao quý:

- Năm 2010: Được nhận bằng khen của Liên minh HTX tỉnh. - Năm 2010: Được nhận bằng khen của Liên minh HTX Việt Nam.

- Năm 2012: Được nhận Huân chương lao động hạng Ba. Bằng khen của Liên minh HTX Việt Nam.

2.1.3. Quy mô, chất lượng đào tạo của Trường Trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang nghệ 19-5 Bắc Giang

2.1.3.1. Quy mô đào tạo

Thừa kế chương trình đào tạo của tiền thân là Trung tâm dạy nghề 19-5 Bắc Giang nên trong năm 2009-2010 Nhà trường vẫn đào tạo sơ cấp nghề tập trung ở một số nghề như: Nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu; Nghiệp vụ kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); dạy nghề cho lao động nông thôn, Sửa chữa máy may công nghiệp; Cơ khí gò hàn; Mây tre đan xuất khẩu và Gốm sứ thủ công. Bên cạnh đó, Nhà trường vẫn tiếp tục liên thông với Trường Cao đẳng nghề VINATEX đào tạo nghề kế toán ở hệ Cao đẳng nghề.

Từ năm 2010 đến nay Nhà trường bắt đầu mở lớp đào tạo hệ Trung cấp nghề (tức vừa đào tạo nghề vừa hoàn thiện hệ BTTH). Tuy nhiên đây là giai đoạn thành lập trường nên CSCV rất bề bộn. Số lượng phòng học ít nên việc bố chí các phòng học lý thuyết và phòng học thực hành gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của Nhà trường.

2.1.3.2. Chất lượng

Vì tính chất của đào tạo sơ cấp nghề nên việc đánh giá chất lượng là rất khó khăn. Tuy nhiên, theo đánh giá phản ảnh của các DN, CSSX trong tỉnh thì chất lượng tay nghề của học viên khi ra trường được nhận vào làm tại các công ty, nhà máy, CSSX là đạt yêu cầu.

Riêng đối với hệ Trung cấp nghề thì việc đánh giá chất lượng được thực hiện thường xuyên hàng tuần, tháng, học kỳ, cả năm. Hiện tại Nhà trường đang áp dụng việc đánh giá chất lượng học sinh giống như hệ THPT.

2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên của Trƣờng Trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang

2.2.1. Về số lượng

Trường Trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang mới được thành lập từ năm 2009 nên số lượng giáo viên còn hạn chế. Tiền thân của Trường là Trung tâm dạy nghề 19-5 Bắc giang nên hầu hết đội ngũ cán bộ đều được giữ lại khi lên Trường. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của Trường khác với cơ chế hoạt động của Trung tâm dạy nghề nên có nhiều giáo viên không đúng chuyên môn đã được cho nghỉ chế độ hoặc chuyển sang đơn vị khác, bước đầu cán bộ giáo viên chưa bắt kịp, cán bộ quản lý phải thay đổi bởi chế độ lãnh đạo của Trường là Hiệu trưởng khác với Trung tâm là Giám đốc, đây cũng chính là khó khăn lớn nhất đối với tập thể lãnh đạo và cán bộ Nhà Trường.

Cũng như các trường nghề khác trong tỉnh, trường Trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang cũng đang dần hoàn thiện đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Một trong những biện pháp đang được áp dụng rộng dãi và được đánh giá là có hiệu quả đó là biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề. Trên thực tế, trường trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang cũng đã áp dụng biện pháp này tuy nhiên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề của trường Trung cấp nghề Thủ công mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)